Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2. Cơ sở thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Kinh nghiệm trong nước

Sau 5 năm triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM toàn tỉnh Ninh Bình đạt 17.095 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn từ nguồn ngân sách nhà nước: 6.105 tỷ đồng, chiếm 35,7% gồm:

vốn trực tiếp là 2.281 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh 531 tỷ đồng); Vốn lồng ghép là 2.085 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng 3.417 tỷ đồng, chiếm 20%;

- Vốn doanh nghiệp: 1.128 tỷ đồng, chiếm 6,6%;

- Vốn nhân dân là 6.085 tỷ đồng chiếm 35,6%, (trong đó nhân dân đóng góp bằng tiến, bằng đất, bằng công lao động quy ra là 4.015 tỷ đồng, chiếm 23%).

- Vốn khác 360 tỷ đồng chiếm 2,1%. Góp 10.810 nghìn ngày công, hiến đất 1.121,78ha (trong đó góp đất làm đường GTNT 127 ha).

Để có được kết quả trên tỉnh Ninh Bình cũng đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, giúp thu nhập người dân gia tăng đáng kể từ mức 15,3 triệu đồng/người/năm lên trên 24 triệu đồng/người/năm vào năm 2015.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 33,6%

số xã trong tỉnh. Bình quân mỗi xã tăng được 7,9 tiêu chí nông thôn mới mỗi năm, không có xã nào dưới 7 tiêu chí.

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả ấn tượng nhưng tỉnh Ninh Bình cũng nhìn nhận quá trình xây dựng nông thôn mới vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là việc xây dựng nông thôn mới còn chưa đồng đều giữa các vùng, các xã. Xây dựng nông thôn mới đang coi trọng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, còn nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường chuyển biến còn chậm. Việc huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới và việc lồng ghép gắn kết các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững còn hạn chế. Tiếp tục vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách chung có lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng đóng góp của người dân. Đây sẽ là các vấn đề tỉnh Ninh Bình tập trung khắc phục trong giai đoạn 2016-2020.

1.2.1.2. Tỉnh Vĩnh Phúc

Trong 5 năm xây dựng nông thôn mới (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc đã huy động được 20.622, tỷ đồng, trong đó:

- Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân): 5.678,0 tỷ đồng chiếm 27,53%.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp: 1.146,7 tỷ đồng chiếm 5,56%.

- Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại): 6.454 tỷ đồng chiếm 31,3%

- Vốn ngân sách (ngân sách TW và ngân sách địa phương):6.884,8 tỷ đồng, chiếm 33,39% (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ: 67 tỷ đồng).

- Nguồn vốn hợp pháp khác: 458,4 tỷ đồng, chiếm 2,22%.

Kết quả đến hết năm 2015, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ ba toàn quốc trong xây dựng nông thôn mới với 68 xã đạt chuẩn, chiếm gần 61% số xã trong toàn tỉnh.

Các chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển sản xuất được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể; bộ mặt nông thôn ở Vĩnh Phúc có nhiều đổi mới, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu có sự dịch chuyển tích cực; sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần người dân từng bước được nâng lên. Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,71%; hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng: 100% số xã đã hoàn thành việc quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch NTM; 100% đường liên xã; 92%

đường trục xã; 83,9% đường trục thôn, ngõ, xóm và 54,9% đường giao thông nội đồng được cứng hoá; 100% kênh loại I, II được kiên cố hoá vào năm 2013 và đến nay có 90,2% kênh loại III được kiên cố hoá, trên 300 công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập, đê điều được cải tạo nâng cấp; Hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, hạ tầng kỹ thuật

viễn thông đạt tiêu chí quốc gia, sóng viễn thông được phủ 100% diện tích toàn tỉnh; Cải tạo nâng cấp 51/97 chợ nông thôn. Trong đó 44 chợ hoàn thành đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hoá phục vụ đời sống nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá được triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ và nhân dân được quan tâm. Trong 5 năm qua, có 71,8% số thôn đạt văn hoá 5 năm liên tục. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu đã có hiệu quả;

tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động. Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế tăng qua các năm, năm 2015 ước đạt 72,5%; có 85% người nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thu nhập của người dân nông thôn năm sau cao hơn năm trước, đến nay, ước đạt trên 28 triệu đồng/người/năm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt kết quả tốt. Hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

1.2.1.3. Huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

Sau 5 năm triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lâm Thao đã có 10/12 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã còn lại cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (là huyện đầu tiên của tỉnh Phủ Thọ được Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới năm 2015). Bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên, Nét nổi bật trong phong trào xây dựng NTM của huyện Lâm Thao là vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong huy động sức dân.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của TW và của UBND tỉnh, huyện Lâm Thao đã thể chế thực hiện kịp thời, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình. Huyện đã tập trung xây dựng và hoàn thành đề án quy hoạch

của 12 xã ngay từ năm 2011. Đồng thời lựa chọn lộ trình cho từng xã; lựa chọn danh mục dự án, chương trình để ưu tiên bố trí vốn tập trung đầu tư, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí đồng bộ, đạt chuẩn theo quy định.

Trong 5 năm, toàn huyện đã huy động được trên 520 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 6,4%; vốn doanh nghiệp chiếm 25,8%;

vốn đầu tư và đóng góp của nhân dân chiếm 25,2%, còn lại là vốn HTX, doanh nghiệp và vốn vay.

Trong quá trình huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới huyện lâm Thao cho thấy, Huyện đã có sự cải thiện tích cực về việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện chương trình. Việc lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách cấp trực tiếp cho chương trình và các chương trình mục tiêu quốc gia khác đang thực hiện trên địa bàn ngày càng đạt hiệu quả cao. Các chương trình có sự hỗ trợ nhất định cho nhau làm cho mức chi phí cho các chương trình sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết đã tham gia đóng góp vào quá trình thực hiện chương trình.

Doanh nghiệp đã tích cực giúp đỡ và hỗ trợ các địa phương triển khai chương trình XDNTM dưới nhiều hình thức như: ủng hộ về tinh thần và vật chất; đầu tư trực tiếp về nông thôn; cam kết sử dụng lao động; giúp nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… Các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn vay vốn để phát triển sản xuất như: vay với lãi suất thấp, thời gian dài, vay không thế chấp,…

ngân hàng cũng đã triển khai nhiều chương trình về an sinh xã hội, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội như đường giao thông, trường học, trạm tế, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở hộ nghèo…

Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình XDNTM huyện Lâm Thao còn gặp nhiều khó khăn. Các xã trên địa bàn chưa tận dụng và huy động được mọi khả năng đóng góp của các đối tượng có

liên quan trên địa bàn. Sự đóng góp của người dân mới chỉ tập trung vào một số nhóm đối tượng, chủ yếu là nhóm các hộ có thu nhập cao. Công tác tuyên truyên vận động chưa thực sự có hiệu quả đối với mọi người dân trong vùng.

Đối với một bộ phận cán bộ còn chưa nhận thức đúng về vai trò chủ đạo của người dân và một số nội dung khác của chương trình. Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các nội dung còn chưa hiệu quả, đặc biệt các nguồn vốn từ NSNN, các thủ tục thanh toán còn chậm, chưa ghi nhận hết sự đóng góp của cộng đồng vào chương trình. Việc xây dựng kế hoạch cụ thể, tổng hợp về nguồn vốn cho thực hiện chương trình còn chưa thực hiện chi tiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)