CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn vốn sinh kế
3.4.3. Nguồn vốn con người
Nguồn lực con người chiếm vị trí trung tâm trong tất cả các mối quan hệ;
là một yếu tố quan trọng nhất bởi nó quyết định khả năng của một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn lực khác như thế nào. Là nguồn vốn mà có nhiều sự thay đổi từ khi có chính sách chi trả DVMTR được áp dụng tại địa phương, trước tiên phải kể tới đó là sự thay đổi nhận thức. Để đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, cũng như sự quan tâm của người dân đến chính sách chi trả DVMTR, đề tài cũng đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 60 người dân sinh sống tại các thôn được chi trả DVMTR trên địa bàn xã Vĩnh Sơn để đánh giá mức độ quan tâm, hiểu biết về vai trò của rừng và chính sách chi trả DVMTR.
Kết quả cho thấy, đa số người được phỏng vấn (chiếm 100%) cho rằng khi diện tích và chất lượng rừng suy giảm sẽ gây ra ô nhiễm môi trường; mất rừng đồng nghĩa với mất nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, mất rừng gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước cũng như giảm đa dạng sinh học;
mất rừng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác về thiên tai như sạt lở đất, sạt lở núi, đất
đai xói mòn, rửa trôi, lũ quét... Ngoài ra, diện tích rừng suy giảm sẽ làm mất đi nguồn lâm sản phụ dưới tán rừng, một số loài động, thực vật cũng vì thế mà suy giảm và mất đi.
Mức độ hiểu biết của người dân về DVMTR và chi trả DVMTR được hiểu biết thêm thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn của các chủ rừng, các tổ chức có liên quan. Nó đã tác động làm thay đổi việc làm của người dân trong cộng đồng, họ bắt đầu những công việc ít ảnh hưởng tới môi trường và hơn thế nữa những công việc tuần tra bảo vệ rừng cũng mang lại lợi ích mà họ mong muốn. Tình trạng chặt phá rừng trái phép của các hộ dân trong cộng đồng dân cư hạn chế đáng kể, các hoạt động trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được phát triển; các hành vi hủy hoại rừng của đối tượng ngoài cộng đồng được người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Hoạt động tuần tra, bảo vệ trước đây chủ yếu do các cơ quan, tổ chức và sự tham gia của người đàn ông, nhưng từ khi có chính sách chi trả DVMTR và đặc biệt là khi rừng được giao khoán cho cộng đồng quản lý, bảo vệ có chi trả tiền thì vai trò của người phụ nữ và các thành viên trong gia đình ngày càng được nâng lên, cùng với đó là quyền lợi cũng được hưởng công bằng; trách nhiệm của mọi hộ gia đình trong cộng động được nâng lên một mức đáng kể. Từ sự hiểu biết đó đã làm cho người dân mạnh dạn hơn trong việc ký kết hợp đồng về chi trả DVMTR. Điều này hoàn toàn khác so với trước đây, việc cung cấp tin báo cho các cơ quan chức năng đối với các hành vi xâm hại đến rừng nay được người dân tự nguyện cung cấp và thông tin được thu thập hàng ngày; các hành vi xâm hại đến rừng cũng được công khai trong các cuộc họp của thôn, khu dân cư.
Cùng với các chương trình, dự án được triển khai, chính sách chi trả DVMTR đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân trong vùng về giá trị của rừng. Điều này đã giúp nâng tầm hiểu biết của người dân trong vùng về rừng, giá trị của rừng đối với cuộc sống của chúng ta. Trước đây, do thiếu hiểu biết mà những hoạt động của người dân đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị thu hẹp về diện tích, chất lượng rừng vì thế cũng giảm xuống.
Bảng 3.5. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn con người
STT Tiêu chí
Thôn K2 Thôn K4
KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm
1
Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng tại địa phương
x 3 x 3
2
Tăng sự hiểu biết thông tin qua các dự án về chi trả DVMTR
x 2 x 3
3
Thay đổi việc làm cho người dân trong cộng đồng
x 3 x 3
4
Bình đẳng giới trong cộng đồng phụ nữ tham gia vào các khóa tập huấn
x 3 x 3
5
Tăng sự mạnh dạng trong giao dịch các hợp đồng về chi trả DVMTR
x 3 x 3
Tổng điểm trung
bình 2,8 3,0
Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng nhiều Nguồn: Thảo luận nhóm, 2019
Qua tiêu chí chấm điểm để đánh giá mức độ tác động của chính sách chi trả DVMTR tới nguồn vốn con người ta thấy số điểm trung bình ở hai thôn là rất cao, đồng nghĩa với Chính sách chi trả DMVTR ảnh hưởng nhiều tới nguồn lực con người. Nó chứng tỏ chính sách này đã làm thay đổi nguồn vốn con người rất nhiều, khi có sự thay đổi về nguồn vốn con người nó sẽ kéo theo những sự thay đổi của các nguồn vốn khác và hoạt động sinh kế của người dân cũng thay đổi theo.