Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tác giả chọn 3 xã (1 xã đại diện cho nhóm xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; 1xã đại diện cho nhóm xã đạt từ 10 đến 18 tiêu chí và 1 xã đại diện cho nhóm xã đạt dưới 10 tiêu chí) để tiến hành điều tra, thu thập thông tin bao gồm: xã Dũng Phong huyện Cao Phong (xã đạt chuẩn NTM năm 2014); xã Tu Lý huyện Đà Bắc (năm 2015 xã đạt 15 tiêu chí NTM) và xã Tự Do huyện Lạc Sơn (năm 2015 xã đạt 6 tiêu chí NTM).
- Xã Dũng Phong huyện Cao Phong: Là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Cao Phong, các trung tâm huyện Cao Phong 8 km và cách TP Hòa Bình 21 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1.070,78 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp:
714,60 ha (Đất sản xuất nông nghiệp 399,84 ha; Đất Lâm nghiệp: 311,00 ha;
Đất nuôi trồng thủy sản: 3,76 ha); Đất phi nông nghiệp: 196,78 ha và đất đồi núi chưa sử dụng: 159,40 ha.
Xã có 8 thôn với 3.518 nhân khẩu (dân tộc Mường chiếm trên 90% còn lại là dân tộc Kinh). Số người trong độ tuổi lao động là 2.055 người, chiếm 58,4% chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp(chiếm 96%)
Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (giai đoạn 2011-2015) đạt 11,2% năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Sản xuất nông, lâm nghiệp: 55%;
Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 20%; Dịch vụ và du lịch: 25%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 22 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,5%. Về kết quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã tính đến 31/12/2014 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, (bình quân mỗi năm tăng 3,25 tiêu chí/năm).
- Xã Tu Lý huyện Đà Bắc: Là xã vùng thấp, nằm ở phía Bắc của huyện Đà Bắc, cách trung tâm huyện 3Km; Là xã có vị trí tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, giao thông đi lại thuận tiện, tạo điều kiện tốt cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các vùng lân cận. Tổng diện tích tự nhiên 4 531,57 ha (trong đó đất nông nghiệp 652,68 ha chiếm 14,4%; đất rừng 2 304,7 ha chiếm 50,86%; đất phi nông nghiệp là 165,04 ha, đất chưa sử dụng là 1 409,15ha.
Xã có 13 xóm, 1 385 hộ với 5 744 nhân khẩu (có 5 dân tọc cùng chung số trên địa bàn xã gồm: Mường, Kinh, Dao, Tầy, Thái) trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3 398 chiếm 59,2%.
Tổng giá trị sản xuất năm 2011 đạt 142,13 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 184,82 tỷ đồng. Tỷ trọng bình quân giá trị sản xuất của các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp và Lâm nghiệp 56%; Tiểu thủ công nghiệp 3%; Dịch vụ, thương mại 41%; Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất trên địa bàn hằng năm (GO) là 4,8%; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2011 là 399,7 triệu đồng, đến cuối năm 2015 là 1,4 tỷ đồng ;
Bình quân thu nhập đầu người năm 2011 là 14,6 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 đạt 18,3 triệu đồng/người/năm, Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 36,6% đến năm 2015 giảm còn 22%.
Về kết quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
của xã tính đến 31/12/2015 xã đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới, (bình quân mỗi năm tăng 2,0 tiêu chí/năm).
- Xã Tự do – huyện Lạc Sơn: Là xã vùng cao huyện Lạc Sơn, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 5.056,61 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 4.904,24ha, đất lâm nghiệp 4.641,54 ha, đất phi nông nghiệp là 151,07ha.
Xã có 10 thôn với 556 hộ với dân số 2.431 người, chủ yếu dân tộc Mông (chiếm 98,2%), số lao động trong độ tuổi là 1409 lao động, chiếm 58% dân số, trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm 98%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (năm 2011 – 2015) đạt 11,9
%. Cơ cấu kinh tế năm 2011 nông, lâm, nghiệp 60%; thương mại và dịch vụ và thu khác 40% và đến năm 2015 nông, lâm nghiệp còn 55%; thương mại dịch vụ đạt 45%. Thu nhập bình quân đầu năm 2015 là 10,8 triệu/người/năm;
Tỷ lệ họ nghèo năm 2011 là 67,1% đến năm 2015 giảm còn 43,1%.
Về kết quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã tính đến 31/12/2015 xã đạt 6/19 tiêu chí nông thôn mới, (bình quân mỗi năm tăng 0,6 tiêu chí/năm).
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu: Số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo. Đây là các số liệu được thu thập qua các niên giám thống kê, các báo cáo của tỉnh và các nghiên cứu liên quan đã được triển khai trên địa bàn. Ngoài ra, tác giả đã khai thác và sử dụng nguồn tài liệu từ Báo cáo hàng năm về XD NTM của tỉnh Hòa Bình.
2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tác giả tiến hành tổng hợp thủ công và được hệ thống hóa, xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft office trên máy tính.
* Phương pháp phân tích: sử dụng ph ng pháp th ng kê kinh t : + Thống kê mô tả: được sử dụng để xử lý, tính toán các trị số thể hiện đặc tính của các hiện tượng, mô tả mức độ, sự biến động của các chỉ số thống
kê phục vụ cho việc làm rõ thực trạng các hiện tượng kinh tế xã hội phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Thống kê so sánh: được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu kinh tế xã hội theo thứ tự thời gian, theo không gian... để làm rõ các khía cạnh có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.
* Chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (theo 19 tiêu chí nông thôn mới).
- Chỉ tiêu chung toàn tỉnh về kết quả huy động nguồn tài chính hàng năm cho xây dựng NTM (số lượng vốn huy động) theo cáo nguồn:
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước;
+ Nguồn vốn tín dụng;
+ Nguồn vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác;
+ Nguồn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư.
+ Nguồn huy động khác.
- Chỉ tiêu về kết quả huy động nguồn tài chính hàng năm cho xây dựng nông thôn mới tại 3 xã nghiên cứu.