CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan về sinh kế
Sinh kế bao gồm năng lực và tài sản/nguồn vốn (các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội), và các hoạt động cần thiết cho các phương tiện sinh sống.
Một sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi từ những sức ép, các cú sốc và duy trì hoặc tăng cường được năng lực và tài sản của mình cả trong hiện tại và trong tương lai, trong khi không hủy hoại cơ sở tài nguyên thiên nhiên (Chambers and Conway, 1992).
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn nguồn vốn của nó trong hiện tại và tương lai khi không làm
suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (R.Chamber, 1989; T.Reardon và J.E.Taylor, 1996).
1.4.2. Khung sinh kế bền vững
Theo DFID khung sinh kế bền vững là một công cụ trực quan hóa được DFID xây dựng nhằm tìm hiểu các loại hình sinh kế. Mục đích của nó là giúp người sử dụng nắm được những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, nhất là những yếu tố làm nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội.
Khung sinh kế là cách tiếp cận toàn diện nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt con người làm trung tâm trong quá trình phân tích. Mặc dù, có rất nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức thì có mức độ vận dụng khác nhau nhất định, nhưng khung phân tích sinh kế có những thành phần cơ bản giống nhau sau:
Hình 1.1. Sơ đồ khung sinh kế bền vững
Nguồn: DFID 2003 Đã và đang có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng tới các mục tiêu phát triển sinh kế của người dân một cách bền vững và lâu dài.
Nhưng sinh kế của người dân còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố: xã hội, con người, điều kiện tự nhiên, vật chất,…Vì thế việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động sinh kế giúp ta biết được những sinh kế của người dân có phù hợp với
Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh.
Chính sách, tiến trình và cơ cấu - Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc - Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân -Các thiết chếcông dân, chính trị và kinh tế (thịtrường, văn hoá)
Các chiến lược Sinh kế - Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …) - Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên
- Cơ sở thị trường - Đa dạng -Sinhtồn hoặc tính bền vững
Các kết quả Sinh kế - Thu nhập nhiều hơn
- Cuộc sống đầy đủ hơn
- Giảm khả năng tổn thương - An ninh lương thực được cải thiện
- Công bằng xã hội được cải thiện -Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên
-Giá trị khôngsử dụng của tự nhiên đượcbảo vệ
Tài sản sinh kế
Tự nhiên
Tài chính Xã
hội
Vật chất Con người
các điều kiện vùng miền địa phương hay không, đồng thời các sinh kế đó có bền vững, phát triển ổn định và lâu dài được hay không.
Với khung sinh kế nó chịu tác động của 5 yếu tố sau: nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, bối cảnh tổn thương, thể chế và chính sách.
1.4.2.1. Nguồn lực sinh kế
Có 5 yếu tố được xác định là nguồn vốn của khung sinh kế mà từ đó có thể tạo ra những sinh kế:
Con người
Xã hội Tự nhiên
Vật chất Tài chính
* Nguồn vốn con người
Nguồn lực con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực lao động, thời gian với sức khỏe tốt và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
Ở mức độ hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe,…Vì thế, nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng nhất bởi nó quyết định khả năng của một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn lực khác (tự nhiên, tài chính, xã hội, vật chất).
Khi nói tới nguồn lực này của những hộ sống phụ thuộc vào rừng thì khi nghiên cứu cần chú ý đến nhân khẩu, cơ cấu theo giới, số lao động của hộ, trình độ lao động và trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình,…Xem xét các yếu tố này với các hoạt động sinh kế.
Ví dụ về nguồn vốn con người: Mối quan hệ họ hàng, trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng ngôn ngữ, khả năng kinh doanh,…
* Nguồn vốn tài chính
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với công việc sử dụng thành công các nguồn lực khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có 2 nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn thường xuyên.
- Nguồn vốn sẵn có bao gồm: tiền tiết kiệm, gửi ngân hàng, vật nuôi,…
- Nguồn vốn thường xuyên: trợ cấp, các khoản tiền trợ cấp nhà nước…
* Nguồn vốn tự nhiên
Là những yếu tố có trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng được như đất đai, tài nguyên rừng, rừng, không khí, nước, đa dạng sinh học…để có thể thực hiện những hoạt động sinh kế. Việc quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp cải thiện được nguồn lực tự nhiên cho cộng đồng, chẳng hạn như việc quản lý và bảo vệ tốt nguồn khoáng sản ở địa phương thì giúp việc khai thác và sử dụng nó một cách bền vững, giảm thiểu các tác động tiêu cực của việc khai khoán đến môi trường xung quanh.
Muốn đánh giá nguồn vốn tự nhiên thì cần xem xét đến những loại tài nguyên có trong khu vực nghiên cứu; đồng thời, cũng phải chú ý tới mức độ khó, dễ mà các nhóm xã hội có thể tiếp cận với nguồn tài nguyên đó. Ngoài ra, còn xem xét chất lượng của các nguồn tài nguyên và việc chúng thay đổi thế nào theo thời gian. Nói chung khi muốn đánh giá nguồn vốn tự nhiên thì ta cần xem xét những vấn đề xung quanh nó để từ đó có thể hiểu được một cách tổng quan nhất về nguồn vốn này.
* Nguồn vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế.
Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không cần trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Ví dụ về cơ sở hạ tầng như: đường sá, hệ thống thông tin liên lạc, nhà máy điện, nhà máy nước, trường học,…
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và trang thiết bị mà con người sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một cá nhân hay nhóm sở hữu, cũng có thể mua hoặc thuê.
Ví dụ: về công cụ sản xuất như xe tải, dụng cụ lao động trong các nghề, máy phát điện,…
* Nguồn vốn xã hội
Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối
quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực, cơ chế hợp tác sản xuất và thị trường,…Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hòa của họ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân.
Ví dụ về nguồn vốn xã hội: Tính đoàn hội trong các câu lạc bộ, tổ chức mà các cá nhân tham gia,…
1.4.2.2. Chiến lược sinh kế
Theo Seppala (1996), Chiến lược sinh kế là cách mà các hộ gia đình sử dụng các nguồn vốn có sẵn để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.
Chiến lược sinh kế được chia ra làm 3 loại.
Chiến lược tích lũy: Là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích lũy của cải và giàu có.
- Chiến lược tái sản xuất: Là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh xã hội.
- Chiến lược tồn tại: Là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không có tích lũy.
- Như vậy chiến lược sinh kế được coi như một hợp phần quan trọng trong sinh kế của người dân, nó có mối quan hệ phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của họ. Nhờ vào các tài sản sinh kế mà mỗi cá nhân có thể tự chọn cho mình một chiến lược sinh kế phù hợp nhằm tạo ra được nguồn thu nhập đáp ứng các nhu cầu của mỗi cá nhân.
1.4.2.3. Kết quả sinh kế
Sau khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện chiến lược sinh kế thì những thành quả, mục tiêu đã đề ra và mong ước mà hộ gia đình đạt được đó chính là kết quả sinh kế. Các kết quả này như là: Tăng thu nhập, đời sống được nâng cao, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm khả năng tổn thương, cải thiện phúc lợi. Kết quả sinh kế luôn biểu thị trên 3 phương diện kinh tế - xã hội - môi trường, khi ta biết được kết quả sinh kế thì nó là một trong những nguồn động lực giúp mỗi cá nhân, nông hộ ưu tiên thực hiện những công việc nào trước để giúp họ đạt được kết quả sinh kế một cách thuận lợi.