Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hồng Thượng là một xã miền núi, vùng cao của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại đa số là người dân tộc thiểu số Pa Cô, Cơ Tu…sinh sống, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Người dân trong xã đại đa số bám đất, bám rừng để phát triển kinh tế - Xã hội nên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế của hộ gia đình cá nhân sau này. Hồng Thượng cách trung tâm huyện 6km, cách thành phố Huế khoảng 63 km và về phía Nam của huyện A Lưới, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh đi qua.

nh 3.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Hồng Thượng.

- Độ cao nhà nước VN – 2000, kinh tuyến trục 107 + Kinh độ phía Tây 1070 13’ 56”

+ Kinh độ phía Đông 1070 17’ 41”

+ Vĩ độ phía Nam 160 08’ 10”

+ Vĩ độ phía Bắc 160 14’ 17”

Toạ độ trung tâm vùng hành chính + Kinh độ 1070 15’ 47”

+ Vĩ độ 160 11’ 03”

- Phía Bắc giáp với xã Sơn Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Đông Bắc giáp với xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Đông Nam giáp với xã Hương Phong, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Tây giáp với xã Hồng Thái, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phía Nam giáp với nước CHDCND Lào.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Thượng đã có những chuyển biến tích cực, dần đi vào nền nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của xã. Tuy nhiên, qua báo cáo của UBND xã và phản ánh của người dân tình hình quản lý, sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất trên địa bàn xã rất chậm, thiếu đồng bộ; việc kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền của chính quyền địa phương còn chưa nghiêm, còn để xảy ra tình trạng san lấp mặt bằng, chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất không đúng đối tượng, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp đặc biệt là dọc các trục đường giao thông, khu vực ven đường Hồ Chí Minh chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã thuộc vùng núi cao và trung bình có độ cao từ 680m – 1.150m, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao, đèo dốc, có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng với diện tích rừng khá lớn.

Hồng Thượng là một xã vùng cao, với địa hình nhiều đồi núi, xen kẽ với các thung lũng. Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã phân bố trên độ dốc từ 100 đến 20 0. Với độ dốc tương đối lớn, lượng mưa nhiều và tập trung, cây trồng chủ yếu là cây keo, cây sắn, lúa nương, người dân tại địa phương không áp dụng các biện

39

pháp bảo vệ và nâng cao sức sản xuất của đất vậy nên phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã có nguy cơ bị xói mòn và thoái hoá đất.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết và thủy văn

Hồng Thượng là xã thuộc khu vực tiểu khí hậu, có lượng mưa bình quân cao nhất, nhiệt độ bình quân thấp, nhiệt độ giữa ngày và đêm biến động tương đối lớn.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 20.9 0C – 22.9 0C, nhiệt độ biến đổi theo mùa:

- Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 4 hoặc 5, nhiệt độ trung bình tháng mùa khô từ 17.4 0C đến 22.8 0C có khi trên 22.8 0C đồng thời chịu ảnh hưởng gió Lào thổi qua nên gây khô hạn. (Ở A Lưới không có sự phân biệt rõ rang giữa mùa mưa và mùa khô mà chỉ có mùa mưa và mùa mưa ít).

- Chế độ mưa ẩm: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 hoặc 6 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình từ 17.3 0C – 25.1 0C có khi xuống dưới 17.3 0C ảnh hưởng gieo trồng và chăn nuôi.

- Giai đoạn mưa từ tháng 04 đến tháng 08: ghi nhận xuất hiện những cơn mưa giông và mưa rào với cường độ mưa lớn, hơn 45% sự kiện mưa là cơn mưa to và rất to;

40% sự kiện mưa vừa. Tổng lượng mưa trong giai đoạn này là xấp xĩ 1000mm.

- Giai đoạn mưa từ tháng 09 đến tháng 12: đây là mùa mưa chính trong năm, với tổng lượng mưa ghi nhận được vào khoảng 4269.3 mm. Trong giai đoạn này, gần 80 % sự kiện mưa là những cơn mưa nhỏ và mưa vừa kéo dài trong nhiều ngày, chỉ 20 % sự kiện mưa là những cơn mưa to và rất to.

*Nguồn nước, thủy văn

Trên địa bàn xã xã Hồng Thượng có một con sông A Sáp chạy qua với chiều dài gần 25 km chạy dọc theo núi phía Bắc qua đất Lào, và có các khe lớn nhỏ như: khe Phô với chiều dài hơn 10 km, khe Cân Tôm với chiều dài hơn 15 km dòng chảy trải qua 03 thôn A Đên, A Sáp, và Cân Tôm.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất:

Đất nông nghiệp: Diện tích 3.520,74 ha, chiếm 87,32% tổng diện tích tự nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Đất phi nông nghiệp: Diện tích 509,24ha, chiếm 12,63% bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo-tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.

Đất chưa sử dụng: Toàn xã còn 1,64 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.

Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn xã Hồng Thượng khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 63% diện tích ; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fc), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn xã Hồng Thượng là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối.

Trong phạm vi xã Hồng Thượng có các sông chính là sông A Sáp, khe Phô, Pi Đang và khe Cân Tôm...

Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của các khu vực trong xã khá cao. Qua khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.

- Tài nguyên rừng:

Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới có diện tích đất lâm nghiệp lớn 3.245,92 ha, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 2.254,71 ha, đất rừng phòng hộ 991,21 ha, rừng đặc dụng 0 ha; đất rừng tự nhiên là 2.263,69ha, đất rừng trồng là 721,87 ha. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2018 đạt 100%. Trữ lượng gỗ khoảng 6-7 triệu m3, với nhiều loại gỗ qúy như mun, vàng tâm, dổi, tùng... và nhiều loại lâm sản khác như tre, nứa, luồng, lồ ô, mây... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, chồn hương, mang, nai...thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

- Tài nguyên khoáng sản:

Trên địa bàn xã Hồng Thượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ đá xây dựng, vàng v.v.

- Tài nguyên du lịch:

Hồng Thượng là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác tại khe Phô, lòng hồ Thủy điện A Lưới là một thắng cảnh khá nổi tiếng nằm trên địa hai xã; thuộc địa bàn xã Hồng Thượng và xã Hồng Thái nhưng chưa được khai thác du lịch, do chưa được thu hút các nhà đầu tư. Cách trung tâm huyện 07 km là những cánh rừng nguyên sinh và lòng hồ rộng rất cuốn hút khách tư phương xa đến thăm quan tại xã. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn tai khe Phô, với diện tích khoảng 1.000 ha kéo dài từ khe phô đên Pi Ây thuộc địa bàn

41

xã Hồng Thượng, xã Hồng Thái và nước Lào với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm “Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hồng Thượng, 2019”.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)