Kết quả ký kết dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 51)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả chi trả DVMTR của tỉnh Bình Định

3.2.2. Kết quả ký kết dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị sử dụng

3.2.2.1. Ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR: Đã ký đến thời điểm hiện tại 07 hợp đồng, gồm: 03 HĐ Thủy điện và 04 cơ sở sản xuất nước sạch. Cụ thể:

Hợp đồng ủy thác với các cơ sở sản xuất thủy điện:

(1)- Nhà máy thủy điện Trà Xom;

(2)- Nhà máy thủy điện Nước Xáng;

(3)- Nhà máy thủy điện Ken Lút Hạ;

Hợp đồng ủy thác với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch:

(6)- CTCP Cấp thoát nước Bình Định.

(7)- Công ty CP Nước Khoáng Quy Nhơn.

(8)- Công ty TNHH MTV Cấp nước Senco Bình Định . (9) Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 3.2.2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn về chính sách chi trả DVMTR:

*Tuyên truyền: Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chi trả DVMTR theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Quỹ đã in 2.000 tờ rơi để tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng, góp phần đa dạng hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền tại đại phương.

*Tập huấn chính sách chi trả DVMTR theo NĐ 156/2018/NĐ-CP:

- Ngày 10/05/2019, Tổ chức lớp tập huấn xây dựng bản đồ chi trả DVMTR và xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR cho 12 đơn vị chủ rừng là tổ chức, với 25 cán bộ tham dự. Qua buổi tập huấn đã giúp cho các chủ rừng là tổ chức nắm vững phương pháp, cách thức, trình tự xây dựng bản đồ chi trả DVMTR và xác định diện tích rừng được chi trả bằng bộ công cụ V5PFES;

- Ngày 30/5/2019, phối hợp với Viettel Bình Định tổ chức buổi tập huấn chi trả tiền DVMTR qua giao dịch thanh toán điện tử Viettel Pay cho 06 đơn vị chủ rừng là tổ chức có thực hiện khoán bảo vệ rừng, tổng số người tham dự là 20 người.

3.2.2.3. Kết quả huy động các nguồn thu:

* Thu tiền DVMTR:

Năm Tổng thu (đ) Quỹ TW điều phối (đ)

Quỹ tỉnh thu (đ)

Lãi tiền gửi ngân hàng (đ)

A 1=2+3+4 2 3 4

2014 6.095.532.024 6.095.000.000 532.024

2015 4.517.892.212 2.671.948.000 1.799.109.758 46.834.454 2016 4.958.278.463 2.704.956.000 2.186.470.742 66.851.721 2017 5.315.491.342 2.800.000.000 2.406.467.540 109.023.802 2018 9.319.626.779 4.300.000.000 5.002.972.681 16.654.098 2019 6.931.976.278 3.013.166.108 3.803.787.912 115.022.258

* Thu tiền TRTT: Tổng thu lũy kế đến thời điểm hiện tại: 28.348.832.140 đồng.

* Các công trình TRTT từ năm 2014-2019:

STT Nội dung

Tổng dự toán được duyệt (theo HSTK được duyệt)

(đồng)

Lũy kế đã giải ngân đến cuối

Năm 209 (đồng)

Số còn lại chưa giải

ngân (đồng)

Ghi chú

A B (1) (3) 4=(1-3)

Tổng cộng (I+II): 19.425.144.644 16.416.844.822 3.008.299.822 I Công trình TRTT Năm

2014-2016 9.493.902.000 8.820.513.142 673.388.858 Quỹ BV&PTR là đại diện chủ đầu tư

1

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây dựng TĐ Ken Lút Hạ Năm 2014.

Địa điểm: TK 99, Xã Vĩnh Sơn, Huyện Vĩnh Thạnh.

Quy mô DT: 32,82 ha.

1.597.627.000 1.535.161.000 62.466.000

Đã thực hiện bàn giao, số tiền còn lại chưa giải ngân là kinh phí dự phòng công trình đã đưa vào kế hoạch TRTT 2020

2

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích xây dựng công trình thủy điện Trà Xom Năm 2015. Địa điểm: TK 128, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh. Quy mô DT:

1.595.793.000 1.518.107.000 77.686.000

Đã nghiệm thu bàn giao 30,16 ha.

Số tiền còn lại chưa giải ngân là kinh phí dự phòng công trình, đã đưa vào Kế hoạch

STT Nội dung

Tổng dự toán được duyệt (theo HSTK được duyệt)

(đồng)

Lũy kế đã giải ngân đến cuối

Năm 209 (đồng)

Số còn lại chưa giải

ngân (đồng)

Ghi chú

30,16 ha. TRTT 2020

3

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 343, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Quy mô DT:

53,29 ha.

4.493.948.000 4.207.198.335 286.749.665

Đã nghiệm thu bàn giao 37,54 ha, còn lại 15,75 ha tiếp tục chăm sóc năm thứ năm 2020

4

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 376, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh. Quy mô DT:

31,43 ha.

- Năm 2018 tại công trình này thực hiện hạng mục

1.806.534.000 1.560.046.807 246.487.193

Tiếp tục thực hiện chăm sóc diện tích

20,95 ha

rừng trồng thay thế diện tích cây sao đen bị chết

STT Nội dung

Tổng dự toán được duyệt (theo HSTK được duyệt)

(đồng)

Lũy kế đã giải ngân đến cuối

Năm 209 (đồng)

Số còn lại chưa giải

ngân (đồng)

Ghi chú

Trồng bổ sung cây keo lai thay thế diện tích cây sao đen bị chết. Địa điểm: TK 376, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh.

Quy mô DT: 20,95 ha.

II Công trình TRTT Năm

2017-2019 9.931.242.644 7.596.331.680 2.334.910.964

Giao cho các BQLRPH, CTY LN thực hiện

1

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 343, phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Quy mô DT:

20 ha.

1.834.771.668 1.748.090.830 86.680.838

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm tứ tư (năm 2020)

2

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK

871.028.509 815.137.671 55.890.838

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm tứ tư (năm 2020) và năm

STT Nội dung

Tổng dự toán được duyệt (theo HSTK được duyệt)

(đồng)

Lũy kế đã giải ngân đến cuối

Năm 209 (đồng)

Số còn lại chưa giải

ngân (đồng)

Ghi chú

345, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn. Quy mô DT:

9,3 ha.

thứ năm (năm 2021)

3

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 345, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn. Quy mô DT:

30 ha.

2.509.130.137 1.825.678.969 683.451.168

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm tứ ba (năm 2020) và năm thứ tư (năm 2021).

4

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 375A, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh Quy mô DT: 22,28 ha.

1.570.254.385 1.240.597.498 329.656.887

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm tứ ba (năm 2020) và năm thứ tư (năm 2021).

STT Nội dung

Tổng dự toán được duyệt (theo HSTK được duyệt)

(đồng)

Lũy kế đã giải ngân đến cuối

Năm 209 (đồng)

Số còn lại chưa giải

ngân (đồng)

Ghi chú

5

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 174, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ Quy mô DT: 21,6 ha.

1.248.447.784 1.000.504.798 247.942.986

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm tứ ba (năm 2020).

6

Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác Năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Địa điểm: TK 329B, Phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn. Quy mô DT:

20 ha.

1.897.610.161 966.321.914 931.288.247

Tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng trồng thay thế năm thứ hai (năm 2020), năm thứ ba (2021) và chăm sóc năm thứ 4 (năm 2022).

* Kế hoạch TRTT năm 2020: 8.923.687.496 đồng, diện tích 113,47 ha.

3.2.2.4. Điều tiết tiền DVMTR: Thực hiện theo quy định tại điểm e, Khoản 2, Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, Quỹ đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng phương án điều tiết tiền chi trả DVMTR từ nguồn thu của cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch từ năm 2015- 2018 chưa xác định được đối tượng chi trả. Hiện đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt tại Tờ trình số 165/TTr-BVPTR ngày 19/12/2019 về việc xin phê duyệt Phương án điều tiết làm cơ sở chi trả cho chủ rừng theo quy định.

3.2.2.5. Công tác rà soát các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước để phục vụ cho việc xây dựng phương án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Quỹ đang triển khai thu thập, rà soát.

3.2.2.6. Giải ngân tiền DVMTR:

Năm Tổng thu DVMTR (đồng)

Trích 10% chi

phí quản lý 5% dự phòng 85% Chi trả chủ rừng 2014 6.095.532.024 609.553.203 304.776.601 5.181.202.220 2015 4.517.892.212 447.004.704 4.023.042.336 2016 4.958.278.463 495.827.846 4.462.450.617 2017 5.315.491.342 531.549.134 4.783.942.208 2018 9.319.626.779 931.962.678 161.231.339 8.226.432.762 2019 6.931.976.278 693.197.628 6.704.759.989 Ghi chú: Năm 2015, 2016, 2017 không trích kinh phí dự phòng, lý do:

kinh phí dự phòng năm 2014 chưa sử dụng mang sang đảm bảo theo quy định (5% tổng thu).

Năm 2018: trích thêm 1,73% tổng thu tiền DVMTR để đảm bảo theo quy định.

Năm 2019: Không trích dự phòng vì tồn quỹ dự phòng năm 2018 mang sang đảm bảo theo quy định.

* Về quản lý sử dụng tiền DVMTR theo quy định cụ thể tại Mục 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định Nguồn tài chính và quản lý sử dụng tài chính của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

3.2.2.7. Công tác giám sát: Quỹ đã thực hiện kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR đối với các chủ rừng là tổ chức, gồm: BQLR PH Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Lão, BQLRĐD An Toàn, CTY TNHH LN Sông Kôn….nhìn chung, các đơn vị đã thực hiện theo đúng quy định, chi trả tiền cho hộ nhận khoán kịp thời, không để tồn đọng tiền.

3.2.2.8. Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng:

- Kế hoạch năm 2019, tổng diện tích rừng toàn tỉnh được giao khoán bảo vệ rừng khoảng 122.102,57 ha, trong đó, diện tích rừng được chi trả từ nguồn tiền DVMTR là 34.050,62 ha, chiếm 27,9% tổng diện tích rừng được giao khoán toàn tỉnh, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia chính sách chi trả DVMTR gồm: 1.600 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thuộc các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh thành phố Quy Nhơn (hộ gia đình xã Phước Mỹ); 03 chủ rừng là cộng đồng dân cư (Cộng đồng Hòa Thuận, Tiên thuận huyện Tây Sơn và cộng đồng Hà Ri huyện Vĩnh Thạnh; 09 chủ rừng là tổ chức Nhà nước (05 BQL rừng phòng hộ các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân, An Lão), 01 BQLR ĐD An Toàn và 03 chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, gồm:

Sông Kôn, Quy Nhơn, Hà Thanh thực hiện giao khoán cho gần 2.360 hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng. Chính sách này cũng tạo nguồn thu mới, hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động bảo vệ rừng cho các chủ rừng nhà nước, nhất là các công ty lâm nghiệp trong bối cảnh khai thác rừng tự nhiên phải tạm dừng.

- Nguồn ủy thác chi trả DVMTR hàng năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm áp lực chi ngân sách nhà nước đầu tư trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thực hiện từng bước xã hội hóa nghề rừng. Sau 05 năm, tổng số tiền thu được từ DVMTR là gần ...tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 2018 – 2020 sẽ có thêm 02 nhà máy thủy điện đi vào hoạt động (Nhà máy thủy điện ken Lút Hạ - CTY CP TĐ Định Bình và Nhà máy thủy điện Nước Xáng – CTY CP TĐ An Quang) và một số đối tượng sử dụng DVMTR còn lại có khả năng áp dụng chi trả (các cơ sở công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, các cơ sở kinh doanh du lịch), đồng thời, mức chi trả DVMTR dự kiến tăng lên thì nguồn thu ủy thác chi trả DVMTR hàng năm sẽ đạt khoảng 8,0-10 tỷ đồng/năm. Với nguồn kinh phí từ DVMTR sẽ góp phần làm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.

3.2.2.9. Tác động đến cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng:

Hàng năm, nguồn chi trả DVMTR đã góp phần cải thiện đời sống cho các hộ đồng bào tham gia nhận khoán bảo vệ rừng. Qua số liệu khảo sát chi trả tại các lưu vực thủy điện trên địa bàn tỉnh, lưu vực có đơn giá chi trả cho hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng cao nhất là 600.000 đồng/ha/năm, tương ứng với mức thu nhập của 01 hộ gia đình tại lưu vực này bình quân khoảng 5 - 10 triệu đồng/năm (thôn K2, xã Vĩnh sơn, huyện Vĩnh Thạnh - Nhà máy thủy điện Trà Xom); lưu vực có đơn giá chi trả thấp nhất là 2.300 đồng/ha/năm, tương ứng với mức thu nhập của 01 hộ gia đình là khoảng < 100.000 đồng/năm (làng K4, lưu vực thủy điện Văn Phong).

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)