Những giải pháp huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 – 2020

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 92 - 105)

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH

3.5. Phương hướng và giải pháp huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 – 2020

3.5.3. Những giải pháp huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 – 2020

3.5.3.1. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động

+ Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:

- Vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn, như chương trình 135; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề nông thôn,... việc lồng ghép các nguồn vồn được thực hiện từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển;

- Có thể lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện một công trình (mỗi một nguồn vốn thực hiện một hợp phần của công trình), quá trình thực hiện lồng ghép nguồn vốn phải đảm bảo các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ riêng của các chương trình, dự án và phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM; ưu tiên các tiêu chí cần tập chung hoàn thành sớm để phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân;

+ Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp của chương trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ.

Căn cứ quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã được UBND cấp huyện, thành phố phê duyệt; UBND cấp xã xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm xác định cụ thể danh mục đầu tư, công việc phải làm theo

thứ tự ưu tiên, phân rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện: Loại công trình do vốn ngân sách đảm nhiệm 100%, loại công trình được hỗ trợ một phần; loại công việc do dân, cộng đồng dân cư tự làm để báo cáo UBND cấp huyện, thành phố tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để phân bổ vốn lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn của các chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, đồng thời huy động nguồn lực của địa phương theo phân cấp ngân sách.

+ Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;

+ Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

Thực hiện xã hội hoá các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chợ nông thôn và công trình thu gom, xử lý rác thải nhằm thu hồi vốn ngân sách và giảm tải đầu tư công cho lĩnh vực này. Có chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã nông thôn mới theo quy định tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (đất đai, vốn, công nghệ, thuế, ...)

+ Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, được huy động bằng nhiều hình thức, như: bằng tiền, công lao động, nguyên nhiên vật liệu và hiến đất; đa dạng phương thức

đóng góp: Tuỳ theo từng loại công trình cụ thể mà tỷ lệ đóng góp cho phù hợp, công bằng như: Công trình nước sạch có thể chia theo đầu hộ, làm đường giao thông nông thôn có thể chia theo đầu khẩu, kiên cố hoá kênh mương chia theo đầu diện tích ... Khuyến khích hình thức đóng góp đất gắn với dồn điền đổi thửa tạo quỹ đất chung cho xã xây dựng các công trình công ích và đấu giá tạo vốn theo quy định.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng

Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ- CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Cải cách thủ tục cho vay đơn giản, thực hiện nghiêm túc Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính phủ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn. Ưu tiến vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX nông nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất. Thực hiện tốt liên kết 04 nhà để doanh nghiệp ký hợp đồng ứng trước giống, vật tư cho nông dân sản xuất và xây dựng các công trình phúc lợi như: Giống cây, giống con, bán chậm trả như: phân bón, xi măng, ...

+ Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, con em quê hương thành đạt tài trợ xây dựng quê hương. Bằng việc vận động, phát động phong trào để huy động mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đóng góp bằng tiền mỗi quỹ một ngày lương để ủng hộ các xã xây dựng nông thôn mới.

3.5.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Các cơ chế chính sách cần được ban hành kịp thời phù hợp với từng xã trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về huy động

các nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới và lấy ý kiến của nhân dân, cộng đồng dân cư trước khi ban hành.

- Để thu hút được vốn đầu tư cần rà soát lại các văn bản, quy định có liên quan đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài như lĩnh vực cấp phép đầu tư có điều kiện, lĩnh vực yêu cầu phải xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định, các lĩnh vực mới cho phép làm thí điểm như kinh doanh khu vui chơi.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, đơn giản các thủ tục giấy tờ, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh chống tiêu cực trong tất cả các khâu: cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng và giao quyền sử dụng đất, thuê lao động... để thu hút nhà đầu tư đến với tỉnh.

- Có cơ chế thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Có chính sách xã hội hóa đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhằm huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhân dân, cộng đồng.

- Có cơ chế hỗ trợ để nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển sản xuất.

3.5.3.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động

- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ: (1) Đây là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn, không phải là một dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; (2) Xây dựng nông thôn mới phải do cộng đồng dân cư làm chủ, người dân phải là chủ, huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới thành công và bền vững.

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy muốn xây dựng thành công nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân. Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân. Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xây dựng làng văn hoá. Việc xây dựng làng văn hoá, nhà văn hoá phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục - y tế.

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 03-NQ/TW về đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Tăng cường công tác thông tin để người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chủ thể là người dân, nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ một phần nhằm phát triển nông thôn toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

- Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựng Nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Chú trọng đến việc thay đổi các hình thức tuyên truyền, như việc biên soạn tài liệu hỏi đáp tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới, các mẩu chuyện, các kịch bản nói về những tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng nông thôn mới...

- Nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy nội lực, tự lực, tự cường và trách nhiệm cao của cộng đồng dân cư nông thôn; chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phong trào “tỉnh Hòa Bình chung tay xây dựng nông thôn mới” biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào xây dưng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực của người dân, cộng đồng thôn, bản, tạo sự đồng thuận xã hội cao để thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình đề ra.

3.5.3.4. Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư

- Phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Giai đoạn đầu bước vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến xã đều lúng túng vì chưa được trang bị kiến thức về xây dựng nông thôn mới. Sau quá trình triển khai họ đều thấy cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới như: Nội dung, trình tự các bước tiến hành, vai trò chủ thể và cách thức để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể; phương pháp xây dựng đề án; phương pháp xây dựng và quản lý quy hoạch; cơ chế động viên nguồn lực, quản lý tài chính, quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán... Do đó, ngay khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới cần khẩn trương tập huấn, bồi dưỡng thật kỹ những nội dung trên cho đội ngũ cán bộ vận hành chương trình từ tỉnh đến huyện, nhất là cán bộ cơ sở.

- Xây dựng nông thôn mới cấp xã phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh dập khuôn, máy móc. Kinh nghiệm từ các xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh đã khẳng định, xây dựng nông thôn mới phải dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia để định hướng hành động và là thước đo để đánh giá kết quả. Tuy nhiên. trong xây dựng đề án, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và nhu cầu thiết thực của người dân để lựa chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, mức độ đến đâu cho phù hợp. Phải tạo điều kiện để mỗi địa

phương tự chủ trong xác định nhu cầu thiết thực và việc phân bổ nguồn lực cũng tập trung ưu tiên hơn cho các nhu cầu thiết thực này.

- Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết TW 3 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới tư duy về quản lý đầu tư; Chỉ được Quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành XDCB và các dự án đầu tư: Các Sở chuyên ngành, UBND các cấp phải phân công lãnh đạo tập trung chỉ đạo chủ đầu tư quản lý công trình, làm hồ sơ giải ngân và thực hiện quyết toán kịp thời; Quán triệt Nghị quyết TW 3 và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Huyện ủy về phòng chống thất thoát, tham nhũng trong hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Mặt khác cần tích cực đôn đốc thực hiện các công trình XDCB.

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư và chính sách phát triển đồng bộ với quản lý; Khắc phục tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan: Các ngành, các cấp rà soát lại quy hoạch gắn tái cơ cấu nền kinh tế. Tăng cường kỷ cương trong đầu tư công. Kiên quyết khắc phục tình trạng quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối. Bố trí nguồn lực trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí đã duyệt và đúng đối tượng đã xác định; Khắc phục tình trạng phân bổ nguồn lực dàn trải, sai đối tượng, cơ cấu nguồn vốn đã được xác định trong chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

3.5.3.5. Giải pháp về công tác lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác huy động các nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, hỗ trợ đầu tư cụ thể.

Đối với những công trình nhận được sự hỗ trợ 100% và >50% từ NSNN thì cần xây dựng kế hoạch thực hiện và giải ngân theo đúng tiến độ kế hoạch. Điều

này sẽ làm nền tảng để thực hiện hiệu quả việc huy động vốn từ các đối tượng khác ngoài NSNN, như vây người dân sẽ thấy được kết quả bước đầu từ kết quả của chương trình mang lại, thấy được sự quan tâm của Nhà nước đến việc phát triển các vùng nông thôn; và giá trị sử dụng của các công trình hoàn thành này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các công trình khác, cần lập kế hoạch xây dựng chi tiết các nguồn vốn cần huy động từ các đối tượng trên địa bàn. Sau đó xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực tài chính đã đặt ra. Điều này sẽ tạo ra sự chủ động trong việc quản lý được các nguồn vốn của địa phương một cách chặt chẽ, công khai.

- Cần tập trung chỉ đạo ưu tiên hoàn thành các công trình mang tính cộng đồng. Thực tế cho thấy, trong hàng loạt các hạng mục đầu tư của chương trình XDNTM có một số công trình hết sức thiết yếu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân, đến hoạt động của các doanh nghiệp địa phương và dễ gây ra những bức xúc trong cộng đồng như: hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống điện, vấn đề quản lý rác thải, vệ sinh môi trường, vấn đề an ninh trật tự...

Để thu hút được sự tham gia đóng góp của các tầng lớp dân cư trong chương trình XDNTM cần đặt trọng tâm ưu tiên đầu tư và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Những kết quả thực hiện các hạng mục này sẽ làm cho họ thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý thức được vai trò của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM của địa phương của chính mình.

- Xây dựng kế hoạch và huy động nguồn lực thực hiện chương trình XDNTM phải đảm bảo các quy trình, quy định và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Khi xây dựng kế hoạch huy động vốn thì phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Danh mục công trình, dự án dự kiến ưu tiên đầu tư phải có trong danh

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)