Hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÓ TRÊN KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3.3.3. Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất được đánh giá trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực tế tình hình sản xuất của 96 hộ gia đình SXNN có bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa thuộc địa bàn nghiên cứu (Phường Thạch Quý 32 hộ, xã Thạch Hạ 32 hộ và xã Thạch Môn 32 hộ).

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi nghiên cứu của để tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức thu hút lao động của của các kiểu sử dụng đất, - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất,

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa hoc kỹ thụât,

Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng như sau:

+ Phường Thạch Quý:

Bảng 3.15. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của phường Thạch Quý

LUT Kiểu sử dụng đất Công LĐ (Công)

GTSX/LĐ (1.000đ/công)

GTGT/LĐ (1.000đ/công)

Chuyên lúa

125,25 384,79 219,30

Lúa Đông Xuân

- Lúa Hè Thu 167 373,80 208,34

Lúa Đông Xuân 83,5 395,78 230,26

Lúa màu

275,8 462,53 293,73

Lúa Đông Xuân - Lúa Hè

Thu - Rau muống 287 366,77 209,79

Lạc - Lúa Hè Thu - Khoai

lang 262,5 427,43 232,37

Đậu - Lúa Hè Thu - Khoai

lang 266,5 439,38 274,96

Ngô - Lúa Hè Thu - Khoai

lang 269,5 411,78 249,99

Lạc - Lúa Hè Thu

- Rau cải 293,5 667,26 501,57

Chuyên màu

168,25 1371,97 1108,22

Lạc - Khoai lang 179 462,70 253,80

Lạc - Đậu 188 494,81 294,71

Lạc (1 vụ) 92 478,96 234,38

Hoa đào 214 4.051,40 3.650,00

Cây ăn quả

343 907,70 104,89

Cam, bưởi, khế, cây khác 343 907,70 104,89 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2017)

Ở phường Thạch Quý kiểu sử dụng đất yêu cầu nhiều công lao động nhất là Cam, bưởi, khế, cây khác Lạc - Lúa hè thu – Rau cải với 343 công, tiếp đến là Lạc - Lúa hè thu – Rau cải 293,5. Tuy nhiên, kiểu sử dụng đất Lạc - Lúa hè thu – Rau cải lại cho giá trị sản xuất trên một công lao động ở mức khá cao.

Ở vùng này, kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất trên 1 công lao động và giá trị gia tăng trên 1 công lao động cao nhất là Hoa đào.

Nhìn chung Loại hình sử dụng đất thu hút lao động nhất là LUT Cây ăn quả với 343 lao động/ha/năm, tiếp đến là LUT Lúa màu với 275,8 lao động/ha/năm, đứng thứ ba là LUT Chuyên màu với 168,25 lao động/ha/năm nhưng cho giá trị gia tăng trên công lao động ở mức cao 1,108 triệu đồng/ công, cuối cùng LUT Chuyên lúa thu hút công lao động thấp nhất và cho giá trị sản xuất /lao động và giá trị gia tăng/ lao động thấp nhất.

+ Xã Thạch Môn:

Bảng 3.16. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của xã Thạch Môn

LUT Kiểu sử dụng đất Công LĐ

(Công)

GTSX/LĐ (1.000đ/công)

GTGT/LĐ (1.000đ/công)

Chuyên lúa

126,5 388,59 214,55

Lúa Đông Xuân -

Lúa Hè Thu 168 376,71 201,98

Lúa Đông Xuân 85 400,46 227,12

Lúa màu 177 422 209

Lạc - Lúa Hè Thu 177 421,66 209,47

Chuyên màu

313 1.820 1.080

Lạc - Dưa - Su lơ 302 1442,55 1253,46

Lạc - Dưa - Su hào 312 1088,31 896,89

Lạc - Dưa - Bắp cải 305 923,84 735,58

Lạc - Đậu - Ngô 286 489,30 300,65

Lạc - Đậu - Rau cải 304 729,89 561,13

Dưa - Dưa - Rau cải 320 1313,25 1153,40

Lạc - Đậu 188 509,65 305,26

Hoa ly - Dưa - Su lơ 486 8064,94 3432,05

Cây ăn quả 343 934,93 633,43

Cam, bưởi, khế, cây khác 343 934,93 633,43 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Ở xã Thạch Môn kiểu sử dụng đất yêu cầu nhiều công lao động nhất là Hoa ly - Dưa - Su lơ với 486 công, tiếp đến là Cam, bưởi, khế, cây khác với 343 công.

Ở vùng này, kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất trên 1 công lao động và giá trị gia tăng trên 1 công lao động cao nhất là Hoa ly - Dưa - Su lơ.

Nhìn chung Loại hình sử dụng đất thu hút lao động nhất là LUT Cây ăn quả với bình quân 343 lao động/ha/năm, tiếp đến là LUT Chuyên màu với bình quân 313 lao động/ha/năm, đứng thứ ba là LUT Lúa màu với bình quân 177 lao động/ha/năm, cuối cùng LUT Chuyên lúa thu hút công lao động thấp nhất và cho giá trị sản xuất /lao động và giá trị gia tăng/ lao động ở mức thấp.

+ Xã thạch Hạ:

Bảng 3.17. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của xã Thạch Hạ

LUT Kiểu sử dụng đất Công LĐ

(Công)

GTSX/LĐ (1.000đ/công)

GTGT/LĐ (1.000đ/công)

Chuyên lúa

125,25 396,84 235,61

Lúa Đông Xuân -

Lúa Hè Thu 167 382,36 221,56

Lúa Đông Xuân 83,5 411,31 249,66

Chuyên màu

190,86 1047,06 817,41

Lạc - Rau cải 210 823,77 666,02

Lạc - Rau bầu 212 516 320,00

Lạc - Khoai lang 179 480,85 280,59

Lạc - Đậu 188 514,21 324,14

Lạc - Vừng 149 485,18 280,15

Lạc - Lạc 184 497,74 264,34

Hoa đào 214 4.011,68 3.586,67

Cây ăn quả

343 962,16 673,10

Cam, bưởi, khế, cây khác 343 962,16 673,10 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017)

Ở xã Thạch Hạ kiểu sử dụng đất yêu cầu nhiều công lao động nhất là Cam, bưởi, khế, cây khác với 343 công, tiếp đến là Hoa đào với 214 công.

Ở vùng này, kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất trên 1 công lao động và giá trị gia tăng trên 1 công lao động cao nhất là Hoa đào.

Nhìn chung Loại hình sử dụng đất thu hút lao động nhất là LUT Cây ăn quả với bình quân 343 lao động/ha/năm, tiếp đến là LUT Chuyên màu với bình quân 190,86 lao động/ha/năm, cuối cùng LUT Chuyên lúa thu hút công lao động thấp nhất và cho giá trị sản xuất /lao động và giá trị gia tăng/ lao động ở mức thấp.

Bảng 3.18. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

LUT Giá trị ngày công

Mức độ chấp nhận của người dân

Số công / 1 ha

Đánh giá

Tổng điểm Mức độ

Chuyên lúa 1 2 1 4 Thấp

Lúa màu 3 2 2 7 Trung bình

Chuyên màu 3 3 2 8 Cao

Cây ăn quả 3 1 1 5 Thấp

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Từ Bảng 3.18 cho thấy kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh như sau:

a. LUT Chuyên màu: Hiệu quả xã hội đạt mức cao.

Kiểu sử dụng đất này thu hút lao động ở mức cao với bình quân 240,53 lao động/ha/năm, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, mức độ chấp nhận của người dân cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm đạt mức trung bình, sản phẩm được tiêu thụ ở thành phố Hà Tĩnh và một số huyện lân cận, hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất Chuyên màu đạt mức cao.

b. LUT Lúa màu: Hiệu quả xã hội đạt mức trung bình.

Kiểu sử dụng đất này thu hút lao động ở mức cao với bình quân 214,55 lao động/ha/năm, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, mức độ chấp nhận của người dân ở mức trung bình do giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp tính trên công lao động, hiệu quả đồng vốn chưa cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm đạt mức trung bình, hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất Lúa màu đạt mức trung bình.

c. LUT Chuyên lúa: Quỹ đất phù hợp với loại hình sử dụng đất này lớn (gần 59%), phù hợp với tập quán canh tác của địa phương, do cần ít lao động nên phù hợp với xu hướng lao động nông nghiệp ngày càng giảm của các hộ (thu hút lao động chỉ ở mức 125 lao động/ha/năm), tuy nhiên hiệu quả sản xuất còn thấp, năng suất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dịch bệnh,..., khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp (về năng suất, chất lượng khó cạnh tranh với các huyện như Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ,...), hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất Chuyên lúa đạt mức thấp.

d. LUT Cây ăn quả: Kiểu sử dụng đất này thu hút nhiều lao động (mức 343 lao động/ha/năm); nhưng sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ tại chỗ do khó cạnh tranh với sản phẩm của các huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Thạch Hà,...; khả năng chấp nhận của người dân đối với kiểu sử dụng đất này thấp; hiệu quả xã hội thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)