Thực trạng huy động các nguồn tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa bình

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 63 - 68)

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HOÀ BÌNH

3.2. Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình

3.2.1. Thực trạng huy động các nguồn tài chính cho chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa bình

Kết quả huy động vốn từ các nguồn phục vụ xây dựng nông thôn mới thể hiện trên Bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp các nguồn vốn huy động phục vụ xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình từ năm 2011 đến 2015

TT Nội dung Đơn vị

tính Tổng

Phân theo nguồn vốn Vốn huy

động từ ngân sách

Vốn huy động từ nhân dân, cộng

đồng, doanh nghiệp, khác

Vốn huy động từ tín dụng 1 Kết quả thực

hiện Tr. đồng 9.773.677 5.671.276 2.402.424 1.699.977

2 Tỷ trọng % 100 58,0 24,6 17,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình huy động nguồn lực XD NTM giai đoạn 2011-2015 của UBND tỉnh Hòa Bình) Kết quả trên Bảng 3.1 cho thấy, nguồn vốn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đang dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động từ ngân sách Nhà nước chiếm 58%, nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng ít (17,4%). Ngoài ra còn nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nguồn vốn khác chiếm khoảng 24,6%, trong đó chủ yếu vốn từ cộng đồng dân cư là 1.733.589 triệu đồng.

3.2.1.1. Đối với vốn từ ngân sách Nhà nước

Nguồn huy động bao gồm từ Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tổng hợp chi tiết vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

2011 2012 2013 2014 2015

TỔNG SỐ 1.103.222 1.558.764 2.163.267 2.528.229 2.420.195

I Ngân sách TW 28.038 33.952 32.079 131.795 141.500

1 Trái phiếu Chính phủ 122.000 126.000

2 Đầu tư phát triển 3.000 14.852 17.479

3 Sự nghiệp kinh tế 25.038 19.100 14.600 9.795 15.500

II Ngân sách ĐP 1.100 0 0 0 0

1 Tỉnh 1.100

2 Huyện

3 Xã

III Vốn lồng ghép 736.010 836.915 898.723 1.131.164 1.700.000

Nguồn: Báo cáo XDNTM tỉnh Hòa Bình Qua bảng 3.2 ta thấy, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp cho chương trình xây dựng nông thôn mới bao gồm nguồn vốn từ ngân sách trung ương cấp trực tiếp cho chương trình và nguồn vốn trực tiếp từ ngân sách địa phương. Vốn ngân sách nhà nước trực tiếp cho Chương trình nông thôn mới là: 367.364 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 3,8 % (gồm vốn Trái phiếu Chính phủ là 248 tỷ; vốn đầu tư phát triển là 35,33 tỷ đồng; vốn sự nghiệp phát triển là 85,13 tỷ đồng).

- Vốn lồng ghép: 5.302.812 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 54,3%;

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương đầu tư cho nông thôn mới do Trung ương quản lý rất hạn chế, được cấp (hỗ trợ) cho các địa phương dưới 2 hình thức:

Hình thức 1: Nhà nước cấp trực tiếp nguồn vốn cho chương trình này theo kế hoạch. Nguồn lực từ Ngân sách này được phân bổ theo kế hoạch đầu tư cụ thể do các địa phương đề nghị để thực hiện các nội dung của chương trình. Một số địa phương được cấp vật tư, thiết bị để xây dựng nông thôn mới.

Đây là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho CTXDNTM tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên nguồn này không ổn định cả về số lượng nguồn và cơ cấu vốn từ mỗi nguồn. Trong năm 2014 ngân sách trung ương cấp cho chương trình bao gồm nguồn vốn từ Trái phiếu chính phủ cho chương trình kéo dài từ năm 2014 – 2016. Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 bố trí để đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã theo đúng mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn vốn này được dùng chủ yếu để thực hiện các công trình hạ tầng ở các địa phương như:

Đường giao thông, nhà văn hóa.... Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phải hạch toán chi ngân sách trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh tỉnh phân bổ cho từng xã. Sở Tài chính trực tiếp nhập dự toán cho từng nội dung thực hiện của xã.

Hình 3.1: Các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho CTXDNTM Hình thức 2: Nguồn đầu tư xây dựng nông thôn mới được lồng ghép trong các chương trình mục tiêu như: chương trình giảm nghèo....Tuy nhiên, từ năm 2016 thì Nhà nước sẽ cắt giảm một số chương trình mục tiêu quốc gia

và dồn 2 chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hòa Bình không có cho chương trình xây dựng nông thôn mới mà đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách Trung ương.

3.2.1.2. Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước

Kết quả huy động vốn đầu tư ngoài Ngân sách Nhà nước cho CTXDNTM mới của tỉnh được nêu trên Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tổng hợp chi tiết nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình XD NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung

Kết quả thực hiện

2011 2012 2013 2014 2015

1 Vốn tín dụng 60.575 62.557 567.900 805.418 203.527 2 Vốn doanh nghiệp 85.813 90.973 80.672 126.121 109.409 3 Cộng đồng dân cư 171.482 501.479 545.345 291.238 224.045 3.1 Tiền mặt 1.448 13.537 10.238 11.862 12.260 3.2 Ngày công LĐ (Công) 160.921 641.248 457.452 274.919 257.260 Quy đổi thành tiền 22.529 89.775 68.618 49.485 46.307 3.3 Hiến đất (m2) 267.005 519.827 648.493 325.887 126.688 Quy đổi thành tiền 116.539 352.230 429.640 206.561 147.350 3.4 Vật tư (quy đổi thành tiền) 20.482 34.552 21.819 16.850 16.878 3.5

Vốn huy động từ nguồn khác (con em xa quê, từ thiện…)

10.484 11.385 15.030 6.480 1.250

Bằng tiền 1.440

Hiện vật 5.040 1.250

4 Nguồn khác 20.204 32.888 38.548 42.492 41.714 (Nguồn: Báo cáo XDNTM tỉnh Hòa Bình)

Qua bảng 3.3 có thể thấy, qua hơn 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới lượng vốn đầu tư thực tế cho XDNTM mới được:

- Dân góp 1.733.589 triệu đồng.

- Nguồn vốn tín dụng: Nguồn vốn huy động từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 1.699.977 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp, tổ chức là 492.988 triệu đồng.

Hình 3.2: Tình hình huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư Tỉnh tiếp tục tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng từ việc huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ NSNN, cùng với sự ủng hộ của các doanh nghiệp, phát huy sức dân cùng tham gia để tạo bước đột phá mới trong XDNTM. Nguồn lực tài chính huy động từ cộng đồng dân cư rất đa dạng cả nguồn vốn bằng tiền và hiện vật dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, vật tư. Đây là 1 nguồn lực rất to lớn đã được tỉnh huy động để phục vụ CTXDNTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh hòa bình giai đoạn 2016 2020 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)