Tổ chức các hoạt động triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 59 - 63)

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH

3.1. Thực trạng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

3.1.3. Tổ chức các hoạt động triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

3.1.3.1. Công tác tuyên truyền vận động

Xác định được mục tiêu, chiến lược quan trọng của chương trình, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tích cực chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tập trung cao, quyết liệt cho công tác tuyên truyền, Phong trào ”Tỉnh Hòa bình chung tay xây dựng nông thôn mới”

được đông đảo các tầng lợp nhân dân tham gia; với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mặt trận tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các sở ban ngành, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong 5 năm, đã có hàng ngàn tin, bài về xây dựng nông thôn mới (trong đó Báo Hòa Bình đã đăng tải trên 1000 bài; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, truyền hình, truyền thanh các huyện, thành phố cũng đã phát trên 2500 bản tin, phóng sự,..); 78.672 tờ rơi, tờ gấp; 10.462 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới; xây dựng trang thông tin điện tử với hàng triệu lượt người truy cập; tổ chức nhiều cuộc đối thoại, hội thảo, hội thi, sân khấu hóa… về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; đã xây dựng 152 biển pa nô, 865 băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; tổ chức 690 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật về nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới với 15.776 ngàn lượt người dân nông thôn tham gia; thường xuyên duy trì chuyên trang về xây dựng nông thôn mới trên Báo Hòa Bình, mỗi tháng 02 kỳ; chuyên mục xây dựng nông thôn mới trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, mỗi tháng phát 02 lần;

Tổ chức các cuộc thi viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây

dựng nông thôn mới trên báo Hòa Bình đã thu hút đông đảo các cán bộ và nhân dân trong tỉnh tham gia.

3.1.3.2. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Trên cơ sở Bộ tiêu chí Quốc gia và chính sách của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa các quy định bằng việc ban hành các chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, như:

- Tỉnh ủy đã ban hành 05 Nghị quyết; 01 Chỉ thị và nhiều văn bản chỉ đạo khác trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân;

đặc biệt là Nghị quyết chuyên đề số 02 - NQ/TU ngày 07/6/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020.

- Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 13 Nghị quyết về quy hoạch, kế hoạch, đề án, chính sách trong đó có nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, như: Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012, thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 97/2014/NQ-HĐND ngày 16/7/2014 về việc Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020.

- Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh: Để triển khai thực hiện chương trình theo Quyết định của Chính phủ; chủ trương, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 800 tỉnh đã ban hành trên 320 văn bản, gồm các Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn, Hướng dẫn, Báo cáo.

Kết quả cho thấy, việc vận dụng ban hành các Nghị quyết, Quyết định về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo được xây dựng, bổ sung, điều chỉnh khá đồng bộ, đầy đủ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đồng thời đã cơ bản tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và khuyến kích thúc đẩy thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của tỉnh đã được

ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho cán bộ bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo chương trình các cấp.

3.1.3.3. Tổ chức đánh giá định kỳ

- Cùng với việc ban hành các văn bản, định kỳ 3 tháng, 6 tháng, cuối năm đều tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết chương trình; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo, Sở NN&PTNT, Văn phòng điều phối tỉnh, thường xuyên đi kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc, nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại địa phương đồng thời động viên đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch; công tác giải ngân nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2014, 2015; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, hợp tác xã tại các huyện, thành phố và tại các xã trên địa bàn.

- Đối với các huyện, thành phố và các xã trong tỉnh: Để triển khai thực hiện các nội dung trong chương trình theo Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, Đề án, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, trong 5 năm qua các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã ban hành trên 4.500 văn bản gồm các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, Công văn, Hướng dẫn, Báo cáo.

3.1.3.4. Đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Văn phòng điều phối tỉnh đã phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Trường cán bộ quản lý NN&PTNT I- Hà Nội, Trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ tổ chức biên soạn các bộ tài liệu để tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ thực hiện chương trình ở cấp huyện và cấp xã, gồm các bộ tài liệu về hướng dẫn quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn về công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm, 5 năm xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; hướng dẫn quản lý xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Trong 5 năm qua được sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 800 tỉnh, Văn phòng điều phối tỉnh, Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố đã tổ chức 176 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới các cấp, (Văn phòng điều phối tỉnh tổ chức 43 lớp; Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức 133 lớp) đã có hơn 7.000 lượt học viên tham gia (đạt 95% số cán bộ các cấp tham gia thực hiện chương trình), kết hợp cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại lớp, Ban tổ chức lớp đã tổ chức cho các học viên được đi tham quan học tập kinh nghiệm đến những địa phương đã làm và có kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm của tỉnh và một số xã của tỉnh bạn như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Nam Định, Thái Bình.

Việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua đã được các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện; Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng có sự đổi mới, cơ bản phù hợp với yêu cầu thực tế xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nông thôn mới các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp đặc biệt là cấp xã đã từng bước hoàn thiện, trang bị, cập nhật thêm thông tin, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy thêm kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu và đã có đóng góp quan trọng trong việc đạt được những kết quả, thành tựu xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Tuy nhiên, công tác phối hợp trong triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến số lượng cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt chỉ tiêu đề ra; một số cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự phù hợp với vị trí việc làm, vừa tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nông thôn mới lại chuyển đơn vị hoặc công việc khác,…

3.1.3.5. Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, bài bản ngay từ cuối năm 2010, tất cả các xã trong tỉnh đều đã được

hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác lập quy hoạch; Kết quả đến hết năm 2012 đã có 191/191 xã phê duyệt xong quy hoạch chung (đạt 100%); đến 31/12/2013 có 167/191 xã đã phê duyệt xong quy hoạch chi tiết khu trung tâm (đạt 87,43%) và đến nay có 83/191 xã đã hoàn thành việc cắm mốc quy hoạch xây dựng nông thôn mới (đạt 43,46%) và ban hành quy chế quản lý quy hoạch.

Nhìn chung, công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở xã đã cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, tuy nhiên về chất lượng quy hoạch ở một số xã vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu tầm nhìn quy hoạch đề ra. Nguyên nhân do: đội ngũ tư vấn quy hoạch nông thôn mới ở tỉnh còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là quy hoạch về sản xuất; năng lực cán bộ xã tham gia với vai trò là chủ thể còn hạn chế; việc lấy ý kiến tham gia của người dân và cộng đồng dân cư còn chưa nhiều và chưa được rộng rãi.

3.1.3.6. Lập đề án xây dựng nông thôn mới

- Cấp tỉnh: Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 đã hoàn thành và được Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt từ năm 2012.

- Cấp huyện: 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành và được phê duyệt (đạt 100% kế hoạch).

- Cấp xã: 191/191 xã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới (đạt 100% kế hoạch).

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)