Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Phú Hòa có tọa độ địa lý:13o05’ đến 13o09’vĩ độ Bắc, 109o16’đến 109o20’ kinh độ Đông, nằm về phía tả ngạn sông Đà Rằng (Sông Ba), ranh giới được xác định như sau:
+Phía Bắc giáp huyện Tuy An, huyện Sơn Hòa và một phần thành phố Tuy Hòa.
+ Phía Nam giáp huyện Tây Hòa và huyện Đông Hòa (Sông Đà Rằng).
+ Phía Đông giáp Thành phố Tuy Hòa.
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Hòa.
Huyện Phú Hòa có diện tích tự nhiên là 25.875,8ha; Dân số năm 2015 là 106.780 người; Mật độ dân số 413người/km2; Có 9 đơn vị hành chính là:xã Hòa An, xãHòa Trị, xã Hòa Thắng, xã Hòa Quang Nam, xã Hòa Quang Bắc, xã Hòa Định Đông, xã Hoà Định Tây, xã Hòa Hội và thị trấn Phú Hòa (Thị trấn Phú Hòa được UBND Tỉnh công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 2385/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Phú Yên).
Huyện Phú Hòa là cữa ngõ phía tây vào Thành phố Tuy Hòa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh Phú Yên; có Quốc Lộ 1A theo hướng Bắc Nam và Quốc lộ 25 đi qua huyện nối Thành phố Tuy Hòa với Thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai là các đầu mối giao thông quan trọng tạo điều kiện giao lưu kinh tế để phát triển tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội của huyện cũng như tận dụng những ưu thế riêng để trao đổi, hợp tác với các huyện trong và ngoài tỉnh, nhất là khu vực Tây Nguyên.
Huyện vừa có địa hình đồng bằng, vừa có địa hình bán sơn địa, với hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, thể hiện rõ 2 kiểu địa hình là đồng bằng và đồi núi. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, với đặc trưng của khí hậu vùng Nam Trung Bộ, đồng thời chịu ảnh hưởng của địa hình với các dãy núi phía Tây, thời tiết tương đối khắc nghiệt;lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 12 hàng năm và ảnh hưởng tác động của chế độ lũ từ thượng nguồn sông Ba đổ về, cùng với các khu vực địa hình hẹp và dốc, làm cho đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Phú Hòa
(Theo nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Hòa) - Về tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của huyện là 25.875,8ha. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 thì hiện trạng sử dụng đất của huyện tính đến ngày 31/12/2015 như sau: Đất nông nghiệp 21.221,47ha; Đất phi nông nghiệp 3.015,08ha;
Đất chưa sử dụng 1.639,25ha.Đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu thuộc 5 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ.
- Tài nguyên khoáng sản:Tiềm năng khoáng sản của Huyện đa dạng gồm các loại chính như: Cát xây dựng tập trung ở các cồn, bãi trên sông Ba, nhiều nhất là xã Hòa An, Hòa Thắng có trữ lượng rất lớn, được bồi đắp hàng năm, chất lượng tốt dùng trong xây dựng và san lấp mặt bằng.Số lượng các mỏ đá, sỏi, đất sét trữ lượng lớn như:
mỏ đá thôn Phú Sen-Hòa Định Tây, mỏ đá Phú Thạnh- Hòa Quang Nam, mỏ đá Đồng Din - thị trấn Phú Hòa; nguồn đất sét được khai thác làm gạch, ngói xã Hòa Quang
Nam, Hòa Quang Bắc và xã Hòa Trị. Ngoài ra còn có mỏ Cao Lanh ở thôn Định Thọ, thị trấn Phú Hòa nhưng trữ lượng không đáng kể và chưa được xác định.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,3%. Mức độ tăng trưởng ở các khu vực kinh tế như sau: Nông- lâm- thủy sản tăng bình quân 6,4%; Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm 20%; Thương mại - dịch vụ - du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 16,5%,
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất huyện Phú Hòa giai đoạn 2014 –2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 4.830,556 5.524,615 6.241,333 7.256.287
1
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản Tỷ đồng 946,22 986,91 992,31 1.021,4
Trong đó:
Tỷ đồng
-Nông nghiệp 789,22 870,91 875,31 894,4
Trong đó:
Tỷ đồng
+Trồng trọt 579,22 620,91 625,31 632,4
+Chăn nuôi 210 250 250 262
-Lâm nghiệp Tỷ đồng 150 106 107 110
-Thủy sản Tỷ đồng 7 10 10 17
2
Công nghiệp, xây
dựng Tỷ đồng 2.611,838 3.081,968 3.422,17 4.106,604
trong đó: Xây dựng Tỷ đồng 1.405,00 1.640,50 1.810,00 1.859,00 3 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.272,498 1.455,737 1.826,853 2.128,283
(Theo nguồn: UBND huyện Phú Hòa) a. Về kinh tế Nông - lâm nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng hằng năm là 14.141 ha. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, việc áp
dụng cơ giới hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng có hiệu quả. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 81.000 tấn/năm. Cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và một số cây trồng khác gieo trồng hàng năm khoảng 3.200ha; bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh cây phục vụ cho công nghiệp chế biến như mía 800ha, sắn 650ha, khóm, rừng trồng, … giá trị sản xuất trên diện tích 1ha đạt trên 50 triệu đồng.Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp được quan tâm đầu tư, nhất là các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, kè chống xói lở; các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp được triển khai có hiệu quả. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Quang Bắc do tỉnh đầu tư, đang hình thành và thu hút các nhà đầu tư.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng hàng năm; Triển khai các mô hình: nuôi gà thương phẩm trên đệm lót sinh học; nuôi lươn không bùn trong bể xi măng; nuôi bò khép kín bền vững về kinh tế; nuôi thử nghiệm dê thương phẩm... bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực đang được nhân rộng.
Chú trọng đầu tư và phát triển sản xuất trên đất lâm nghiệp, thu hút được các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất gắn với đa dạng cây con theo mô hình nông - lâm kết hợp, trồng mới 1.700ha rừng tập trung, tỷ lệ che phủ rừng 29%.
Bảng 3.2 Tăng trưởng ngành SX nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm
Chỉ tiêu Năm
Giá trị SX nông - lâm - ngư nghiệp bình quân hàng năm(tỷ đồng)
Năm 2014 946,223
Năm 2015 986,910
Năm 2016 992,310
Năm 2017 1.021,4
Bình quân 2014-2017 986,710
(Theo nguồn: UBND huyện Phú Hòa) b. Về Công nghiệp- xây dựng
Trên địa bàn huyện có 3 Cụm công nghiệp được thành lập và hoạt động trong đó: Cụm công nghiệp Hòa An có 8 doanh nghiệp đang hoạt động, 02 doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư là: Xưởng sản xuất cửa nhôm, sắt và cửa nhựa cao cấp của Công ty TNHH Tín Phát; Xưởng gia công sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm của DNTN Hội Trinh, doanh thu khoảng 150,2 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 260 lao động. Cụm công nghiệp Ngọc Sơn Đông đã được phê duyệt quy hoạch chi
tiết, đã có 1 doanh nghiệp hoạt động và 3 doanh nghiệp đăng ký tham gia. Cụm công nghiệp Thị trấn Phú Hòa đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Bảng 3.3 .Giá trị tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp – TTCN
Chỉ tiêu Năm
Giá trị SX CN – TTCN bình quân hàng năm (tỷ đồng)
Năm 2014 2.611,838
Năm 2015 3.081,968
Năm 2016 3.422,170
Năm 2017 4.106,604
Bình quân 2014-2017 3.305,645
(Theo nguồn: UBND huyện Phú Hòa) c.Về Thương mại - dịch vụ - du lịch
- Thương mại - dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, tăng bình quân hàng năm 14,4%, mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 20,3%. Toàn Huyện có 1.861 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; có 19 chợ loại 3, có 13 cửa hàng xăng dầu và một số dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân.Dịch vụ tín dụng - ngân hàng có nhiều tiến bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện, dư nợ tín dụng hàng năm tăng 14%.Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, toàn Huyện có 43 trạm thu phát sóng, các xã, thị trấn đều có điểm bưu điện văn hóa. Tỷ lệ phủ sóng di động 100%. Dịch vụ Internet phát triển mạnh với 42 cơ sở và đại lý phục vụ trao đổi, khai thác thông tin.
- Về du lịch, Huyện có một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, lễ hội, các làng nghề thủ công, … song chưa được khai thác hiệu quả, thu hút khách du lịch tham quan chưa nhiều.
Bảng 3.4.Tăng trưởng ngành Sản xuất thương mại - dịch vụ
Chỉ tiêu Năm
Giá trị SX TM-DV bình quân hàng năm (tỷ đồng)
Năm 2014 1.272,498
Năm 2015 1.455,737
Năm 2016 1.826,856
Năm 2017 2.128,283
Bình quân 2014-2017 1.670,843
(Theo nguồn: UBND huyện Phú Hòa) d. Về dân số, lao động, việc làm
- Dân số theo thống kê năm 2017 có 106.780 người.Mật độ 413người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt1% năm 2017.Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3.000 lao động, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, số lao động làm việc trong ngành nông- lâm chiếm 58,4% (giảm 5,8%), công nghiệp - xây dựng 23,3%
(tăng 3,6%), dịch vụ 18,3% (tăng 12,2%). Tỷ lệ lao động nông thôn năm 2017 đạt 85%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 27% năm 2014 lên 38% năm 2017.
- Thu nhập của người dân trên địa bàn Huyện dần được nâng cao qua các năm.
tính đến năm 2017, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 28 triệu đồng lên 37 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,2%. Công tác giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 3,56%, đã vận động xây dựng được 239 nhà ở cho hộ nghèo, cơ bản đã xóa xong nhà ở tạm hộ nghèo trên địa bàn.
đ. Phát triển cơ sở hạ tầng
Thị trấn Phú Hòa được thành lập trên cơ sở chia tách một phần của xã Hòa Định Đông, diện tích đô thị là 1.544,74ha chiếm 5,97%, diện tích nông thôn 24.331,06 ha chiếm 94,03% diện tích toàn Huyện. Thị trấn Phú Hòa đang dần hình thành, tuy nhiên vẫn còn chậm, do vốn cấp trên đầu tư còn hạn chế so với nhu cầu xây dựng đô thị thị trấn huyện lỵ ngày càng lớn; chủ yếu là các công trình của các cơ quan của huyện, chưa có Khu trung tâm thương mại- dịch vụ, chợ, bến xe…
Trong 4 năm qua huyện đã đầu tư thực hiện đề án lãng nhựa, bê tông hóa các tuyến đường Huyện quản lý trên32km, bê tông hóa giao thông nông thôn các xã, thị
trấn là 138,3km góp phần phát triển kinh tế và dân sinh, bước đầu làm thay đổi đáng kể, làm cho bộ mặt huyện Phú Hòa ngày càng khởi sắc. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được huyện quan tâm, chú trọng, đến nay đã có 7/8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và Đề án công nhận huyện nông thôn mới đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
3.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Hòa
Theo kết quả thống kê đất đai đến ngày 01/01/2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 25.875,80 ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp là 20.977,70 ha, chiếm 81,07% diện tích tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp là 3.290,01 ha, chiếm 12,71%
diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng là 1.608,09 ha, chiếm 6,21% diện tích tự nhiên (theo hình 3.2).
Bảng 3.5. Hiện trạng diện tích đất đai của huyện Phú Hòa theo đơn vị hành chính năm 2017
STT Xã, thị trấn
Diện tích tự nhiên
(ha)
Trong đó
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng 1 Thị trấn Phú Hòa 1.544,74 1.022,89 466,48 55,37
2 Xã Hòa Hội 5.427,32 4.873,22 362,75 191,35
3 Xã Hòa Định Tây 4.217,95 3.405,96 408,63 403,36
4 Xã Hòa Định Đông 1.308,39 1.142,16 157,97 8,26
5 Xã Hòa Thắng 1.715,90 1.093,52 440,04 182,34
6 Xã Hòa An 1.371,60 765,47 562,30 43,83
7 Xã Hòa Trị 1.596,03 1.239,18 279,35 77,50
8 Xã Hòa Quang Nam 3.601,03 3.267,37 245,41 88,25 9 Xã Hòa Quang Bắc 5.093,47 4.167,93 367,08 558,46
Tổng cộng 25.875,80 20.977,07 3.290,01 1.608,72 (Nguồn: UBND huyện Phú Hòa)
Hình 3.2. Cơ cấu các loại đất theo diện tích tự nhiên của Huyện Phú Hòa
a. Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2017 là 20.977,07ha chiếm 81% tổng diện tích tự nhiên, tăng 734,01 ha so với năm 2014.
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Hòa năm 2014 so với năm 2017
Đơn vị tính: Ha
ST
T Loại đất Mã Diện tích
năm 2014
KHSD diện tích năm
2017
Tăng/ giảm so hiện trạng năm
2014
(1) (2) (3) (4) (7) (8)=(7)-(4)
Đất nông nghiệp NNP 20.234,65 20.977,07 734,01
1 Đất trồng lúa LUA 5.989,66 6.209,28 219,62
2 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 2.227,02 3.289,21 1.062,19 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 523,16 177,34 -345,82 4 Đất rừng phòng hộ RPH 3.829,30 2.762,64 -1.066,66 5 Đất rừng sản xuất RSX 7.626,79 8.515,61 888,82 6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3,46 3,24 -0,22 7 Đất nông nghiệp khác NKH 43,67 19,75 -23,92
(Theo nguồn: UBND huyện Phú Hòa)
- Diện tích đất trồng lúa của huyện năm 2017 là 6.209,28 ha chiếm 29,6% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích này phân bố đều tại các xã, cụ thể: Hòa Hội 92,19ha, Hòa Định Đông389,99ha, Hòa Định Tây 567,20ha, Hòa Quang Nam 1.013,71ha, Hòa Quang Bắc 1.210,36ha, Hòa Thắng 977,16ha, Hòa Trị1.069,26ha, Hòa An 587,99ha vàthị trấn Phú Hòa 405,08ha.
Qua bảng 3.6 cho thấy diện tích đất trồng lúa tăng 219,62 ha so với năm 2014.
Nguyên nhân tăng do một số dự án có thu hồi đất trồng lúa trong quy hoạch chưa thực hiện như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Quang Bắc, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 25, dự án khu trưng bày ô tô Trường Hải- xã Hòa An, đất thủy lợi, đất giáo dục, đất thể dục thể thao, v.v.
- Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm khác năm 2017 là 3.289,21 ha chiếm 15,68 % diện tích đất nông nghiệp và 12,7% tổng diện tích tự nhiên.
Qua Bảng 3.6 cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 1.062,19 ha so với năm 2014. Nguyên nhân cao hơn: Do nhiều dự án trong kế hoạch thực hiện nhưng việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác sang đất nông nghiệp chưa thực hiện như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Quang Bắc, nghĩa trang Phú Hòa, các dự án khép kín khu dân cư ở các xã, thị trấn.
- Tổng diện tích đất trồng cây lâu năm 2017 là 177,34 ha, chiếm 0,85% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,69% tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn phân bổ ở các xã phía Tây của huyện như xã Hòa Hội, Hòa Định Tây, Hòa Quang Nam và Hòa Quang Bắc được bố trí các cây trồng như: cây điều, xoài, cam, mít, dừa, khóm...
Qua bảng 3.6 cho thấy diện tích trồng cây lâu năm giảm 345,82 ha, so với năm 2014, được chu chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm khác.
- Tổng diện tích đất rừng phòng hộ toàn huyện năm 2017 là 2.762,64 ha, chiếm 13,17% diện tích đất nông nghiệp và 10,7% tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ các vùng đầu nguồn như xã Hòa Hội, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, giảm 1.066,66 ha so với năm 2014. Sau khi kiểm kê đất đai năm 2014 xác định diện tích đất trồng rừng phòng hộ giảm 1.066,66 ha là do số liệu kỳ trước sai.
- Tổng diện tích đất rừng sản xuất là 8.515,61 ha, chiếm 40,59% diện tích đất nông nghiệp và 33% tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ tập trung ở vùng phía Tây và phía Bắc của huyện, quy hoạch trồng rừng nguyên liệu, chủ yếu các loại cây keo và bạch đàn, tăng 888,82 ha so với năm 2014.
Diện tích đất rừng có chủ ngày càng tăng, đã có 5.640,31ha/6.501ha đất lâm nghiệp được giao đạt 86,8%, người dân đã chủ động quản lý và mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế rừng, chuyển sản xuất truyền thống sang sản xuất cộng đồng, phát triển
kinh tế trang trại kết hợp vườn rừng.Tuy nhiên, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn thấp, trữ lượng tài nguyên rừng chưa nhiều, chủ yếu là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
- Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 3,24ha, chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp và 0,01% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Hòa Định Đông với diện tích 2,05ha.
- Tổng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện là 19,75 ha, chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp và 0,1% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Hòa An (14,06ha) và Hòa Hội (10,0 ha).
Hình 3.3: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của huyện Phú Hòa b. Nhóm đất phi nông nghiệp:
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 3.290,01 ha chiếm13% diện tích tự nhiên toàn huyện; gồm:Đất ở diện tích 650,46 ha, chiếm 2,51% diện tích tự nhiên toàn huyện (Đất ở nông thôn 590,46 ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên và Đất ở đô thị 60,00 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên); Đất chuyên dùng diện tích 1.284,17ha, chiếm 5%
diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất tôn giáo tín ngưỡng diện tích 18,47ha, chiếm 0,17
% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất nghĩa trang, nghĩa địa diện tích 250,52ha, chiếm 1% diện tích tự nhiên toàn huyện; tập trung chủ yếu ở xã Hòa Trị (58,98ha), xã Hòa An (38, 01ha).Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng diện tích 1.086.39 ha, chiếm 4,3% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Hình 3.4: Cơ cấu diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Phú Hòa c. Nhóm đất chưa sử dụng:
Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 1.608,72 ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên toàn huyện; gồm các loại đất sau:
- Diện tích đất bằng chưa sử dụng: 656,11 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; chủ yếu là các bãi cát nằm dọc theo Sông Ba, có thể khai thác làm vật liệu xây dựng và cải tạo làm đồng cỏ chăn nuôi.
- Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng: 845,31 ha, chiếm 3,1% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Phần lớn diện tích đất này nằm ở địa hình dốc, địa bàn khó khăn phức tạp, tầng đất mỏng, xuất hiện nhiều đá lộ đầu nên khó khai thác sử dụng.Diện tích núi đá không có rừng cây 107,3 ha, chiếm 0,4% tổng diện tích tự nhiên.
-Diện tích chưa sử dụng tập trung chủ yếu ở xã Hòa Quang Bắc 792,51ha và xã Hòa Hội 658,46 ha. Diện tích chưa sử dụng chủ yếu khai thác cho mục đích lâm nghiệp và phi nông nghiệp.