CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình cơ bản của xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
3.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
Dân số toàn xã năm 2019 là 3441 người. Dân tộc Kinh 386 người, dân tộc BaNa 3.053 người, chiếm 88,8% tổng dân số. Vĩnh Sơn có 892 hộ được chia thành 6 thôn (Thôn K2, K3, K4, K8, Suối Đá và Suối Cát). Đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên nền nông nghiệp xã vẫn còn phân tán, manh mún, nhỏ lẻ mang tính chất tự cấp, tự túc, một số mặt hàng nông sản chính thường xuyên bị ép giá do giao thông đi lại cách trở. Ngành nghề và dịnh vụ nông thôn chậm phát triển, cơ cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cho nhân dân chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Toàn xã có 468 hộ nghèo, chiếm 52,23% (dân tộc thiểu số 463 hộ, chiếm 98,93%); hộ cận nghèo:
81 hộ, chiếm 9,04% (dân tộc thiểu số 28 hộ, chiếm 34,57%).
3.1.2.2. Kinh tế 1. Trồng trọt:
Trồng trọt: Tổng diện tích cây lúa thực hiện 312 ha, giảm 1,42% so với cùng kỳ. Trong đó: diện tích lúa vụ Đông Xuân 69 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,54%
so với cùng kỳ, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 310,5 tấn, vụ Hè Thu 174 ha, tăng 12,98% so với cùng kỳ, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 783 tấn; diện tích lúa rẫy 62 ha, năng suất ước thực hiện 23,5 tạ/ha, sản lượng 145,7 tấn. Vụ Mùa 7 ha, giảm 79,71% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng 31,5 tấn. Một số cây trồng cạn như: mỳ 395 ha, giảm 25,47% so cùng kỳ, năng suất ước đạt 250 tạ/ha, sản lượng 9.875 tấn, cây Ngô thực hiện 10 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất 35 tạ/ha, sản lượng 35 tấn; đậu các loại 12 ha, đạt 100% kế hoạch; cà phê 15 ha,
giảm 62,5% so cùng kỳ; Bời lời 374 ha; keo 367 ha, giảm 3,42%; cao su 40 ha, giảm 26,6%; măng tre, điền trúc 05 ha, đạt 100% kế hoạch; chanh dây 10 ha, tăng 50%;
Mắc ca 6,7 ha; rau an toàn 4,2 ha, tăng 3,38 ha so cùng kỳ.
2. Về Chăn nuôi-Thú y:
Chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò 1.943 con, tăng 9,58% so với cùng kỳ, trong đó: trâu 649 con, giảm 12,29% so với cùng kỳ; tổng đàn bò 1.294 con, tăng 25,26% so với cùng kỳ; tổng đàn heo 1.613 con, giảm 16,72% so với cùng kỳ;
tổng đàn gia cầm 8.177 con, tăng 33,43% so với cùng kỳ; dê 313 con. Kết quả công tác tiêm phòng như sau: Đợt I: tiêm phòng vacxin lở mồm long móng trâu bò 1.702 con, đạt 87,59%; Lở mồm long móng heo giống 69/91con, đạt 75,82%.
Đợt II: lở mồm long móng trâu bò 1730/1943 con, đạt 89,03%; lở mồm long móng heo giống: 70/91 con, đạt 76,92%, tụ huyết trùng trâu bò 1683/1953 con, đạt 86,66%. Phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại 6/6 thôn với 48 lít thuốc sát trùng bencocid trên diện tích là 96.000 m2, rải 1.500 kg vôi/6 thôn. Đã kiện toàn Ban Chỉ đạo, tổ phản ứng nhanh, xây dựng các kế hoạch phòng chống dịch tả heo Châu Phi.
* Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm: Được chỉ đạo tăng cường đẩy mạnh, hạn chế tối đa khả năng bùng phát dịch bệnh trên địa bàn. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã triển khai các biện phát phòng ngừa như phun thuốc khử trùng, lập các chốt chặn ở các tuyến đường liên xã không cho vận chuyển gia súc, gia cầm từ địa phương khác vào…; Tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh trên địa bàn xã.. Nhờ đó mà không có dịch xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn.
* Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 3 ha, đạt 100% kế hoạch mô hình nuôi cá Tầm, diện tích thả nuôi 4.320m2 tiếp tục được duy trì.
3. Lâm nghiệp
Lâm nghiệp: Công tác chuẩn bị các điều kiện trồng rừng năm 2019 được triển khai theo kế hoạch. Việc giao khoán chăm sóc, quản lý bảo vệ 7.979,5 ha rừng tiếp tục được duy trì. Ngay từ đầu năm, UBND xã đã kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, các tổ, đội xung kích trong quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các thôn; xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lâm nghiệp, các kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản, tuần tra, truy quét, rà soát giữa rừng và nương rẫy cũ, nhổ bỏ cây trồng trên
diện tích vi phạm. Tổ chức tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng 17 đợt với 1.178 lượt người, bên cạnh đó, hàng tuần phối hợp với Đài truyền thanh xã phát thanh từ 1 đến 2 lần về công tác quản lý bảo vệ rừng; ký cam kết bảo vệ rừng 680 bản; mời các xưởng mộc dân dụng, các xe độ chế tổ chức tuyên truyền Luật lâm nghiệp và cho làm cam kết không vi phạm.
Phối hợp các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét 82 đợt phá hủy 01 láng trại. Công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát lâm sản 32 đợt, phát hiện 01 vụ, lập hồ sơ xử lý chuyển về Hạt Kiểm lâm huyện, khối lượng 1,239 m3 gỗ các loại, 03 xe mô tô, 03 máy cưa xăng; phá rừng trái pháp luật không xảy ra. Tất cả các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp được xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật.
3.1.2.3. Văn hóa xã hội
* Văn hoá, thông tin - thể thao và truyền thanh
Các hoạt động văn hóa thông tin truyền thanh tiếp tục được tăng cường. Đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân 2019 với nhiều loại hình phong phú, tạo không khí phấn khởi, thi đua lao động sản xuất trong nhân dân. Tham gia các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày khởi nghĩa Vĩnh Thạnh. Tổ chức thành công ngày hội văn hóa cồng chiêng xã Vĩnh Sơn lần thứ I, năm 2019, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thắm thiết tình đoàn kết, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đài truyền thanh xã: Tổ chức tiếp, phát sóng, tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và phản ánh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và những hoạt động văn hóa, văn nghệ.
* Giáo dục và Đào tạo
Nhìn chung chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học từng bước được trang bị đầy đủ hơn. Tuy nhiên, trong năm học 2018-2019 số học sinh trung học cơ sở bỏ học giữa chừng là 02 em, chiếm 1,3%, bằng so với cùng kỳ.
Kết quả tổng kết năm học, đối với bậc tiểu học: công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,33%; bậc trung học cơ sở: Giỏi 15 em chiếm 10%;
khá 30 em chiếm 20%; trung bình 93 em, chiếm 62%; yếu 10 em chiếm 6,67%;
kém 2 em, chiếm 1,29%.
Tổ chức tốt lễ khai giảng năm học 2019-2020, kết quả có 742 học sinh đến trường, tăng 7,07 % so với cùng kỳ (trong đó: mẫu giáo 184 cháu; tiểu học 392 em; trung học cơ sở 166 em, trong đó có 06 học sinh bỏ học).
* Y tế, dân số - KHHGĐ và chăm sóc trẻ em
Y tế, dân số - KHHGĐ và chăm sóc trẻ em: Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được duy trì. Ngành chức năng đã tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đoàn Kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm và kịp thời chấn chỉnh các sai phạm. Công tác khám chữa bệnh tiếp tục được tăng cường, đảm bảo tốt các khâu bố trí y, bác sĩ trực luân phiên 24/24 giờ để kịp thời chữa trị cho bệnh nhân. Trong năm 2019, đã tổ chức khám, chữa bệnh 2.289 lượt người. Công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên, mạng lưới y tế thôn được củng cố đi vào hoạt động có hiệu quả.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, thường xuyên tuyên truyền vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt kết quả tốt, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Hướng dẫn và làm thủ tục xin hỗ trợ kinh phí cho 13 phụ nữ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP, tổng kinh phí 26.000.000 đồng.
Các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục thực hiện như: Cân trẻ dưới 05 tuổi: 377 trẻ; uống thuốc vitamin A: 354/369 trẻ, đạt 95,9 %; số trẻ suy dinh dưỡng 60/377 trẻ, tỷ lệ 15,9%; thấp còi 109/377 trẻ, tỷ lệ 28,9%. Công tác xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em được xã quan tâm thực hiện.
Thực hiện tiêm vacxin định kỳ đầy đủ, cụ thể: Tiêm lao (CBCG): 44 trẻ đạt 97%, tiêm SII(DPT-VGB-HiB): 58 trẻ, uống OPV: 68 trẻ, tiêm IPV: 63, tiêm sởi 1: 32, tiêm sởi-Rubella: 72, tiêm DPT: 51, tiêm não: 58, phụ nữ có thai: 46.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và tài chính
* Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
Tập trung chỉ đạo công tác giải ngân các nguồn vốn thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình theo kế hoạch vốn được giao năm 2019, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng mới cấp bách. Một số công trình xây dựng mới đang triển khai lập hồ sơ, thủ tục theo quy định. Công tác chuẩn bị đầu tư năm 2019 cũng được tổ chức thực hiện theo đúng quy trình.
Tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển là 3.675,290 triệu đồng. Tổng nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển do xã tiếp nhận quản lý (ước thực hiện đến 31/12/2019) là 4.322,486 triệu đồng, đạt 117,61% kế hoạch, tăng 150,78% so với năm 2018.
* Về thương mại - dịch vụ, tài chính
Công tác quản lý thị trường được chú trọng, các ban, ngành có liên quan đã tăng cường kiểm tra các tổ chức, cá nhân và hộ kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2019 như lương thực, thực phẩm, thuốc lá, rượu bia, nước giải khát, sữa tiêu dùng…
- Tổng chi ngân sách xã: 6.349,505 triệu đồng đạt 111,65% kế hoạch;
- Tổng thu ngân sách xã: 6.480,678 triệu đồng, đạt 103,99% so với kế hoạch, trong đó thu địa bàn 34,2 triệu đồng.
* Thực hiện các chính sách xã hội, chăm sóc người có công
Công tác chính sách xã hội và chăm sóc người có công: Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện, đã tiếp nhận và phân bổ kịp thời 8000 kg gạo cho các thôn cứu trợ đỏ lửa trong dịp Tết Nguyên đán 2019; tiếp nhận và phân bổ 649 suất quà với tổng trị giá 237,5 triệu đồng. Công tác chăm sóc người có công với nước được chú trọng, đã tiếp nhận, chuyển đúng đối tượng 143 suất quà của Chủ tịch nước tặng người có công với nước, số tiền 28,8 triệu đồng, chi trả thường xuyên 159 đối tượng người có công, thương, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang. Tặng 10 suất quà nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), tặng 30 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu. Phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự tỉnh tặng 50 suất quà và khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng người có công cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo. Năm 2019, toàn xã có 468 hộ nghèo, với 1.870 nhân khẩu nghèo, chiếm 52,23%, giảm 5,59 % so với cùng kỳ;
cận nghèo 81hộ, với 328 nhân khẩu, chiếm 9,04%, giảm 1,27% so với cùng kỳ. Thẻ bảo hiểm: 3.102 thẻ, trong đó, bảo hiểm người có công 134 thẻ, chất độc hóa học 26 thẻ; trẻ em dưới 6 tuổi 55 thẻ, dân tộc thiểu số 847 thẻ, hộ nghèo 1.571 thẻ, bảo trợ xã hội 01 thẻ, đặc biệt khó khăn 245 thẻ, cao tuổi 222 thẻ.
Đánh giá chung
Với lợi thế là xã có nguồn tài nguyên rừng, đất phong phú, nằm trong diện được thụ hưởng từ nhiều Chương trình, chính sách cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, các ngành của huyện, trực tiếp là tổ cấp ủy phụ
trách địa bàn; sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong xã; sự quan tâm đầu tư nhiều chương trình dự án của TW, của Tỉnh, của huyện, đặc biệt chương Chương trình 30a, CT 135 đã kịp thời tạo thuận lợi để Đảng bộ và nhân dân trong xã vượt qua khó khăn, khắc phục hạn chế, yếu kém thực hiện có hiệu quả mục tiêu, các chỉ tiêu trên các lĩnh vực công tác.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng kinh tế của xã vẫn còn những hạn chế nhất định:
* Về lĩnh vực kinh kế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm chưa tạo được vùng chuyên canh, chưa tạo ra nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa; tập quán sản xuất của các hộ còn lạc hậu đã làm hạn chế nhiều đến tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi;
chưa chủ động nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ và chủ yếu chăn nuôi theo tập quán thả rông, nhân dân chưa tận dụng được sản phẩm từ nông nghiệp vào trong chăn nuôi; mô hình kinh tế VACR chưa triển khai nhân rộng.
Thương mại dịch vụ chưa phát triển, mua bán trao đổi hàng hóa còn nhỏ;
chưa có chợ, chưa hình thành điểm dịch vụ đáng kể nào để phục vụ sản suất và đời sống nhân dân.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng nhưng chưa theo kịp yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương; công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp để kéo dài tuổi thọ các công trình đã đầu tư tại xã chậm thực hiện, do chưa kịp thời nguồn vốn làm cho hiệu quả sử dụng của các công trình thấp.
* Về lĩnh vực văn hóa – xã hội:
- Chưa có giải pháp về đào tạo nghề, về giải quyết việc làm, về xuất khẩu lao động nên hiệu quả thấp;
- Công tác chỉ đạo; tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hiệu quả thấp, nhất là tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao, nhiều hộ dân, kể cả một số đảng viên vi phạm chính sách này;
- Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ THCS lên THPT còn thấp; chất lượng phổ cập giáo dục có mặt còn hạn chế, cở sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học đầu tư cho giáo dục còn thiếu;
Chính vì những khó khăn trên mà sinh kế của họ cũng không được đa dạng. Sinh kế của người dân còn lệ thuộc vào rừng còn rất nhiều. Do đó, việc
làm sao để tạo được sinh kế từ rừng cho người dân là một việc làm hết sức quan trọng hiện nay.