Hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÓ TRÊN KHU VỰC VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3.3.4. Hiệu quả về môi trường

Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được đánh giá trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực tế tình hình sản xuất của 96 hộ gia đình SXNN có bị ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa thuộc địa bàn nghiên cứu (Phường Thạch Quý 32 hộ, xã Thạch Hạ 32 hộ và xã Thạch Môn 32 hộ) để xác định mức độ sử dụng phân bón trong canh tác và mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

* Việc sử dụng phân bón trong canh tác:

Kết quả điều tra nông hộ về mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng được thể hiện ở Bảng 4.31.

Bảng 3.19. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý

TT Tên cây trồng

Theo điều tra Theo tiêu chuẩn

N (kg/ha)

P2O5 (kg/ha)

K (kg/ha)

Phân chuồng (tấn/ha)

N (kg/ha)

P2O5 (kg/ha)

K (kg/ha)

Phân chuồng (tấn/ha)

1 Lúa đông xuân 100 60 60 10 120-130 80-90 30-60 08-10

2 Lúa hè thu 80 70 90 8 80-100 50-60 0-30 06-8

3 Lạc 25 150 40 10 20-30 60-90 30 - 60 20- 25

4 Đậu 80 300 120 30-40 60 40-60 05-6

5 Vừng 80 300 120 - - - -

6 Ngô 150 70 60 10 150-180 70-90 80-100 08-10

7 Khoai lang 100 70 80 10 150-180 70-90 80-100 08-10

8 Dưa 200 300 150 20 230-250 400 170

9 Bắp cải 100 30 100 10 121 32 106 25-30

10 Súp lơ 100 30 100 10 121 32 106 25-31

11 Su hào 100 30 100 10 121 32 106 25-32

12 Rau cải 100 30 100 10 121 32 106 25-33

13 Rau muống 306,82 10,00 - - - -

14 Rau Bầu 276 24,00 - - - -

15 Hoa đào 320 320 160 10,00 - - - -

16 Hoa ly 160,3 160,75 80,43 10,00 - - - -

17 Cây ăn quả 690 400 600 25,00 - - - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017)

Phân hữu cơ có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng một cách từ từ, đây là phương thức sản xuất bản địa truyền thống; cải thiện và duy trì độ phì của đất.

Qua kết quả điều tra cho thấy, các loại cây trồng trên địa bàn đều sử dụng phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, lượng phân chuồng phần lớn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nguyên do là hiện nay các hộ không còn chăn nuôi nhỏ lẻ từng hộ mà phần lớn đã chuyển sang chăn nuôi tập trung theo mô hình lớn và sử dụng phương pháp xử lý chất thải là hố Bioga. Trong tương lai, cần phải duy trì lượng phân bón hữu cơ đối với cây trồng (Xem Bảng 3.19).

Việc sử dụng phân bón đối với các loại cây trồng thừa hoặc thiếu đều làm giảm năng suất cây trồng. Sử dụng lượng phân bón vô cơ thừa so với tiêu chuẩn cho phép còn là nguyên nhân làm chua đất, làm ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất.... Vì vậy để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ bón phân cân đối giữa các loại cây trồng.

* Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Bảng 3.20. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số loại cây trồng

STT Tên

cây trồng Tên thuốc

Thực tế sử dụng

(ha)

Tiêu chuẩn cho phép (*)

1 Lúa

đông xuân

Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha Pretilachlor ( Prefit 300EC, ..) Trừ cỏ 1 lít/ha 0,8-1 lít/ha

Fipronil + lambda cyhalothrin ( Acenta 50EC)

0,5-0,6 lít/ha

0,3 - 0,45 lít/ha

2 Lúa hè thu

Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha Pretilachlor ( Prefit 300EC, ..) Trừ cỏ 1 lít/ha 0,8-1 lít/ha

Fipronil + lambda cyhalothrin (Acenta 50EC)

0,5-0,6 lít/ha

0,3 - 0,45 lít/ha 3 Lạc Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha

4 Đậu

Bingen 50WG (trừ sâu cuốn lá) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha Anvado 100WP (trừ rầy) 0,2kg/ha 0,25 - 0,3

kg/ha Daconil 75 WP (trị nấm) 0,4kg/ha 1,2 - 2,5

kg/ha

5 Vừng

Butachlor ( Heco 600EC) Trừ cỏ 1 lít/ha 1 lít/ha

Padan 95 SP 0,8kg/ha 0,6 - 0,7

kg/ha

STT Tên

cây trồng Tên thuốc

Thực tế sử dụng

(ha)

Tiêu chuẩn cho phép (*)

6 Ngô

Bingen 50WG (trừ sâu cuốn lá) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha

Padan 95 SP 0,8kg/ha 0,6 - 0,7

kg/ha 7 Khoai lang Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha

8 Dưa Padan 95 SP 0,8kg/ha 0,6 - 0,7

kg/ha 9 Bắp cải Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha 10 Súp lơ

Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha Anvado 100WP (trừ rầy) 0,2kg/ha 0,25 - 0,3

kg/ha 11 Su hào Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha 12 Rau cải Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha

13 Hoa đào

Kích thích ra hoa SVT1 0,3 lít/ha 0,3 lít/ha Fipronil + lambda cyhalothrin ( Acenta

50EC)

0,5-0,6 lít/ha

0,3 - 0,45 lít/ha Daconil 75 WP (trị nấm) 0,4kg/ha 1,2 - 2,5

kg/ha Ricide 72WP ( Thuốc trừ bệnh) 2kg/ha 2-2,5kg/ha

14 Hoa ly

Siêu ra rễ 0,4kg/ha 0,56 kg/ha

Daconil 75 WP (trị nấm) 0,4kg/ha 1,2 - 2,5 kg/ha Naltivo 750WG (nấm) 0,1 lít 0,1 lít/ha

15 Cây ăn quả

Kích thích ra hoa SVT1 0,3lít/ha 0,3 lít/ha Emamectin Benzoate (Angun 5WP,

Chim ưng 5WP, Rholam super 5WP…) 0,2kg/ha 0.12 - 0,15kg/ha Fipronil + lambda cyhalothrin ( Acenta

50EC)

0,5-0,6 lít/ha

0,3 - 0,45 lít/ha (*) Tiêu chuẩn liều lượng thuốc sử dụng theo quy định của nhà sản xuất

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017)

Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng đơn giản, nên được nông dân sử dụng nhiều. Nhưng thuốc BVTV lại có tác hại đối với môi trường khi không được sử dụng đúng quy cách.

Theo tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ, hiện nay trên địa bàn Thành phố sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV với nguồn gốc, xuất xứ khác nhau.

Qua kết quả điều tra cho thấy đa số các loại cây trồng đều sử dụng liều lượng phun thuốc vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt là thuốc Bingen 50WG (trừ sâu cuốn lá), nông dân lạm dụng thuốc, liều lượng phun vượt tiêu chuẩn cho phép (Xem Bảng 3.20). Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng cho phép sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, về lâu dài có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Ngoài ra, người nông dân còn có thói quen xấu, họ vứt bao bì thuốc BVTV xuống kênh, mương và ngay trên đồng ruộng. Do đó lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sự an toàn chất lượng sản phẩm.

Lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng loại, đúng lúc, đúng liều theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khu vực ven đô thành phố hà tĩnh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)