NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

2.1. Đối tượng và phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tiến trình và kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR

- Sự ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường của chính sách chi trả DVMTR đến đời sông người dân địa phương

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: BQLRPH Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Sơn (xã nhận khoán QLBVR với diện tích lớn nhất), huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

- Phạm vi thời gian: 2014-2019 (Chính sách chi trả DVMTR được thực hiện ở Bình Định từ năm 2014).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu - xã Vĩnh Sơn.

- Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bình Định

- Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại thôn K2 và thôn K4, xã Vĩnh Sơn.

- Ảnh hưởng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nguồn vốn sinh kế (nguồn vốn tự nhiên, xã hội, con người, vật chất và tài chính).

- Ảnh hưởng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế (hoạt động dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và hoạt động không dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên).

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập được dữ liệu cho nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như thu thập số liệu thứ cấp, thảo luận nhóm kết hợp với phỏng vấn sâu và điều tra hộ gia đình.

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, BQLRPH Vĩnh Thạnh đã tiến hành khoán QLBRV cho người dân đại phương ở 7 xã trên địa bàn huyện, tuy nhiên, diện tích khoán chủ yếu tập trung ở xã Vĩnh Sơn (3.515,79 ha; 275 hộ nhận khoán). Nên đề tài chọn xã Vĩnh Sơn làm địa bàn nghiên cứu, trong đó thôn K2 (2.805,07 ha; 230 hộ nhận khoán) và thôn K4 (410,8 ha; 28 hộ nhận khoán) làm điểm nghiên cứu.

2.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các cơ quan liên quan: BQLRPH Vĩnh Thạnh, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh, và UBND các xã…;

- Các thông tin cần thu thập: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu, kết quả chi trả DVMTR, và các chính sách khác có liên quan.

2.3.3. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua sử dụng các công cụ sau:

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm được tiến hành để phân tích các vấn đề liên quan đến đóng góp của chính sách chi trả DVMTR đến đời sống của người dân thông qua 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả thảo luận nhóm cũng là cơ sở cho việc phát triển bộ câu hỏi điều tra hộ gia đình. Ở mỗi thôn sẽ được tiến hành 2 cuộc thảo luận nhóm: 1 nhóm đại diện cho các hộ nhận khoán và 1 nhóm đại diện cho các hộ không nhận khoán. Mỗi nhóm khoảng 8-10 người (bao gồm cả nam và nữ).

Điều tra hộ gia đình

Điều tra hộ gia đình được sử dụng để thu thập các số liệu định lượng liên quan đến các vấn đề nghiên cứu ở cấp độ hộ gia đình. Công cụ này được thực hiện thông qua phỏng vấn chủ hộ bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 3 phần chính: (1) thông tin chung của hộ gia đình, (2) đánh giá/nhận thức của hộ gia đình về ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến kinh tế, xã hộ và môi trường, (3) các kiến nghị/đề xuất. Đề tài sẽ tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ gia đình (30 hộ gia đình/thôn, trong đó 5-10 hộ không nhận khoán/thôn).

Phỏng vấn sâu

Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu Lãnh đạo và cán bộ QLBVR của BQLRPH Vĩnh Thạnh, cán bộ Hạt Kiểm lâm, cán bộ UBND xã, Trưởng thôn, Trưởng nhóm hộ nhận khoán…

2.4. Phân tích thông tin

- Phương pháp tính điểm cho việc nhận thức của người dân về ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR đến các nguồn vốn sinh kế, cụ thể như sau:

+ Thang đo định tính được sử dụng để xác định các mức hài lòng. Thang đo được xác định ở 3 mức:

- Mức 1 được ký hiệu là KHL (không hài lòng), có nghĩa là mức tác động qua lại giữa chính sách đến các tiêu chí này là ít nhất.

- Mức 2 ký hiệu là HL (hài lòng), có nghĩa là hài lòng biểu thị sự tương tác giữa chính sách đến các tiêu chí ở mức độ vừa phải (có tác động nhưng không nhiều).

- Mức 3 là mức cao nhất, được ký hiệu bằng RHL (rất hài lòng), có nghĩa là mức tương tác giữa chính sách đến các tiêu chí là cao nhất.

Các tác động ở đây là tác động tích cực, ví dụ: Nếu ở Mức 1 thì có nghĩa là có tác động tốt lên, nhưng rất ít.

Sau khi đã xác định được các mức đo cho các tiêu chí, tác động của chính sách đến năm nguồn vốn sinh kế được tính bằng cách quy ra điểm số tương đương với tối đa là 3 và tối thiểu là 1, có nghĩa là Mức 1 (KHL) = 1 điểm, Mức 2 (HL) = 2 điểm và Mức 3 (RHL) = 3 điểm.

Mức độ tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động đến nguồn lực nào được đánh giá bằng giá trị trung bình cộng số điểm được quy ra của các tiêu chí trong nguồn lực, nghĩa là tổng điểm được quy về từ các mức KHL, HL và RHL chia cho số tiêu chí được chọn trong nguồn lực. Ví dụ: Trong nguồn lực con người, có năm tiêu chí, tiêu chí số 1 có mức độ là RHL, tiêu chí số 2 có mức độ là HL, tiêu chí số 3 có mức độ KHL, tiêu chí số 4 có mức độ là HL và tiêu chí số 5 có mức độ là KHL thì điểm được tính cho nguồn lực con người của một đơn vị nghiên cứu (ở đây đơn vị nghiên cứu là thôn) sẽ là RHL+HL+KHL+HL+KHL chia cho 5 và được quy ra điểm tương đương là (3+2+1+2+1): 5 = 1,6. Vậy mức độ tác động của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn lực con người trong Khung sinh kế ở trường hợp này sẽ là mức 1,6 vì 3 là số điểm tối đa và 1 là số điểm tối giản. Tương tự như cách tính trên, ta sẽ tính

được các số điểm của các nguồn lực còn lại. Để so sánh sự tác động của PFS lên năm nguồn lực sinh kế ta sẽ so sánh 5 mức điểm trung bình cộng của năm nguồn lực, ta sẽ biết được nguồn lực nào được tác động nhiều nhất và nguồn lực nào được tác động ít nhất theo mức độ so sánh sau:

Điểm trung bình: 1 đến 1,5 : ít ảnh hưởng.

> 1,5 đến 2,5: ảnh hưởng vừa phải.

> 2.5 đến 3 : ảnh hưởng nhiều.

 Phân tích các bên liên quan, phân tích SWOT.

 Các thông tin thu thập được xử lý theo từng chủ đề trên nội dung nghiên cứu và mối quan hệ giữa các chủ đề.

 Các sơ đồ, bảng biểu sẽ được sử dụng để minh họa thêm cho kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện và tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến đời sống của người dân địa phương ở ban quản lý rừng phòng hộ vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)