CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Tĩnh
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Vị trí địa lý thành phố Hà Tĩnh
Thành phố Hà Tĩnh trải dài từ 18°18' đến 18°24' vĩ Bắc và từ 105°53' đến 105°56' kinh Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 12,5 km. Thành phố có 10 phường, 06 xã với diện tích tự nhiên 5654,98 ha, ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên;
- Phía Đông và phía Tây giáp huyện Thạch Hà
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của cả tỉnh, có tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đặc biệt là các địa phương ven đô khu vực phía Bắc Thành phố.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước và địa hình
Theo số liệu thu thập, tổng hợp từ Trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thì đặc điểm khí hậu, thủy văn thành phố Hà Tĩnh hiện tại như sau:
- Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10.
* Chế độ thuỷ văn:
Việc tiêu thoát của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ra ngập úng tại nội đồng trong Thành phố.
Các đặc trưng của sông Rào Cái.
Bảng 3.1. Mức lũ của sông Rào Cái.
Tần suất P (%)
1 2 3 4 5 6 10 50
Hmax (cm) 240,56 229,09 222,00 217,5 213,3 210,16 200,62 165,2 Hmin (cm) -113,28 -115,18 -116,35 -117,2 -117,91 -118,5 -120,2 -127,33
Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, 2016.
Chế độ dòng chảy của sông Rào Cái có hai mùa rõ rệt.
Dòng chảy mùa cạn từ (tháng 12 đến tháng 7) dòng chảy ổn định. Khi có mưa tiểu mãn dòng chảy tăng lên khá nhiều vào tháng 5.
Dòng chảy mùa lũ thường từ tháng 8 đến 11 thường có biến động lớn đạt bình quân 50% tổng lưu lượng cả năm.
Hình 3.2 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm TP Hà Tĩnh từ năm 2000-2016
Hình 3.3 Lượng mưa trung bình năm của TP Hà Tĩnh từ năm 2000-2016 - Tài nguyên nước:
Theo số liệu thu thập được từ Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thì tài nguyên nước ở thành phố Hà Tĩnh hiện có như sau:
+ Nước ngầm: nguồn nước ngầm của tỉnh có 2 nguồn gốc, đó là nước khe nứt (nước mạch) và ổ nước (nước lỗ hổng) trong lòng đất. Các mạch nước ngọt phân bố chủ yếu ở độ sâu 10-12m, xuống sâu nước bị mặn.
Nước mặt: Gần khu vực thành phố Hà Tĩnh có hệ thống sông khá dày, đều là sông nội địa, ngắn và chỉ đổ ra biển qua một cửa duy nhất là Cửa Sót, do đó về mùa mưa mực nước sông dâng khá nhanh. Hệ thống sông ở Thành phố có nguy cơ ô nhiểm cao bởi rác thải, nước thải bệnh viện, chế biến thực phẩm, nhuộm, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản,...
Chất lượng nước ven biển ở đây vẫn đảm bảo tính chất tự nhiên vốn có.
- Địa hình:
Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5m-3m.
3.1.1.3. Đặc điểm đất đai
Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng đồng bằng ven biển miền Trung, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m, có hệ thống sông bao quanh, có quỹ đất thuận lợi nên có điều kiện để phát triển các khu chức năng đô thị.
Đặc điểm thổ nhưỡng:
Theo kết quả điều tra dã ngoại và phân tích 206 mẫu đất của UBND Thành phố (2010) tại Phòng thí nghiệm Trung tâm - Khoa Quản lý đất đai - Học viên Nông
nghiệp Việt Nam thì điều kiện hình thành, phân loại đất và tính chất đất của Thành phố được xác định như sau:
- Mẫu chất: Trong phạm vi thành phố Hà Tĩnh, mẫu chất cơ bản để hình thành nên đất là phù sa có nguồn gốc sông, hỗn hợp sông biển và biển. Sự phân bố xen kẽ và hỗn hợp sông biển làm cho đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình.
- Quá trình hình thành và biến đổi chính gặp trong đất thành phố Hà Tĩnh: Sự tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất nêu trên tạo nên những quá trình hình thành và biến đổi như lắng đọng vật liệu phù sa, tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất, một số quá trình biến đổi khác (tích lũy tuyệt đối sắt, glây, hóa chua, nhiễm mặn,...).
- Phân loại đất: Dựa vào các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất, được thể hiện rõ của cấu tạo phẫu diện và các tính chất hiện tại của đất. Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất cho bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn của ngành nông nghiệp (10 TCN 68-84) thành phố Hà Tĩnh có các loại đất chính sau:
+ Đất cát chua (Cd), tên theo FAO-UNESCO: Dystric. Arenosols (ARd).
+ Đất phù sa chua (Pc), tên theo FAO-UNESCO: Dystric- Fluvisonls (FLd).
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) tên theo FAO-UNESCO: Cambic- Fluvisonls (FLb).
+ Đất phèn hoạt động (Sj), tên theo FAO-UNESCO: Orthi-Thionic- Fluvisonls(FLt-or).
- Tính chất đất thành phố Hà Tĩnh: Về loại đất, diện tích, tỷ lệ, địa bàn phân bố và đặc điểm của một số khu vực đào phẩu diện được thể hiện ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Loại đất, diện tích, tỷ lệ và địa bàn phân bố
Loại đất
Tên loại đất Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Phân bố ở các xã, phường
FAO Việt
Nam
Đất cát chua Dystric.
Arenosols (ARd) Cd 890,25 29,06
Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Quý, Thạch Linh, Nguyễn Du .v.v...
Đất phù sa chua Dystric-
Fluvisonls (FLd) Pc 982,40 32,07
Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Linh, Thạch Bình, phường Đại Nài, Văn Yên, Nguyễn Du,…
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
Cambic-
Fluvisonls (FLb) Pf 545,83 17,82
Thạch Bình, Thạch Linh, Thạch Môn, Thạch đồng, phường Trần Phú, Nam Hà,…
Đất phèn hoạt động
Orthi-Thionic-
Fluvisonls(FLt-or) Sj 645,10 21,05 Đại Nài, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Hạ ...
Nguồn: UBND thành phố Hà Tĩnh, 2010