CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến hoạt động sinh kế
3.5.1. Tác động đến sinh kế
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có tác động đến nhiều mặt về kinh tế, xã hội và môi trường. Ngoài việc tác động đến 5 nguồn vốn sinh kế như đã phân tích như trên thì chính sách chi trả DVMTR còn có tác động rất lớn đến các hoạt động sinh kế của người dân.
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình tại thôn K2 và 30 hộ thôn K4, xã Vĩnh Sơn, nơi có cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các nhà máy thủy điện để phân tích sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi có chính sách chi trả DVMTR.
Kết quả phỏng vấn được thể hiện cụ thể qua biểu sau:
Bảng 3.10. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở thôn K2
Lĩnh vực Hoạt động sinh kế
Trước khi có chính sách chi trả
DVMTR
Sau khi có chính sách chi trả
DVMTR Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ
(%)
Nông, lâm nghiệp và chăn nuôi
Sản xuất Lúa nước,
lúa nương. 30 100 30 100
Chăn nuôi 11 36,6 25 83,3
Làm vườn 29 96 30 100
Trồng rừng 10 33,3 30 100
Phát nương rẫy 15 50 4 13,3
Khai thác lâm sản
ngoài gỗ 30 100 30 100
Phi nông nghiệp, dịch vụ
Buôn bán, kinh
doanh 1 3,3 5 16,6
Làm thuê 18 60 28 93,3
Dịch vụ (vận
chuyển hàng) 0 0 2 6,6
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Hình 3.6. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chi trả DVMTR thôn K2
Bảng 3. 11. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở thôn K4
Lĩnh vực Hoạt động sinh kế
Trước khi có chính sách chi trả
DVMTR
Sau khi có chính sách chi trả
DVMTR Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ(%)
Nông, lâm nghiệp và chăn nuôi
Sản xuất Lúa nước, lúa
nương. 30 100 27 90
Chăn nuôi 11 36,6 30 100
Làm vườn 27 90 30 100
Trồng rừng 19 63,3 30 100
Phát nương rẫy 22 73,3 2 6,66
Khai thác lâm sản
ngoài gỗ 30 100 30 100
Lĩnh vực Hoạt động sinh kế
Trước khi có chính sách chi trả
DVMTR
Sau khi có chính sách chi trả
DVMTR Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ(%)
Phi nông, dịch vụ
Buôn bán, kinh doanh 0 0 8 26,6
Làm thuê 18 60 30 100
Dịch vụ (vận chuyển
hàng, chèo đò). 0 0 6 20
Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2019
Hình 3.7. Sự thay đổi các hoạt động sinh kế trước và sau khi thực hiện chi trả DVMTR thôn K 4
Như vậy, qua phân tích bảng 3.10 và 3.11 tương ứng với hình 3.6 và 3.7 ta thấy hoạt động sinh kế của người dân tại 02 khu vực nghiên cứu của Đề tài có sự thay đổi đáng kể trước và sau khi có chính sách chi trả DVMTR.
Nhìn chung, đa số các hoạt động có xu hướng tăng lên sau khi có chính sách chi trả DVMTR được triển khai trên địa bàn, trong đó đáng kể nhất đó là:
Hoạt động chăn nuôi, trồng rừng, kinh doanh, làm công và dịch vụ. Các hoạt động này mang lại sự thay đổi trong đời sống của người dân ở cả hai khu vực
nghiên cứu. Cộng đồng dân cư nêu trên thay vì trước đây chủ yếu sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, từ việc khai thác gỗ, củi; phát nương làm rẫy, đốt than để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày thì nay đã thay đổi sang các hoạt động khác, giảm phụ thuộc hoàn toàn vào rừng.
Ngược lại, một số hoạt động sinh kế đi chiều ngược lại kể từ khi có chính sách chi trả DVMTR như: hoạt động làm vườn, sản xuất nương rẫy; đặc biệt tình trạng khai thác rừng trái phép có xu hướng giảm rất đáng kể. Đây là một trong những thành công của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần đáng kể trong nhận thức và tư tưởng của người dân địa phương; công tác tuần tra truy quét và bảo vệ rừng luôn được coi trọng và hoạt động thường xuyên;
Qua bảng 3.10 và 3.11 cho thấy tình trạng phát nương làm rẫy ở thôn K2 giảm một cách đáng kể hơn so với thôn K4. Có được điều này là nhờ công tác tuyên truyền, tuần tra truy quét của cộng đồng dân cư được thường xuyên, cộng với việc thường xuyên kiểm tra, giám sát của Ban quản lý rừng phòng hộ đã góp phần làm nên điều này; ngoài ra, diện tích rừng do cộng đồng thôn K2 quản lý, bảo vệ tập trung, có ranh giới rõ ràng với các khu sản xuất; nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng mà người dân thôn K4 nhận được cũng cao hơn nhiều so với nhân dân thôn K2. Trong khi, diện tích rừng giao cho hộ gia đình ở thôn K4 lại nằm len lỏi và gần các khu vực sản xuất của người dân nên khả năng xâm hại là rất lớn.