Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp dưới tác động của đô thị hóa

- Ở Trung Quốc:

Tại các đô thị Trung Quốc, xu thế chuyển đất canh tác thành vườn cây lâu năm và ao cá khá phát triển, ao chiếm khoảng 3,5% và vườn chiếm khoảng 4,5% diện tích đất nông nghiệp đô thị. Tổng cộng vườn, ao chiếm 11% diện tích đất ở các đô thị cấp I;

1,7% diện tích đất ở các đô thị cấp II và 5,4% diện tích trong vùng nông thôn (Đào Thế Tuấn, 2004)[25].Theo Hứa Việt Tiến (2000)[21], Trung Quốc đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị, thành phố Thượng Hải là địa phương thực hiện khá thành công đó là:

Nông nghiệp xanh: duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố.

Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau, quả, thịt, trứng, sữa cho khách sạn trong thành phố.

Nông nghiệp thu ngoại tệ: sản xuất các nông, đặc sản xuất khẩu.

Nông nghiệp du lịch: phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô thành phố.

Nông nghiệp an dưỡng: ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan đẹp.

Nông nghiệp sinh thái: là ngành nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc hại, không ô nhiễm môi trường.

Tại Bắc kinh:Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại đang được khai thác sử dụng khá hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của Bắc Kinh chia thành 4 khu vực khác nhau nhằm tạo điều kiện phát huy lợi thế:

Khu vực nội thị: không gian xanh và công viên, quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

Khu vực đô thị vệ tinh: tham quan, công viên nông nghiệp, quản lý cảnh quan.

Ven đô thị vùng đồng bằng: thâm canh nông nghiệp công nghệ cao và nuôi gia súc.

Khu vực miền núi: làng du lịch nông nghiệp, sinh thái, bảo vệ di sản văn hóa.

Nông nghiệp ven đô thị ở Bắc Kinh đang phát triển theo hai hướng chính: hiện đại hóa (sử dụng nhà kính, thủy lợi và công nghệ cải tiến) và đa chức năng (cây ăn quả, thảo dược, sản phẩm động vật, hoa và rau quả).

Hiện nay ở Bắc Kinh đang phát triển trào lưu ”nông nghiệp giải trí” hay du lịch nông nghiệp. Các doanh nghiệp, nông hộ tạo ra sản phẩm là các vườn cây ăn trái, ao cá,..; nơi du khách có thể tùy ý chọn trái cây, bắt cá, chỗ ở, phương tiện chuẩn bị bữa ăn, cưỡi ngựa,…

Đến năm 2007, Bắc Kinh có 1.032 công viên du lịch nông nghiệp và 630 làng du lịch nông nghiệp, trong đó 65 khu nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút hơn 26 triệu lượt khách tham quan du lịch, thu nhập hơn 1,8 tỷ nhân dân tệ (RUAF Foundation, 2010).

Mặc dù Trung Quốc có nhiều mô hình phát triển nông nghiệp ven đô đưa lại hiệu quả cao, song với tốc độ phát triển như hiện nay thì diện tích đất canh tác sẽ tiếp tục giảm và dẫn đến tình trạng khan hiếm đất canh tác nghiêm trọng, đe dọa đến an ninh lương thực.

Thành phố Bắc Kinh nằm ở phía Bắc của vùng đồng bằng Bắc Trung Quốc, có tổng diện tích 16.808 km2, dân số 19,6 triệu người (2010), tăng trưởng kinh tế những năm gần đây trung bình 14,2% mỗi năm, quá trình đô thị hóa đạt 84,5% (2007), chênh lệch thu nhập giữa đô thị và nông thôn ngày càng tăng mạnh (hiện nay là 3:1).

Từ năm 1985 đến 2002, diện tích đất canh tác ở Bắc Kinh đã giảm 172.000 ha (từ 421.000 ha xuống còn 249.000 ha). Diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu ở khu vực ven đô thị do tính chất phát triển không gian đô thị ở Bắc Kinh là từ tâm đô thị mở rộng ra nhiều phía bằng cách xây dựng những đường vành đai bao quanh Thành phố từ trong ra ngoài (RUAF Foundation, 2010).

- Mỹ:

Chính phủ Mỹ rất quan tâm việc khuyến khích tận dụng các nguồn lực để phát triển nông nghiệp đô thị, như tận dụng diện tích đất trống để sản xuất rau, quả trong từng hộ gia đình, thậm chí sử dụng đất ở các sân sau của trường học, bệnh viện hoặc công viên quốc gia. Theo số liệu của Ủy ban Nông nghiệp đô thị Bắc Mỹ năm 2003, Dự án “vườn cho người nghèo” ở Santa Cruz, California đã đóng góp 55% sản lượng các sản phẩm nông nghiệp đô thị và quản lý thành công chương trình sản xuất hoa tươi bằng phương pháp hữu cơ. Các vườn cây ăn quả và hệ thống cây xanh tạo thành vành đai xanh điều hòa khí hậu cho thành phố. Các sản phẩm chính được sản xuất ở đô thị và ven đô các thành phố bao gồm rau, hoa quả và bơ sữa, trong đó hoa quả chiếm 79%, rau tươi chiếm 68%, bơ sữa chiếm 52% so với tổng sản lượng trên toàn quốc.

Một nghiên cứu điển hình ở Bắc Mỹ về mô hình phát triển nông nghiệp đô thị đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến lược sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trường là mô hình vành đai xanh - Greebelt của Boal[22].

Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp đô thị.

Vành đai thứ nhất tại nội đô thành phố, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt được mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp do nông dân không muốn đầu tư mà trông chờ vào sự tăng giá đất do chuyển mục đích sử dụng.

Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa thành phố, nông nghiệp đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích. Theo đó, tác giả cho rằng công tác quy hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên là rất quan trọng cho nông nghiệp đô thị và ven đô trong quá trình đô thị hóa để kết hợp giải quyết vấn đề an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

Một số khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị ở Mỹ là vấn đề sở hữu ruộng đất, thiếu vốn để phát triển sản xuất, khó khăn trong vấn đề tiếp cận thị trường do sự độc quyền phân phối của các nhà bán buôn, thiếu kiến thức và kỹ năng sản xuất, chế biến và môi trường sản xuất bị ô nhiễm gây mất an toàn thực phẩm.

Quá trình đô thị hóa ở Mỹ diễn ra muộn hơn nhiều nước ở Châu Âu nhưng với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều.Vào những năm 1800, xã hội Mỹ vẫn có tính chất nông thôn hơn so với các quốc gia Châu Âu; ít hơn 10% dân cư sống trong khu vực đô thị (khoảng 2.500 người).Ngày nay, khu vực đô thị chiếm hơn 3/4 dân số. Từ năm 1800 đến 1900, dân số New York nhảy vọt từ 60.000 lên 4,8 triệu người [18].

California là tiểu bang nông nghiệp quan trọng nhất ở Mỹ, sản xuất ra 42% sản lượng trái cây và 43% sản lượng rau của cả nước.

Vào năm 1960, hơn 3 triệu ha đất nông nghiệp chất lượng cao ở California đã bị mất để sử dụng cho các mục đích phát triển đô thị. Đến năm 1980, thì có tới 1/3 diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và dự báo đến năm 2020 sẽ có hơn 14 triệu mẫu Anh (hơn 5,66 triệu ha) đất nông nghiệp chất lượng cao nhất miền nam California sẽ biến mất do quá trình đô thị hóa. Phần lớn đất nông nghiệp ở California đã biến mất thuộc vùng ngoại ô như Orange County trong lưu vực Los Angeles và thung lũng Santa Clara, phía Nam San Francisco. Ở Mỹ bình quân hàng năm có gần 400.000 ha đất nông nghiệp bị mất do việc mở rộng đô thị .

- Nhật bản:

Ở Nhật Bản nông nghiệp đô thị đem lại hiệu quả hơn các khu vực nông thôn. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), tính đến năm 2010 sản xuất ngành nông nghiệp khu vực đô thị có giá trị kinh tế cao hơn các khu vực khác, nhiều hơn 3% so với mức trung bình quốc gia. Về thu nhập cho mỗi nông dân, nông nghiệp đô thị lợi nhuận cao hơn hai lần so với nông nghiệp khu vực miền núi và hơn khoảng 10% so với nông nghiệp ở khu vực nông thôn đồng bằng. Ở thành phố Tokyo sản xuất rau sạch có khả năng đáp ứng nhu cầu cho gần 700.000 cư dân thành phố[32].

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) ước tính rằng khu vực đô thị đất nông nghiệp chiếm khoảng 1,1 triệu ha và hàng năm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,6 ngàn tỷ yên, bằng 29% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia.

Trong đó rau, hoa chiếm khoảng 40%[33].

MAFF đã sử dụng hệ thống phân loại khu vực, gồm bốn loại chính: khu vực nông nghiệp đồi núi, khu vực nông nghiệp trung du, khu vực nông nghiệp đồng bằng và khu vực nông nghiệp đô thị. Năm 2003, MAFF báo cáo có 1,1 triệu ha đất nông nghiệp trong đô thị, chiếm 24% tổng số đất nông nghiệp quốc gia. Trong khu vực này có khoảng 750.000 hộ nông dân đang thực hiện các hoạt động nông nghiệp nhưng có 33% (250.000 hộ gia đình) sản xuất nông nghiệp chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình [33].

Khu vực nông nghiệp đô thị hàng năm tạo ra giá trị sản xuất trên mỗi ha là 2,3 triệu yên, nhiều hơn 20% so với mức trung bình của quốc gia. Sản phẩm chủ yếu là rau, gạo, gia súc, trái cây và hoa [33].

Thách thức đối với sản xuất nông nghiệp đô thị ở Nhật Bản là vấn đề già hóa dân số. Tuổi trung bình của nông dân tại các thành phố cũng như các khu vực nông thôn Nhật Bản khá cao và ngày càng gia tăng. Giá bất động sản đô thị cao, đồng nghĩa với việc nông dân phải đối mặt với mức thuế cao. Nhu cầu thị trường lớn, diện tích đất canh tác hạn chế và chịu sự tác động của quá trình quản lý, phát triển đô thị nên việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát dịch bệnh bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc tăng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi [32].

Ở Nhật Bản đi đôi với tiến trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa, mức độ tập trung dân cư tại các khu công nghiệp phát triển nhanh chóng. Quá trình này diễn ra sôi động trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 vùng đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya.

Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 được coi là giai đoạn Thần kỳ Nhật Bản khi quốc gia này lần lượt vượt qua Canada, Pháp, Anh, Nga để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Mỹ). Các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô đã góp phần không nhỏ trong kỳ tích này. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, mật độ dân cư tăng cao đã tạo áp lực cho các đô thị phải sử dụng quỹ đất hiệu quả hơn, cơ sở hạ tầng (đường, nhà ở, cấp - thoát nước, điện, công trình phúc lợi,..) phải được cải thiện, mở rộng để đáp ứng những yêu cầu mới [17]

Theo Nguyễn Dư Minh [17]so sánh diện tích một số loại đất giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2009 thấy rằng diện tích đất lúa của Nhật Bản giảm 3.296 km2, chiếm 11,04%; đất canh tác khác giảm 1.427 km2, chiếm 5,41%; đồng cỏ và đất nông nghiệp khác giảm 3.468 km2, chiếm 24,93%; đất lâm nghiệp tăng 2.670 km2, chiếm 3,51%;

đất phi nông nghiệp tăng 6.064 km2, chiếm 37,94% (so với số liệu năm 1985).

Trong hơn một thế kỷ qua, Nhật Bản đã nỗ lực theo đuổi và phát triển các phương pháp, công cụ để xây dựng và phát triển đô thị tốt hơn trong thời đại mới. Trong suốt quá trình này, một số các biện pháp phát triển đô thị đã được cách tân và thể chế

hoá cùng với cơ cấu tổ chức theo quy hoạch đô thị. Đặc biệt là hai phương pháp lấy ý tưởng từ việc chia lại lô đất và chuyển đổi quyền sở hữu là: “Điều chỉnh đất” và “cải tạo đô thị”. Việc triển khai các dự án phát triển đô thị bằng 2 phương pháp này đã đem lại cho Nhật Bản những kết quả tích cực. Cho đến nay, Nhật Bản là một trong số những quốc gia có hệ thống công cụ quản lý và phát triển đô thị rất toàn diện và chất lượng môi trường sống đô thị thuộc hàng tốt nhất thế giới. Trong đó, phương pháp điều chỉnh đất được xem như là công cụ hiệu quả nhất cho quá trình phát triển đô thị.

-Hàn Quốc:

Hơn 80% người Hàn Quốc đang sinh sống tại các thành phố, không gian đô thị được khai thác tối đa cho các hoạt động nông nghiệp đô thị. Đó là tận dụng phần diện tích còn lại của các trường học, công viên, mái nhà, lề đường, căn hộ cao cấp, nhà hát, thư viện,.. Ngoài ra, các hoạt động đem lại hiệu quả như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp đô thị phát triển.

Các khu vực đô thị tại Hàn Quốc đất canh tác đang ngày một thu hẹp để nhường chỗ cho những tòa nhà. Để góp phần tạo thêm môi trường trong lành người ta đã tìm cách phủ xanh mái nhà. Cũng có thể nói đây là một lựa chọn khả thi cho các hoạt động nông nghiệp đô thị. Theo Hye Moon, J. (2011)[33], tại thành phố Seoul, tổng diện tích của các mái nhà có thể sử dụng để phủ xanh là khoảng 235 km2. Số diện tích này chiếm khoảng 70% tổng diện tích Seoul. Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã tích cực thúc đẩy việc sử dụng các mái nhà cho hoạt động phủ xanh bằng cách ban hành một quy định trên mái nhà màu xanh lá cây.

Quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc làm gia tăng nhiều khu chung cư cao tầng.

Đến năm 2003, hơn 50% người dân số Hàn Quốc sống ở trong những căn hộ cao cấp và có hơn 80% người Hàn Quốc cho thấy sở thích của họ là được sống trong những căn hộ cao cấp. Căn hộ cao cấp sẽ được duy trì, phát triển và là như một sự lựa chọn chính đáng của người dân Hàn Quốc. Do đó, hình thức hoạt động quan trọng của nông nghiệp đô thị đối với khu vực này là tạo môi trường, không gianxanh trong những căn hộ cao cấp. Cụ thể là người ta đã trồng các loại rau, hoa để phục vụ nhu cầu gia đình kể cả nuôi giun đất để cải tạo, tăng thêm độ màu mỡ cho đất.

Năm 1993, Hợp tác xã nông nghiệp Liên đoàn Quốc gia Hàn Quốc (NACF) đưa ra chương trình nông nghiệp cuối tuần. Chương trình này nhằm khai thác sử dụng những mảnh đất chưa sử dụng tại các khu vực nông thôn, giúp các hộ gia đình khu vực đô thị có thêm thu nhập và được hưởng môi trường trong lành. Hiện nay, NACF có hơn 500 trang trại cuối tuần và hơn 70.000 người dân đô thị tham gia.

Du lịch sinh thái ở Hàn Quốc cũng là lĩnh vực được nhà nước Hàn Quốc đặc biệt quan tâm. Số lượng các khu du lịch sinh thái hiện nay tăng hơn 3 lần so với năm

2005. Du lịch xanh làm cho cuộc sống đô thị thêm phần thú vị và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho cả người dân thành thị và nông thôn.

Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị của Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đó là vấn đề già hóa dân số nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh thái, diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bởi toàn cầu hóa và đô thị hóa thôn [28].

Hàn Quốc là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á, đã đạt được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra được những mặt trái của quá trình đô thị hóa.

1.2.3.2. Tại Việt Nam

Theo Chi cục phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (2010), tại thành phố Hồ Chí Minh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 (giá so sánh 1994) tăng bình quân 5,7%/năm. Trong đó: trồng trọt tăng bình quân 7,7%/năm; chăn nuôi tăng 10%/năm; lâm nghiệp giảm 8,7%/năm; thủy sản tăng 0,9%/năm; dịch vụ nông lâm ngư nghiệp tăng 6%/năm. Doanh thu bình quân 1 hécta đất sản xuất năm 2009 là 138,5 triệu đồng/ha/năm, tăng 5% so năm 2008 và tăng 2,2 lần so với năm 2005 (63 triệu đ/ha/năm). Trong 6 tháng đầu năm 2010 ước tốc độ tăng giá trị sản xuất 7,5% so cùng kỳ năm 2009. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: năm 2009: giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (giá thực tế) đạt 7.640,3 tỉ đồng, trong đó trồng trọt đạt 2.209 tỉ đồng (28,9% - năm 2005: 26,6%), chăn nuôi đạt 3.080 tỉ đồng (40,3% - năm 2005: 33,5%), lâm nghiệp 72 tỉ đồng (0,9% - năm 2005:

2,5%), thủy sản 1.511,3 tỉ đồng (19,8% - năm 2005: 28,8%), dịch vụ nông lâm ngư nghiệp 768 tỉ đồng (10,1% - năm 2005: 8,5%).

Quá trình đô thị hóa cũng bộc lộ những tương tác phức tạp giữa các hiện tượng môi trường, xã hội và kinh tế mà nổi bật là những bất cập trong mối quan hệ giữa đô thị hoá với phát triển nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm đời sống người nông dân.

Đô thị hóa, đặc biệt là tại các vùng ven đô, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như dân số tăng nhanh trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đô thị, mạng lưới giao thông chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu, lãng phí việc sử dụng đất; đô thị hóa làm giảm đi diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh hàng loạt vấn đề do chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội đô thị và vùng ven đô.

Điều đáng lo ngại nhất là việc đất nông nghiệp giảm sút khiến lĩnh vực nông nghiệp bị thu hẹp dần, làm giảm nguồn cung về lương thực, thực phẩm, đồng nghĩa với việc đô thị không thể chủ động nguồn cung cho mình. Ở thành phố Hà Nội những năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)