Đánh giá hiệu quả trước và sau khi giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 93)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3.3. Đánh giá hiệu quả trước và sau khi giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.3.3.1. Về cơ cấu sử dụng đất

Với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, chuyển nghề bước đầu có kết quả. Tại các khu vực tái định cư được quy hoạch, đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, xây dựng khu dân cư, bố trí đất sản xuất...đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đồng bào.

Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao về thu nhập, sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp được mua, bán dễ dàng hơn so với trước đây.

77

Trước khi giao đất cho HGĐ, CN sử dụng ổn định, phần lớn đất đai các hộ gia đình sử dụng nằm trong sự quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện A Lưới, nhưng sau khi được ban giao cho UBND xã quản lý để phân chia đất cho các hộ dân thì một số hộ dân nghe thông tin đã lấn chiếm hết toàn bộ rừng từ Ban quản lý rừng phòng hộ, dẫn đến hiện nay chính quyền đia phương đang vận động và thu hôi đất do người dân lấn chiếm với diện tịch khoảng 130ha. Bên cạnh đó, phải nói đến sự hạn chế về trình độ năng lực của cán bộ còn buồng lỏng, thiếu chặt chẽ, thiếu nhiệt tình dẫn đến các hộ dân đã lấn chiếm đất từ Ban quản lý rừng phòng hộ giao. Từ đó gây ra tình trạng đất đai bị khai thác bừa bãi, lấn chiếm… nên quá trình phân chia, sản xuất không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mỗi gia đình.

Đến nay, sau khi thực hiện công tác giao đất ổn định, lâu dài cho HGĐ, CN sử dụng, diện tích đất có chủ tăng lên rất nhiều so với trước đây, việc tranh chấp đất đai tùy chưa được giải quyết dứt điểm nhưng đã hạn chế khiếu nại vượt cấp. Từ đó tình hình quản lý, sử dụng đất đã có sự thay đổi tích cực. Người sử dụng đất đã thực sự coi trọng đất, khai thác và sử dụng đất một cách hợp lý hơn, cơ cấu sử dụng đất đã có sự thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện tượng khai thác và sử dụng đất sai mục đích giảm dần. Cơ cấu sử dụng đất của xã trước và sau khi giao đất theo hai mốc thời gian quan trong là năm 2014 và năm 2018 được thể hiện ở bảng 3.14 như sau:

Bảng 3.14. Cơ cấu sử dụng đất từ năm 2014 - 2018 xã Hồng Thượng

STT Mục đích sử dụng Diện tích

năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2014

Ghi Diện tích chú

năm 2017

Tăng(+) giảm(-)

2017

Diện tích năm 2014

Tăng(+) giảm(-)

2014

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7) (8)=(4)-(7) (9)

4031.62 4031.62 0 4031.62 -0.0003

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 3520.73 3520.74 -0.005 3524.35 -3.612

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 261.39 261.39 -0.005 261.39 -0.0044

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 76.92 76.92 0 76.92 -0.0005

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 52.49 52.49 0 52.49 -0.0004

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 24.42 24.42 0 24.42 -0.0001

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 184.47 184.47 -0.005 184.47 -0.004

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3245.92 3245.92 0 3249.53 -3.6074

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2254.71 2254.71 0 2258.32 -3.6074

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 991.21 991.21 0 991.21 0

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.42 13.42 0 13.42 -0.0002

79

STT Mục đích sử dụng Diện tích

năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2014

Ghi Diện tích chú

năm 2017

Tăng(+) giảm(-)

2017

Diện tích năm 2014

Tăng(+) giảm(-)

2014

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 509.25 509.24 0.005 505.64 3.6117

2.1 Đất ở OCT 31.75 31.75 0.005 31.75 0.0048

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 31.75 31.75 0.005 31.75 0.0048

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng CDG 378.52 378.52 0 374.90 3.6148

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.36 0.36 0 0.36 0

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 22.36 22.36 0 22.36 0

2.2.3 Đất an ninh CAN

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự

nghiệp DSN 9.74 9.74 0 9.74 -0.0001

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi

nông nghiệp CSK 25.39 25.39 0 24.07 1.314

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công CCC 320.68 320.68 0 318.38 2.3009

STT Mục đích sử dụng Diện tích năm 2018

So với năm 2017 So với năm 2014

Ghi Diện tích chú

năm 2017

Tăng(+) giảm(-)

2017

Diện tích năm 2014

Tăng(+) giảm(-)

2014 cộng

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.02 0.02 0 0.02 0

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 20.46 20.46 0 20.46 -0.0001

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 69.06 69.06 0 69.07 -0.0078

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 9.44 9.44 0 9.44 0

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1.64 1.64 0 1.64 0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.85 0.85 0 0.85 0

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.79 0.79 0 0.79 0

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

“Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai xã Hồng Thượng, 2018”

81

Qua bảng cơ cấu sử dụng đất ở trên của xã Hồng Thượng có thể nhận thấy hiện trạng sử dụng đất của xã không có biến động nhiều qua 4 năm sử dụng, cơ cấu sử dụng đất tập trung hơn 90,2% diện tích lâm nghiệp, do ở đây chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn do các nhóm hộ bảo vệ, quản lý. Nhìn chung, mặc dù đã được bàn giao cho các nhóm hộ và người dân vẫn có sự chồng lấn, không rõ ràng giữa ranh giới bảo vệ cũng như khi thu hồi đất để thực hiện giao đất cho đồng bào DTTS ở đây.

Ngoài ra diện tích đất ở tại xã chỉ chiếm 0,008% tổng diện tích tự nhiên của vùng, cho thấy đất ở chiếm tỷ lệ rất thấp, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Đảng và Chính phủ, nhiều cá nhân, tập thể tự ý khai thác rừng phục hồi trồng rừng lâm nghiệp.

Hiện nay, chính quyền địa phương đã giao hầu như toàn bộ đất lâm nghiệp và diện tích đất rừng tự nhiên cho nhân dân quản lý, sử dụng. Chỉ còn 630ha rừng cộng đồng Hạt kiểm lâm đang quản lý và tiếp tục bàn giao cho xã vào năm 2020.

3.3.3.2. Về kinh tế hộ gia đình

Hồng Thượng là một xã biên giới cuộc sống của người dân nơi đây trước kia rất khó khăn vì thiếu đất cũng nhưkhai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương rất hạn chế; việc áp dụng các tiến bộ của KHKT rất xa vời đối với đồng bào các DTTS, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương cũng như nhiều chính sách hợp lý của Đảng, nhà nước, đời sống của nhân dân ngày càng khâm khá hơn so với những năm trước đây. Từ năm 2014 trở về trước họ sống cho qua ngày, qua bữa, với thu nhập dưới 50.000 đồng/ngày, do vậy cuộc sống rất thiếu thốn, con cái không được học hành tử tế mà phải đi củi, đi làm thuê cho các người khác. Năm 2014 cho đến nay thực hiện giao đất lâm nghiệp, kết hợp với giao rừng tự nhiên nên kinh tế hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã nâng lên; đã khuyến khích người dân tham gia sản xuất trồng rừng và kết quả mang lại rất cao; hàng năm thu nhập từ cây lâm nghiệp và bảo vệ rừng tự nhiên và thu nhập từ các lâm sản khác, theo số liệu khảo sát 30 hộ tại 07 thôn điều tra cho thấy, thu nhập bình quân từ trước năm 2014 là 16,5 triệu đồng/người/ năm, nhưng đến năm 2018 thì thu nhập bình quân là 20 triệu đồng/người/năm, tăng 3,5 triệu đồng (thu nhập bình quân toàn xã là 22,5 triệu đồng năm 2020).

Một số hộ gia đình đã biết tận dụng quỹ đất của mình để sản xuất mô hình nông lâm kết hợp và thu nhập được nhiều thuận lợi. Đời sống của người dân ngày càng được đi lên, nhiều nhà đã có nhà kiên cố, ti vi,…con cái được học hành tử tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế từ công tác giao đất lâm nghiệp kết hợp với BVRTN và bảo vệ đương biên giới đã và đang mang lại cho người dân rõ nét. Nhờ chính sách đúng đắn của cấp trên nên đã giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)