Những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 88 - 92)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2014 -

3.3.5. Những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và nguyên nhân

3.3.5.1. Nhng tn ti, hn chế

+ Tồn tại trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác giải quyết KNTC - Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo có lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa phát hiện giải quyết kịp thời các KNTC phát sinh, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm. Trong giải quyết chưa huy động được vai trò của các tổ chức quần chúng, thiếu thống nhất trong cách giải quyết. Một số địa phương chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất như: tái định cư, đời sống, việc làm, nghề nghiệp…

- Việc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật đất đai và giải quyết chưa phù hợp với chính sách pháp luật các vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua vẫn còn xảy ra. Một số quyết định giải quyết lần đầu của UBND các xã, thị trấn, UBND huyện chưa thấu tình, đạt lý, bị điều chỉnh một phần bởi quyết định giải quyết lần hai của UBND huyện, UBND tỉnh. Một số quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi hành hoặc khó khả thi trên thực tế. Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài.

- Công tác hòa giải ở UBND các xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương không bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc này nên việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số xã, thị trấn còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm.

- Hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm theo quy định của pháp luật như việc ban hành công văn, thông báo… để thay thế quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND huyện, UBND các xã, thị trấn giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai cũng không thống nhất: ở huyện có vụ việc giao cho Thanh tra huyện, có vụ việc giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường; ở UBND các xã, thị trấn có nơi khiếu nại, tranh chấp đất đai lại giao cho Công chức Tư pháp - Hộ tịch, có nơi giao cho Công chức Địa chính - Xây dựng. Tình trạng nêu trên đã tăng thêm khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai của công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.

- Một số xã, thị trấn chưa coi trọng công tác quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo, chưa báo cáo kịp thời tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh, gây nhiều khó

khăn trong công tác tổng hợp, báo cáo và nắm bắt tình hình KNTC. Người đi khiếu kiện thường gửi đơn nhiều lần, đến nhiều cơ quan nhưng hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước chưa có phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, ở Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường không tổng hợp được số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở các xã, thị trấn, số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo trùng lặp nhiều dẫn đến khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo khi có yêu cầu.

+ Tồn tại trong công tác quản lý đất đai

- Những tồn tại do lịch sử để lại như trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất chưa có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không còn lưu hồ sơ chứng cứ. Việc thực hiện không triệt để các quy định của pháp luật đất đai ở UBND các xã, thị trấn làm cho hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu;

trước đây, việc ban hành các văn bản về quy hoạch đất đai chậm, thiếu các văn bản về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, xử lý vi phạm dẫn đến công tác quản lý đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai gặp nhiều khó khăn.

- Công tác lưu trữ tư liệu địa chính của UBND các xã, thị trấn chưa tốt nên việc tra cứu gặp nhiều khó khăn.

- Công tác quản lý đất đai ở một số xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, đối với các xã, thị trấn là nơi trực tiếp với người dân thì trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức thường xuyên thay đổi.

+ Tồn tại trong ý thức chấp hành pháp luật của người đi khiếu kiện

- Nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai mặc dù đã được UBND các xã, thị trấn, UBND huyện đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại vẫn cố tình đeo bám, khiếu kiện và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

- Một số đối tượng đi khiếu nại có hành vi vượt quá giới hạn, VPPL, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và tình trạng người khiếu nại gửi đơn tràn lan, vượt cấp đến nơi không có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến. Mức độ tìm hiểu pháp luật đất đai của người dân, cụ thể như sau:

Bng 3.14. Mức độ tìm hiểu pháp luật đất đai của người dân 03 xã: Hòa An, Hòa Quang Bắc , Hòa Định Tây

Mức độ tìm hiểu pháp luật đất đai Số phiếu Tỷ lệ (%)

Thường xuyên 26 43,33

Không thường xuyên 19 31,67

Rất ít 15 25

Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát) Qua 60 phiếu điều tra người SDĐ tham gia TCĐĐ tại huyện Phú Hòa giai đoạn 2014 - 2017 cho thấy: có 43,33% số người được phỏng vấn thường xuyên tìm hiểu pháp luật đất đai, còn có 31,67% trường hợp không thường xuyên tìm hiểu pháp luật đất đai và 25% trường hợp rất ít khi tìm hiểu pháp luật đất đai. Như vậy, số lượng người SDĐ thường xuyên tìm hiểu pháp luật đất đai chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Phần lớn những người SDĐ không thường xuyên tìm hiểu pháp luật đất đai vì không có thời gian tìm hiểu, bận rộn với cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Đa số những người được phỏng vấn tìm hiểu pháp luật đất đai khi phát sinh những vấn đề liên quan đến đất đai như cấp GCNQSDĐ, chuyển nhượng QSDĐ, để thừa kế QSDĐ...

- Mức độ am hiểu pháp luật đất đai của đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai: Theo số liệu điều tra cán bộ giải quyết TCĐĐ tại huyện Phú Hòa cho thấy, 100%

cán bộ tự đánh giá mình thường xuyên tìm hiểu pháp luật đất đai đặc biệt là pháp luật quy định về công tác giải quyết đơn, mục đích nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ cho quá trình công tác. Những đối tượng được điều tra là 13 phiếu cán bộ giải quyết đơn của huyện Phú Hòa như: Văn phòng HĐND&UBND huyện, Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ban tiếp công dân huyện.

Bng 3.15. Hình thức tìm hiểu pháp luật của cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai

Hình thức tìm hiểu pháp luật đất đai Số phiếu Tỷ lệ (%)

Hỏi người thân, bạn bè 01/13 7,60

Hỏi đồng nghiệp, chuyên gia 11/13 84,60

Tự tìm hiểu thông qua sách, báo, tra cứu Internet 13/13 100,00 Tham gia công tác tuyên truyền pháp luật đất đai 04/13 30,80

Hình thức khác 01/13 7,60

Tổng 13 46,12

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát) Qua số liệu phỏng vấn, có thể thấy hình thức tìm hiểu pháp luật đất đai của cán bộ giải quyết TCĐĐ có sự khác nhau, chủ yếu tự tìm hiểu thông qua sách, báo, tra cứu Internet (chiếm 100% tổng số cán bộ được phỏng vấn); hỏi đồng nghiệp, chuyên gia (chiếm 84,6%), Tham gia công tác tuyên truyền pháp luật đất đai (chiếm 30,80%).

Như vậy, trung bình mỗi hình thức tuyên truyên pháp luật đất đai có 46,12 % số người tìm hiểu.

3.3.5.2. Nguyên nhân ca nhng tn ti + Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản pháp luật đất đai thời gian qua chưa đảm bảo đầy đủ và thống nhất, thường xuyên thay đổi với những nội dung mới, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến người sử dụng đất; thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đã được Trung ương và địa phương quan tâm xem xét cải tiến theo xu hướng áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Thủ tục hành chính khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình vẫn còn rườm rà.

- Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách và pháp luật về đất đai hiệu quả chưa cao, chưa thật sự đi sâu vào người dân. Sự hiểu biết của nhân dân và cán bộ của các tổ chức về pháp luật đất đai còn hạn chế. Người sử dụng đất chưa hiểu biết thật rõ về quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai phạm như chuyển nhượng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất đai, lãng phí đất đai, nhất là khu vực xã Hòa An giáp ranh với Thành phố Tuy Hòa.

- Bộ máy cơ quan quản lý đất đai của huyện trong thời gian qua chưa được kiện toàn tổ chức một cách thống nhất đủ mạnh để tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền giải

quyết tốt các khiếu nại, tố cáo về đất đai; lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn quá ít so với yêu cầu, đòi hỏi của công tác này.

- UBND các xã, thị trấn chưa thực sự coi trọng công tác hoà giải các mâu thuẫn TCĐĐ; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai ở một số nơi còn thiếu dân chủ, giải quyết còn mang tính áp đặt, mệnh lệnh hành chính; ngược lại có nơi còn biểu hiện né tránh, ngại va chạm, nên hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm còn hạn chế.

- Do lịch sử công tác quản lý đất đai thời gian trước đây chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên hệ thống tài liệu, hồ sơ về quản lý đất đai chưa được lưu trữ đầy đủ; việc lập hồ sơ, tài liệu có tính pháp lý chưa được chú trọng.

- Đầu tư kinh phí cho công tác quản lý đất đai chưa ngang tầm với khối lượng, nội dung công việc cần phải thực hiện. Biên chế cán bộ cho ngành chưa được đáp ứng về số lượng và chất lượng chưa tương xứng so với yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.

+ Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp uỷ, chính quyền UBND các xã, thị trấn chưa quan tâm đầy đủ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai chưa coi giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là nhiệm vụ trọng tâm để nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời các thắc mắc của nhân dân, ổn định tình hình; sự phối hợp chưa đồng bộ, có trường hợp giải quyết chưa dứt điểm còn kéo dài.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc của UBND huyện với UBND các xã, thị trấn có lúc chưa được kịp thời và thường xuyên. Việc tranh thủ ý kiến của Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của công dân ở xã, thị trấn chưa được thường xuyên.

Công tác thông tin, báo cáo về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, thị trấn chưa kịp thời và chưa đầy đủ.

- Bên cạnh đó còn những công dân khiếu nại, tố cáo đã được UBND các xã, thị trấn, UBND huyện đã giải quyết đúng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn khiếu nại lên cấp trên, lý do là nhận thức không đúng luật, bị kích động, lôi kéo đi khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)