Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. TỔNG QUAN VỀ CHỦ TRƯƠNG GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở NƯỚC TA

1.3.1. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta

Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng năm 2015, như sau:

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn quốc năm 2015 là: 14.061.856 ha.

trong đó: đất rừng tự nhiên: 10.175.519 ha; đất rừng trồng: 3.886.337 ha. Phân theo tính năng: rừng sản xuất: 6.668.202 ha; rừng phòng hộ: 4.462.635 ha; rừng đặc dụng:

2.106.051 ha.

- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 37%, năm 2010 đạt 39,5% và năm 2015 đạt 40,84%. Như vậy, trong 10 năm (2005 - 2015) diện tích rừng cả nước tăng 1,45 triệu ha, độ che phủ tăng 3,84%; trung bình tăng 0,38 %/năm.

21

Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước tính đến 31/12/2015

Đơn vị tính: Ha

Loại đất loại

rừng LĐLR Tổng diện ch

Ban quản lý

Doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức kinh tế

khác

Đơn vị vũ trang

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức

khác UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

Tổng cộng 1000 14.061.856 4.896.160 1.454.361 241.534 170.161 3.145.967 1.110.408 342.446 2.700.819 I. Rừng tự

nhiên

1100

10.175.519 4.357.168 1.006.029 108.297 114.968 1.398.187 1.062.340 260.546 1.867.985

1. Rừng gỗ 1110 8.463.050 3.742.018 871.978 84.732 94.409 1.004.363 911.507 222.060 1.531.983 2. Rừng tre

nứa

1120

299.768 79.403 19.339 5.088 7.847 99.374 18.866 7.169 62.683

3. Rừng hỗn giao

1130

1.122.205 359.757 114.551 18.477 12.348 218.728 130.783 30.178 237.382 4. Rừng ngập

mặn

1140

19.559 14.189 - - - 2.503 87 1.139 1.640

5. Rừng núi đá 1150 270.938 161.801 161 - 365 73.219 1.097 - 34.295

II. Rừng trồng

1200

3.886.337 538.992 448.332 133.237 55.193 1.747.781 48.069 81.900 832.834

1. Rừng trồng có trữ lượng (không bao

1210

2.473.751 403.226 269.693 60.754 31.631 1.054.642 36.763 46.017 571.025

Loại đất loại

rừng LĐLR Tổng diện ch

Ban quản lý

Doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức kinh tế

khác

Đơn vị vũ trang

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức

khác UBND

gồm rừng ngập mặn)

2. Rừng trồng chưa có trữ lượng (không bao gồm rừng ngập mặn)

1220

852.842 76.006 103.776 30.357 10.490 469.982 5.610 17.821 138.799

3. Tre luồng 1230 73.293 - - - 73.290 - - 3

4. Cây lâu năm (cao su, đặc sản) trên đất lâm nghiệp

1240

448.800 52.165 70.917 37.660 11.995 133.872 5.692 17.167 119.330

5. Rừng ngập mặn

1250

37.652 7.592 3.946 4.466 1.077 15.994 3 894 3.680

“Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016”

23

Trên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước hiện có 87 khu rừng đặc dụng, chủ yếu là đất có rừng, tổ chức quốc doanh mới chỉ quản lý được 22 khu rừng phòng hộ với 6 triệu ha trong đó có 2,5 triệu ha đất có rừng và 3,5 triệu ha đất chưa có rừng. Nhà nước mới trực tiếp quản lý được 11 triệu ha đất rừng sản xuất gồm 6 triệu ha đất có rừng và 5 triệu ha đất chưa thành rừng, các lâm trường trực tiếp quản lý 4,5 triệu ha đất có rừng sản xuất.

Qua khảo sát thực tế trong nhiều năm trước đây cho thấy chỉ có khoảng hơn 30% diện tích được giao là sử dụng có hiệu quả, trong đó: trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ 1,5 triệu ha; làm vườn rừng, trại rừng 0,5 triệu ha; số còn lại vẫn bỏ hoang hóa qua nhiều thời kỳ. Cơ chế mới hiện nay trong giao đất lâm nghiệp là gắn giao đất cho từng đối tượng với mục đích sử dụng từng loại rừng, phối hợp chặt chẽ giữa giao đất làm lâm nghiệp với việc khoán, bảo vệ tu bổ, chăm sóc... rừng cho từng hộ gia đình, cá nhân đã được xác định tại Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 là hợp lý và như vậy sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt cho việc bảo vệ và phát triển rừng trên diện rộng. Được quy định tại Điều 1, Nghị định 02/CP như đất Lâm nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài nói trong bản Quy định này gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng; đất chưa có rừng được qui hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật.

Việc giao đất rừng tự nhiên: ở cấp cơ sở, mà chủ yếu cấp xã, rừng tự nhiên bao gồm tất cả các loại hình không phải rừng trồng. Phần lớn là rừng thứ sinh nghèo kiệt do lâm trường giao lại và HTX khai thác lâu năm. Việc giao diện tích này đang gặp khó khăn như: diện tích nằm xa khu dân cư, thiếu điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của người dân (giao thông, nước sinh hoạt, an ninh trật tự...). Vấn đề bảo vệ và khai thác đòi hỏi đầu tư vượt quá sức dân nên ít ai muốn nhận.

Việc giao đất trồng rừng: rừng trồng được chia làm 2 loại (rừng cộng đồng và rừng gia đình). Rừng cộng đồng do HTX trồng và quản lý chiếm chủ yếu. Khi giao loại rừng này thường gặp nhiều khó khăn, không thể giải quyết đồng nhất, các xã hầu như không muốn giao diện tích này vì nhiều lý do. Có những diện tích là vành đai an toàn cần giữ với sự quản lý của cộng đồng, nếu không sẽ bị chặt phá nhanh chóng.

Nhiều xã muốn giữ bằng được rừng cộng đồng như tài sản chung vì đã bỏ vốn lớn vào đó. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải giao, thì HTX đặt giá cao mà người dân thường không chấp nhận được. Một số nơi HTX chặt hết rừng, bán cây rồi mới giao đất trống.

Trong khi đó, nếu tiếp tục duy trì rừng cộng đồng lại là gánh nặng vượt quá khả năng thực tế của HTX (Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN, 2016).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)