Tổ chức quản lý các nguồn vốn huy động cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 79 - 83)

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH

3.2. Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

3.2.3. Tổ chức quản lý các nguồn vốn huy động cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

3.2.3.1. Tổ chức quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước

Để huy động vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước đòi hỏi địa phương phải lập kế hoạch vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình. Công tác lập kế hoạch vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới được điạ phương chấp hành nghiêm túc các quy định. Đối với cấp Xã căn cứ vào quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới, nhu cầu thực tế và trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư trong xã.

Gồm các nội dung sau: Xác định danh mục các công trình xây dựng, địa điểm xây dựng, thời gian khởi công và hoàn thành, dự toán kinh phí đầu tư, nguồn vốn đầu tư, giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho từng công trình. Đặc biệt là những công trình huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

UBND các xã căn cứ vào nguồn lực huy động cho Chương trình năm trước, khả năng thực hiện kế hoạch gửi huyện, rồi gửi lên tỉnh. Cấp tỉnh, huyện dựa trên kế hoạch đăng ký của các xã, cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ

các xã lập kế hoạch chi tiết cho từng năm, cho từng công trình và từng nội dung cụ thể.

Đối với vốn trực tiếp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo tỉnh căn cứ kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2020, kết quả thực hiện Chương trình năm trước, tình hình thực tế tại địa phương và quan điểm, định hướng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để xác định nội dung thực hiện trong năm, từ đó xây dựng kế hoạch và trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định nội dung thực hiện.

Đối với nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, căn cứ vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm kế hoạch, các đơn vị được UBND các tỉnh phân công quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát và lựa chọn danh mục dự án đầu tư thuộc các dự án thành phần của từng Chương trình mục tiêu quốc gia dự kiến thực hiện gửi Sở KH&ĐT để tổng hợp, xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo các Cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia cấp trên.

Khi xây dựng dự toán địa phương căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ để xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều biến động về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho các xã. Các xã xây dựng kế hoạch vốn cụ thể nhu cầu vốn hàng năm và phương án sử dụng các nguồn vốn đó và báo cáo về huyện và tỉnh. Theo kết quả khảo sát 10 cán bộ làm công tác quản lý tài chính có liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh cho rằng công tác lập kế hoạch đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở địa phương được thực hiện dựa vào các yếu tố:

(1) ý kiến và nhu cầu của người dân để xây dựng.

(2) Từ cuộc họp các ban ngành địa phương.

(3) Dựa vào kế hoạch từ cấp trên để tiến hành xây dựng kế hoạch.

Tuy nhiên, chủ yếu là căn cứ vào ý kiến và nhu cầu của người dân.

Trên cơ sở nguồn vốn được cấp, tỉnh tiến hành cấp phát vốn cho chương trình theo đúng quy định cấp phát và mục đích sử dụng của từng loại vốn.

- Đối với vốn Trái phiếu Chính phủ được cấp phát cụ thể như sau: Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã cung cấp cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh thông qua UBND huyện: Quyết định phân bổ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ (chi tiết đến từng công trình); quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và gửi Mã dự án đầu tư cho Sở Tài chính (có thể qua Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện). Khi đủ các loại hồ sơ đó Sở Tài chính thực hiện nhập dự toán vào hệ thống TABMIS theo quy định. Căn cứ vào số dư dự toán vốn Trái phiếu Chính phủ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã trực tiếp làm thủ tục tạm ứng hoặc thanh toán vốn tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo đúng quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đối với vốn Ngân sách Trung ương, tỉnh cấp phát vốn cho các địa phương: Nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp cho các địa phương thông qua hình thức chi bổ sung có mục tiêu (qua ngân sách cấp huyện).

3.2.3.2. Tổ chức quản lý các khoản đóng góp từ ngoài ngân sách nhà nước.

Các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức trên địa bàn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã đều do các đối tượng đóng góp bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số, UBND các xã đứng ra tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân theo quy định của Quy chế về hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn khu vực nông thôn, đồng bằng và miền núi.

Sau khi được HĐND xã và đa số nhân dân trên địa bàn nhất trí về chủ trương đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cơ sở của xã. UBND xã tổ chức thực hiện chủ trương đầu tư đó. Tuy nhiên, chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường và phù hợp với nội dung của chương trình XDNTM ở địa phương.

Các khoản đóng góp tự nguyện của các đối tượng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của xã được sử dụng đúng mục đích huy động, nguồn huy động cho công trình nào phải đầu tư cho công trình đó. Khi xác định mức đóng góp các địa phương dựa trên thu nhập bình quân và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mức đóng góp tối đa theo quy định.

Các bước thực hiện khi huy động và sử dụng nguồn lực huy động được từ các đối tượng ngoài ngân sách Nhà nước xây dựng nông thôn mới:

Bước 1: UBND các xã lập chi tiết dự toán công trình và ước tính các khoản chi phí. Sau đó tổ chức họp và xin ý kiến của người dân về từng nội dung, các khoản đóng góp, mức đóng góp từ các đối tượng trên cơ sở công khai, minh bạch.

Bước 2: Xác định những đối tượng sẽ huy động để đóng góp, số lượng là bao nhiêu, biện pháp huy động là gì?. Việc xác định mức quy đổi các khoản đóng góp bằng hiện vật, ngày công lao động ra tiền phải căn cứ vào mức giá quy đổi đã được nhân dân bàn bạc, nhất trí hoặc thông qua HĐND xã quyết định và lập sổ kế toán để theo dõi riêng.

Bước 3: Căn cứ vào chủ trương và mức huy động đã được phê duyệt, Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn phối hợp với các cán bộ đoàn thể tại các thôn để tổ chức vận động người dân và các tổ chức trên địa bàn tham gia theo thời gian lao động do xã ấn định trên cơ sở mức đóng góp của từng lao động. Với những đối tượng đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật, xã thông qua

Trưởng thôn có trách nhiệm thông báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm đóng góp, mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động.

Bước 4: Ban Tài chính xã thu các khoản đóng góp này; thực hiện công tác kế toán quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành. Sau đó, sử dụng khoản đóng góp cho việc thuê lao động là người địa phương để hoàn thành công trình.

Bước 5: Sau khi kết thúc thi công công trình, UBND xã quyết toán việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các tổ chức cho đầu tư xây dựng công trình theo đúng kế hoạch xây dựng từ ban đầu và đảm bảo quy định của Nhà nước.

Trong quá trình xây dựng một số công trình, việc huy động nguồn vốn cho thực hiện các công trình nếu thừa so với kế hoạch thì chuyển tiếp sang để thực hiện xây dựng các công trình khác ở địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển vốn cho công trình nào thì phải đưa ra bàn bạc và được sự đồng ý của các đối tượng hoặc đại diện của các đối tượng đóng góp theo số đông.

Sau khi quyết toán công trình, UBND xã lập báo cáo quyết toán tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để báo cáo lên huyện và công bố công khai cho nhân dân biết.

3.3. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)