CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
3.4.3. Những giải pháp để thực hiện các loại hình sử dụng đất nông nghiệp được đề xuất
3.4.3.1. Công tác tuyên truyền:
Cần phải nhận thức rõ vai trò, vị trí của nông hộ và các doanh nghiệp SXNN, đây là lực lượng đông đảo quyết định toàn bộ vấn đề sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Theo đó, cần phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung (vấn đề quản lý sử dụng đất nông nghiệp; định hướng vùng SXNN; ứng dụng phát triển các mô hình; các sản phẩm mũi nhọn, chủ lực; quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp Vùng nội đô thị, Vùng ven đô,...) của các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp, Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Thành phố cũng nhưng các chủ trương, chính sách phát triển SXNN đang được áp dụng trên địa bàn nhằm từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, gắn với việc tái cơ cấu lại mùa vụ, đối tượng và hình thức tổ chức sản xuất nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người dân.
3.4.3.2. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng sản xuất:
Quy hoạch hoạch kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thành phố đã được điều chỉnh; Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố cũng đã đến thời kỳ phải điều chỉnh do đã có sự thay đổi về nhận thức, quan điểm phát triển (thay đổi nhiều sau khi 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển)
Việc điều chỉnh quy hoạch cũng phải dựa vào kết quả rà soát, đánh giá hiệu quả sản xuất các vùng chuyên canh, các sản phẩm chủ lực đã được phê duyệt.
Các vùng sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của Thành phố phải được làm rõ đến từng xã, phường, từng cánh đồng, từng khu vực cụ thể và đưa ra các giải pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, đảm bảo hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp đô thị.
Các vùng sản xuất chuyên canh, các sản phẩm chủ lực phải được thể hiện trên bản đồ quy hoạch với nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện rõ mức độ ưu tiên. Tính toán kỹ các chỉ tiêu để làm cơ sở phân bổ, đặc biệt là phải quy định mức diện tích tối
thiểu các vùng chuyên canh, các sản phẩm chủ lực đối với từng xã, phường nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất SXNN trong điều kiện phát triển đô thị ở mức cao.
Tiếp tục thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm trong đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỷ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, cùng với việc lồng ghép có hiệu quả các cơ chế chính sách của tỉnh, của Thành phố trong xây dựng nông thôn mới với các dự án phát triển hạ tầng đô thị. Khuyến khích các hình thức đầu tư PPP, BT,... để xây dựng hạ tầng kỷ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.4.3.3. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hoá trong sản xuất và công tác đào tạo nghề:
Để thực hiện tốt chủ trương xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, yêu cầu đặt ra là phải ứng dụng ngay những tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, trước mắt cần tập trung vào:
Thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học; áp dụng các quy trình tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng theo điều kiện sinh thái. Tổ chức các hội thảo, các cuộc tập huấn, học tập để nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất trong và ngoài tỉnh;
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông đảm bảo đủ mạnh, đáp ứng với yêu cầu tái cơ cấu ngành để làm cầu nối giữa khoa học công nghệ với nông dân, giúp nông dân ứng dụng KHCN vào phát triển sản xuất. Đẩy mạnh xây dựng mô hình, ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển mạng lưới công nghệ thông tin đến tận xã, phường, thôn, xóm, khối phố để người dân được tiếp cận thường xuyên các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật và thị trường;
Kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động khoa học công nghệ;
tăng nguồn kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và công tác khuyến nông. Hỗ trợ nông dân tiếp cận, kết nối với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Tăng hệ số sử dụng đất và xây dựng công thức luân canh sản xuất hợp lý;
3.4.3.4. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất; tổ chức sản xuất theo vùng tập trung:
Tích tụ, tập trung ruộng đất là biện pháp cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Hiện nay có nhiều hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất như là nông dân có thể chuyển quyền sử dụng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất hoặc góp vốn bằng đất cùng doanh nghiệp để chia lợi nhuận hoặc qua chính quyền cho thuê trung gian.
Trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh của Thành phố tiến hành vận động người dân hiến đất để tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo cơ chế nhà nước đầu tư phần xây dựng công trình, hỗ trợ về công tác kỹ thuật, định hướng giống cây trồng và thị trường tiêu thụ để hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác có góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ để phát triển sản xuất theo vùng tập trung.
Các xã, phường, các thôn, xóm, khối phố có điều kiện tương đồng về điều kiện tự nhiên liên kết với nhau để đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đồng nhất về chất lượng, tăng tính cạnh tranh, sản phẩm có số lượng lớn giá trị kinh tế cao. Trong tương lai Thành phố hướng tới liên kết với các huyện trong tỉnh để phát triển sản xuất.
3.4.3.5. Xã hội hóa đầu tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển SXNN:
Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp theo hình thức đối tác - công tư (PPP) đối với các lĩnh vực vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi cấp hai, cấp ba, hệ thống giao thông nội đồng, nghiên cứu ứng dụng khoa học nông nghiệp, dịch vụ thu y, bảo vệ thực vật, khuyến nông và bảo hiểm nông nghiệp,…
Việc lựa chọn, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc cân đối hài hòa giữa lợi ích kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát lưu thông, buôn bán sản phẩm hàng hóa từ sản xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG 4