Nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 72 - 77)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn vốn sinh kế

3.4.5. Nguồn vốn tài chính

Qua kết quả điều tra, thống kê cho thấy mức thu nhập của người dân từ nguồn chi trả DVMTR tại thôn K2 xã Vĩnh Sơn là 4.528.000 đồng/hộ/năm chiếm tỷ lệ 25,1% tổng thu nhập của hộ; tại thôn K4 là 4.600.000 triệu đồng/hộ/năm, chiếm tỷ lệ khoảng 25,4% tổng thu nhập của hộ. Điều đó cho thấy, nguồn thu từ chi trả DVMTR góp phần không nhỏ đến đời sống của người dân.

Chính sách này đã góp phần cải thiện sinh kế của các hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, nguồn thu từ DVMTR trở thành nguồn thu nhập ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo của thôn K2 và thôn K4 giai đoạn 2014-2019

Năm

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã (%)

Ghi chú Thôn

K2

Thôn K4

2014 43,2 47,6 88,6 Chưa có chi trả DVMTR

2015 27,13 30,18 73,2

2016 19,22 23,14 68,4 Từ khi chi trả đến cuối 2018

2017 10,94 12,59 64

2018 8,78 11,8 57,3

2019 7,2% 7,5% 52,23

Nguồn: Kết quả rà soát hộ nghèo huyện Vĩnh Thạnh Qua bảng 3.7 ta thấy, nhờ tác động của nguồn vốn tài chính đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn xã nói chung và tỷ lệ hộ nghèo tại thôn K2, thôn Suối Cát nói riêng. Năm 2013, khi chưa triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn thì hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao toàn xã: 88,6%, thôn K2: 43,2% và thôn K4: 47,6%. Tỷ lệ hộ nghèo cao gây ra nhiều áp lực đến cuộc sống người dân, nhà nước phải tập trung đầu tư, hỗ trợ nhằm giúp nhân dân ổn định cuộc sống. Kể từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR (vào năm 2014) đến nay, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt, đặc biệt đến nay trên địa bàn xã không còn hộ đói.

Kết quả phỏng vấn hộ dân và cộng đồng dân cư cho thấy sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đối với nguồn vốn tài chính thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của Chính sách chi trả DVMTR đến nhận thức của người dân về nguồn vốn tài chính

STT Tiêu chí

Thôn K2 Thôn K4

KHL HL RHL Điểm KHL HL RHL Điểm 1 Thu nhập của cộng

đồng x 2 x 3

2

Tài chính trong việc nâng cao an toàn lương thực

x 1 x 2

3 Các khoản thu cho

cộng đồng x 2 x 2

4 Các khoản vay và tiết

kiệm của cộng đồng x 2 x 3

5 Khoản tài chính giúp

xoa đói giảm nghèo x 2 x 2

Tổng điểm trung bình 1,8 2,4

Mức độ xếp hạng Ảnh hưởng vừa phải Ảnh hưởng vừa phải

Nguồn: Thảo luận nhóm, 2019

Nguồn thu từ chính sách chi trả DVMTR, nhiều nhóm hộ, thôn trích một phần tiền nhận được từ chi trả DVMTR để đầu tư chăn nuôi, trồng rừng, mua lương thực, cho con đi học... góp phần phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng, thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cũng như xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy chính sách chi trả DVMTR được xem là cơ hội tốt giải quyết một phần vấn đề sinh kế của người dân địa phương, giảm tác động đến rừng tự nhiên.

Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra cho cộng đồng và người dân nơi đây một khoản thu nhất định khi họ tham gia thực hiện công việc bảo vệ rừng.

Khoản này được mỗi cộng đồng sử dụng linh hoạt khác nhau cho từng việc. Tuy nhiên, do chính sách này được nghiên cứu ở 02 lưu vực thủy điện khác nhau nên

nguồn tài chính thu được từ chi trả DV MTR có sự khác nhau và chênh lệch nhau đáng kể.

Nhưng một thực tế chung là ở cả 02 lưu vực nêu trên người dân chưa được bên sử dụng dịch vụ thống kê tính toán đầy đủ nguồn kinh phí mà bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả đối với phần diện tích rừng trồng của người dân có tham gia vào quá trình điều tiết nguồn nước, duy trì dòng chảy và giảm xóa mòn, rửa trôi đất, đây là phần diện tích mà lẽ ra người dân được hưởng và có thêm nguồn thu nhập; số tiền được chi trả trên mỗi hecta rừng hiện vẫn còn thấp nên khoản tiền vẫn chưa đủ để có thể giúp người dân xóa đói giảm nghèo hay tạo ra được một khoản tiền cho bà con có thể vay vốn làm ăn. Nhưng dù là khoản tiền này còn chưa nhiều nhưng nó vẫn là nguồn thu ổn định trong nhiều năm và có ý nghĩa nhất định trong khoản thu nhập của người dân trên địa bàn, nhất là nhân dân thôn K4. Đây là một trong những điều quan trọng làm nên sự thành công của chính sách này nhất là đối với người dân nghèo ở vùng núi kiếm sống phải phụ thuộc vào việc khai thác rừng;

Qua bảng 3.8 ta thấy, theo điểm của các tiêu chí thì ta thấy được chính sách chi trả DVMTR có tác động vừa phải tới nguồn vốn tài chính. Khoản thu từ chương trình này được xem là một khoản thu nhập của cộng đồng nhưng nó vẫn chưa thực sự giúp bà con nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nó chưa thật sự là một sinh kế có thể giúp người dân giảm nghèo bền vững. Như vậy, để chính sách Chi trả DVMTR thật sự trở thành một nguồn thu đáng kể , một nguồn sinh kế của người dân, giúp họ có nguồn thu nhập ổn định thì cần phải đưa đối tượng rừng trồng của người dân vào diện tích tha gia cung ứng DVMTR, tăng số tiền mà mỗi hộ nhận được thông qua tăng số diện tích rừng bảo vệ và số tiền trên một hecta rừng bảo vệ. Nếu làm được điều trên thì chính sách chi trả DVMTR sẽ dần tạo ra nguồn sinh kế mới và ổn định cho cộng đồng.

* Đánh giá sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến 5 nguồn vốn Bảng 3.9. Tổng hợp điểm trung bình của 5 nguồn vốn

STT Tiêu chí

Điểm trung bình Thôn K2

Điểm trung bình Thôn K4

1 Nguồn vốn tự nhiên 2,2 2,4

2 Nguồn vốn xã hội 2,2 2,0

3 Nguồn vốn con người 2,8 3,0

4 Nguồn vốn vật chất 1,25 1,5

5 Nguồn vốn tài chính 1,8 2,4

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2019

Nguồn số liệu được thể hiện sang dạng sơ đồ:

nh 3.5. Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến 5 nguồn vốn

Thôn K2 Thôn K4

Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại nguồn vốn nào, càng gần tâm điểm thì mức độ ảnh hưởng tới các nguồn vốn càng thấp, ngược lại các điểm càng vươn ra xa khỏi tâm điểm chứng tỏ mức độ tiếp cận với các nguồn vốn càng cao.

Qua hình trên, bằng trực quan ta nhận thấy ngay mức độ tác động khác nhau của chính sách chi trả DVMTR đến 5 nguồn vốn sinh kế và từng khu vực nghiên cứu của đề tài. Trong 5 nguồn vốn sinh kế, chính sách chi trả DV MTR tác động mạnh nhất đến nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội ở các 02 thôn nghiên cứu của đề tài. Đây là nguồn vốn sinh kế quan trọng nhất, nó là tiền đề cho sự thay đổi của các nguồn vốn khác. Tuy có tác động đến nguồn lực tự nhiên, tài sản vật chất và tài chính, song mức độ tác động khác nhau trong các điều kiện khác nhau. Mục tiêu của chính sách chi trả DVMTR là cải thiện nguồn lực tự nhiên (rừng) và nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái thông qua cơ chế tài chính để nâng cao sinh kế. Kết quả nghiên cứu tại thôn K4 cho thấy, chính các nguồn lực này lại có tác động khiêm tốn. Điều này cho thấy, chính sách chi trả DVMTR chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của người dân thôn K4 và các nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)