Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 74 - 78)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2014 -

3.3.2. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Kết quả đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai được thể hiện thông qua bảng 3.10. Kết

quả cho thấy, việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các phòng ban, UBND các xã, thị trấn và UBND huyện trong những năm qua cơ bản đã có tổ chức bộ máy và được bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách phụ trách, trực tiếp thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tham mưu cho lãnh đạo các phòng, ban, UBND các xã, Thị trấn và UBND huyện giải quyết KNTC nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng.

Đội ngũ làm công tác tiếp dân, giải quyết KNTC ngày càng được củng cố và tăng cường, hoạt động đi vào nề nếp phần nào đã giải quyết được một số vấn đề bức xúc nổi cộm, tồn tại từ nhiều năm qua.

UBND huyện đã ban hành Quyết định số 4045/QĐ-UBND ngày 10/11/2014 về việc thành lập Ban tiếp công dân thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Phú Hòa. Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 đã có 03 lần điều chỉnh, củng cố, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu công tác tiếp dân. Tuy nhiên việc thay đổi Trưởng ban và chuyên viên của Ban tiếp công dân huyện trong thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến việc theo dõi công tác này. Ban tiếp công dân có nhiệm vụ phối hợp với Thanh tra huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các điều kiện cần thiết để phục vụ cho lãnh đạo huyện tiếp công dân và trực tiếp tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở Tiếp công dân của huyện. Tùy theo tình hình công tác tiếp công dân mà bố trí số cán bộ công chức phù hợp và chỉ đạo, phối hợp với Thanh tra huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của huyện. Khi có yêu cầu của người chủ trì tiếp công dân thì Thủ trưởng các phòng, ban, ngành của huyện có liên quan phải tham gia tiếp công dân. Hiện nay, Ban tiếp công dân huyện có 01 cán bộ chuyên trách và 1 lãnh đạo do Phó Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện phụ trách, có trụ sở tiếp công dân riêng, được trang bị khá khang trang và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân trên phần mềm quản lý tiếp công dân và đơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt QLKT). Đội ngũ làm công tác tiếp dân luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích và thực hiện 5 biết (Biết chào hỏi; biết lắng nghe; biết giải thích; biết xin lỗi và biết cảm ơn) và thực hiện tốt phương châm “Thân thiện, nghĩa tình; Tận tụy, trách nhiệm; Kỷ cương, kỷ luật” trên tinh thần “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Qua các buổi tiếp công dân lắng nghe ý kiến phản ánh, khiếu nại, đồng thời tiếp thu, ghi nhận, giải thích, hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết cụ thể rõ ràng. Sau buổi tiếp công dân tham mưu Chủ tịch ban hành thông báo kết luận, chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn có liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật và có báo cáo lại kết quả cho Chủ tịch UBND huyện biết để làm cơ sở trả lời cho công dân theo quy định.

Việc giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện được giao cho Chánh Thanh tra huyện hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường và

các phòng, ban có liên quan tham mưu giải quyết. Khi giải quyết các vụ KNTC phức tạp UBND huyện ra Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành gồm các ngành, địa phương có liên quan để thẩm tra, xác minh tham mưu cho UBND huyện ra quyết định giải quyết KNTC và TCĐĐ. Thực trạng cán bộ tham gia công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ ở UBND huyện và các xã, thị trấn năm 2017 được thể hiện ở bảng 3.10.

Bng 3.10. Thực trạng cán bộ tham gia GQ KNTC, TCĐĐ ở cấp huyện năm 2017

Cơ quan

Tổng số cán bộ

theo biên chế

Cán bộ chuyên trách TCD,

xử lý ĐKNTC

Cán bộ tham gia giải

quyết KNT, TCĐĐ

Trình độ Chuyên môn

Đại học

Thạc

QL

ĐĐ Luật Khác

Văn phòng HĐND và

UBND huyện 14 02 02 10 04 02 00 10

Phòng Tài nguyên và

Môi trường 08 02 06 08 00 02 01 05

Thanh tra huyện 05 03 03 05 00 00 00 05

Tổng cộng 27 07 11 23 04 04 01 20

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, khảo sát) Thanh tra huyện có 03 đồng chí thanh tra viên và các chuyên viên đều tham gia các Đoàn Thanh tra giải quyết KNTC, TCĐĐ khi có yêu cầu.

Ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phân công 02 đồng chí phó Trưởng phòng và 02 đồng chí chuyên viên làm công tác quyết KNTC, TCĐĐ, trong đó có 01 đồng chí tốt nghiệp Đại học Luật, 03 đồng chí chuyên ngành quản lý đất đai, đã công tác lâu năm trong ngành tài nguyên và môi trường, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ giải quyết KNTC và TCĐĐ.

Ngoài ra, Lãnh đạo UBND cấp xã, lực lượng cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ tư pháp cùng các tổ chức đoàn thể như Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Bí thư chi bộ, trưởng thôn… cũng là lực lượng tham gia vào việc hoà giải TCĐĐ, giải quyết KNTC, TCĐĐ tại cơ sở, địa phương mình. Theo thống kê, các xã, thị trấn đều có từ 1-2 Công chức: Địa chính-Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch.

Qua số liệu tổng hợp tại Bảng 3.10 và kết quả điều tra, khảo sát có thể thấy, đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết KNTC, TCĐĐ đều được đào tạo bài bản, có trình độ

đại học và trên đại học, với chuyên ngành chiếm chủ yếu là quản lý đất đai và luật.

Theo đánh giá tại các báo cáo, cán bộ, thanh tra viên, chuyên viên của Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Văn phòng HĐND&UBND huyện luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Mỗi năm 01 lần, UBND huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về KNTC nói chung, trình tự, thủ tục, quy trình tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC cho các đối tượng là cán bộ các phòng, ban, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và công chức các xã, thị trấn với tổng số trên 100 người tham gia. Về Quy định mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được HĐND tỉnh Phú Yên ban hành tại Nghị Quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 19/7/2017 (thay thế Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND ngày 14/9/2012). Đây là yếu tố cơ bản, thuận lợi, góp phần quan trọng vào kết quả tiếp công dân và giải quyết KNTC, TCĐĐ.

Có thể nói, thời gian qua, đội ngũ công tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và đội ngũ tham gia công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ nói riêng cơ bản đã được ổn định, hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã được quy định và đã chủ động tham mưu tích cực cho các cấp chính quyền giải quyết các KNTC, TCĐĐ, đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường dần đi vào nề nếp, có kỷ cương, đúng pháp luật, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ thì đội ngũ cán bộ chuyên trách tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC còn thiếu; một số ít cán bộ còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có biểu hiện quan liêu hách dịch. Hầu hết các thành phần tham gia tiếp dân là cán bộ lãnh đạo một số phòng, ban kiêm nhiệm nên không ổn định, thường xuyên thay đổi, có khi bố trí cán bộ không có thẩm quyền tiếp dân. Đối với cán bộ chuyên trách cấp huyện mới chỉ bố trí được 02 người; cấp xã, thị trấn 01 người. Mặc dù trong những năm gần đây cán bộ làm công tác tiếp dân đã được quan tâm về chế độ bồi dưỡng nhưng vẫn chưa thỏa đáng mà cần phải có quy định về chức danh tư pháp cùng với công tác đào tạo bồi dưỡng về trình độ lý luận, nghiệp vụ chuyên môn và có chính sách thu hút làm cho đội ngũ cán bộ thiết tha gắn bó với công việc hơn.

Bên cạnh đó, đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra là nòng cốt trong việc tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện vẫn chưa đủ mạnh, đặc biệt là biên chế cán bộ còn quá ít, chỉ có 03 Thanh tra viên và chưa có Thanh tra viên chính.

Theo đó là chất lượng đội ngũ cán bộ này chậm được bổ sung những cán bộ có năng lực trình độ cao, chuyên môn giỏi và công tác đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, trình độ chuyên môn có phần hạn chế.

Việc áp dụng pháp luật của cán bộ tại UBND các xã, thị trấn còn có tình trạng tuỳ tiện, rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 vẫn chưa đưa được vào

thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. UBND các xã, thị trấn chưa quan tâm đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, không tin vào QĐHC của địa phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của cấp trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên giai đoạn 2014 2017 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)