CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.2.3. Thực trạng việc giao đất lâm nghiệp để trồng rừng
Toàn xã hiện có 2.198 ha rừng tự nhiên đã bàn giao cho 21 nhóm hộ tham gia quản lý bảo vệ, tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép trong thời gian qua đã được đẩy lùi đáng kể. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên và trong gần 5 năm qua chưa có trường hợp nào xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Hiện nay, toàn xã có 721 ha rừng trồng (chưa tính đất rừng do người dân lấn chiếm, chính quyền chưa thu hồi được từ người dân), trong đó đã khai thác 136 ha, bình quân mỗi ha 30 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập tương đối lớn tạo công ăn việc cho người dân trong xã.
UBND xã đẩy mạnh công tác giao đất cho dân trồng rừng kinh tế và đã khuyến khích người dân trồng các loại cây công nghiệp như cây keo, trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC, cây chuối, cây sắn… trong đó cây keo được xác định là cây mũi nhọn ở xã Hồng Thượng.
3.2.3.1. Sự tham gia của người dân trong hoạt động trồng rừng
Rừng trồng và rừng tự nhiên được giao tại xã Hồng Thượng thuộc rừng sản xuất, không có mục tiêu phòng hộ và người dân được hưởng lợi trực tiếp sản phẩm từ rừng trồng, còn rừng tự nhiên do người dân, tổ chức trực tiếp bảo vệ và quản lý và được hưởng từ các dịch vụ môi trường do nhà máy thủy điện chi trả thông qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, nhờ phát động chương trình giao đất để trồng rừng và còn rừng tự nhiên do người dân, tổ chức quản lý nên đất đai được sử dụng rất hiệu quả, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Với những lợi ích trên, nên số lượng hộ gia đình tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng ngày càng nhiều, góp phần làm gia tăng diện tích rừng và đẩy lùi một phần nào đó do khai thác rừng bừa bãi, trái phép của một số đối tượng trên địa bàn toàn xã.
3.2.3.2. Hình thức giao, thời gian và diện tích triển khai
Dự án giao đất, giao rừng tại xã Hồng Thượng với mục tiêu cụ thể nhằm tập trung mọi nguồn lực, tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Hồng Thượng, bảo đảm đến năm 2020 người dân ổn định sản xuất và đời sống kinh tế phát triển hơn. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng tuyến biên giới.
Quy mô của phương án nhằm thực hiện giao đất trên diện tích 2.014.76 ha đất rừng tự nhiên và đển năm 2020 Hạt Kiêm lâm huyện tiếp tục giao 630 ha; ngoài ra UBND xã đang quản lý trên 750 ha đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới giao, nhưng phần diện tích này đều bị ngươi dân lấn chiếm xã chưa thu hồi được.
61
Bảng 3.8. Giao đất lâm nghiệp để trồng rừng tại địa bàn điều tra
TT Tên thôn Số hộ Diện tích (ha)
1 A Xáp 80 83.6
2 A Đên 89 51.7
3 Cân Sâm 119 58.6
4 Ky Ré 160 36.74
5 Cân Tôm 96 69.6
6 Cân Te 83 46.6
7 Hợp Thượng 132 46.8
Tổng 759 394
“Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra, 2019”
Số liệu khảo sát tại bảng 3.8 cho thấy có đến 30/222 hộ gia đình được khảo sát trên địa bàn được giao đất và tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, chiếm 13,6%.
3.2.3.3. Sự tham gia của người dân trong hoạt động trồng rừng (lựa chọn cây trồng, lý do trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên tư tưởng của người dân, hạn mức và các quyền lợi của người dân khi được giao đất)
* Lựa chọn cây trồng cây keo và bảo vệ rừng tự nhiên:
Sự kết hợp trồng cây keo và bảo vệ rừng tự nhiên của các nhón hộ tham gia, nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân khi tham gia bảo rừng tự nhiên một cách có hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy cây keo là cây trồng được người dân lựa chọn nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu, chiếm 100%. Lý do để người dân lựa chọn trồng cây keo và bảo vệ rừng tự nhiên chủ yếu là do thời gian trước có sự định hướng của chính quyền địa phương, mặt khác hiệu quả kinh tế từ cây keo mang lại cũng có nhiều ưu điểm hơn so với các cây trồng khác. Theo quan điểm của một cán bộ lãnh đạo xã, “cứ một ha rừng keo, chi phí bỏ ra ban đầu không quá 6 triệu đồng, sau 3-5 năm thu hoạch, bán được từ 30 đến 55 triệu đồng/ha; chính quyền địa phương đang và tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ rừng FSC, vì khi có chứng chỉ giá bán gỗ tăng từ 30 đến 180 triệu đồng/ha (thậm chí thu 250 triệu đồng/ha), gấp 6 lần giá thị trường hiện nay. Ðầu ra của cây keo hiện nay đang hết sức thuận lợi, nhiều tiểu thương và các HTX mới được thành lập để thu mua cây keo; về công tác quản lý bảo vệ tự nhiên được giao cho 21 nhóm hộ, với một ha được hỗ trợ 600.000 đồng/năm, tùy theo tình hình quản lý tốt hay không của các
nhóm; ngoài ra, mỗi hỗ dân được hỗ trợ 720.000 đồng do Đồn Biên phòng tỉnh, thông qua UBND tỉnh chi trả.
Tiếp đến trong các thôn được khảo sát, chỉ có người dân các thôn Cân Sâm, Cân Tôm, Cân Te, Ky Ré chiếm ưu thế về trồng rừng kinh tế, chiếm đến 70% số người trả lời ở 04 thôn này, các 03 thôn Hợp Thượng, A Đên và A Sáp có trồng câ keo nhưng không đáng kể; vì vậy, xã ưu tiên cho các thôn nay nhận nhiều hơn công tác quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên. Lý do tại sao người dân 04 thôn Cân Sâm, Cân Tôm, Cân Te, Ky Ré có nhiều diện tích trồng rừng kinh tế là vì hộ dân chủ yếu sinh sống tại địa bàn xã từ rất lâu đời nay; còn các thôn còn lại là huyện di dời do xây dựng công trình thủy điện A Lưới từ năm 2007 nên không có đất để sản xuất, thiếu công ăn, việc làm dẫn đến không cải thiện được sinh kế cho người dân ở khu tái định cư mới của xã.
Mặc dù chủ trương của huyện A Lưới về việc phát động phong trào trồng một số cây như cà phê từ năm 2002, quy hoạch lại vùng trồng cà phê với diện tích khoảng 500 ha và huy động sự hỗ trợ của Ngân hàng… nhằm giúp người dân cải thiện cuộc sống, hướng tới xóa đói giảm nghèo nhưng không mang lại kết quả tốt do công tác quản lý và áp dụng các tiến bộ KHKT của ngưới dân còn thấp dẫn Nông trương công ty cà phê A Lưới, công ty Thái Hòa… đều bị phá sản do không mang lại thu nhập ổn định cho người dân bản địa. Vì vậy, chiến lược phát triển của huyện và xã Hồng Thượng hiện nay là chú trọng vào cây Keo có chứng chỉ FSC (rừng gỗ lớn) và thực hiện tốt công tác nhận khoán và bảo vệ rừng tự nhiên mà xã đã giao cho các nhóm hộ dân. Xã Hồng Thượng đã và đang tiếp tục vận động người dân đăng ký bảo vệ rừng tự nhiên trong năm 2020 là 630 ha, do UBND huyện giao và cấp GCNQSDĐ cho tất cả các diện tích đất các nhóm nhận khoán cho nông hộ; có 162 hộ dân đăng ký bảo vệ.
Nhiều năm trước từ 2002 đến năm 2010 do trồng Cây cà phê không thực sự giúp cải thiện đời sống gia đình, vì thời gian thu hoạch, giá cả không ổn định và thu mua quá thấp, nên hiện nay bà con không nhiệt tình tham gia. Theo đánh giá của người dân, có ba nguyên nhân chính sau: Thứ nhất cây cà phê đòi hỏi sự đầu tư nhiều nhưng giá bán cà phê hiện nay quá thấp, không ổn định. Thứ hai, trồng cà phê rất rủi ro vì dịch bệnh và khó khăn trong thu hoạch. Qua đó chúng ta cũng thấy nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Trước đây, người dân trên địa bàn lựa chọn cây cà phê để trồng là vì dễ trồng và chăm sóc, vì lợi ích kinh tế của cây cà phê mang lại và vì chủ trương quy hoạch lại vùng cà phê của huyện đưa về xã, xã chỉ đạo xuống thôn và trưởng thôn tổ chức họp dân để vận động khuyến khích người dân tham gia. Tuy nhiên, hiện nay người dân đã biết tính toán cân nhắc trước khi lựa chọn cây trồng nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là trông cây keo có chứng chỉ FSC.
63
* Lý do trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên:
Kết quả khảo sát cho thấy người dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên với mong muốn cuộc sống của gia đình được cải thiện hơn. Vì vậy, lý do “trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên để có thêm thu nhập” được người dân lựa chọn nhiều nhất, chiếm đến 100% người trả lời.
Kết quả khảo sát cho thấy, rừng luôn gắn liền với sinh kế của người dân, họ xem việc trồng rừng, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng là việc hiển nhiên đối với họ, cho dù chương trình của nhà nước có được triển khai hay không. Các hoạt động liên quan đến rừng vẫn luôn quan trọng, là công việc hàng ngày của họ. Họ tham gia chương trình với hy vọng có thêm thu nhập là chính, chứ không phải là để có thêm việc làm, vì vốn dĩ hoạt động này đã quá quen thuộc đối với người dân tộc thiếu số.
Ngược lại, với lý do trồng rừng để có thêm đất canh tác, thì số hộ nghèo, hộ ít đất là có ý kiến nhiều nhất, có lẽ là do đất canh tác của các hộ gia đình này bị hạn chế hơn, vì thế tham gia trồng rừng cũng là cơ hội cho họ để được tiếp cận với đất canh tác.
Tuy nhiên, với lý do trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên để có thêm thu nhập như một phương thức “đầu tư cho tương lai của con cái” thì không có sự khác biệt giữa các nhóm hộ trong cộng đồng, các hộ càng có điều kiện kinh tế khá giả càng có sự lựa chọn cao với lý do này, cụ thể tỷ lệ chọn của các nhóm hộ nghèo 15,7%, cận nghèo 21,2%, trung bình 25,26 và khá 37,84%.
* Về tư tưởng khi được giao đất:
Qua tìm hiểu tư tưởng của người dân về giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp như hiên nay có 30 hộ (chiếm tỷ lệ 100% ) được hỏi đồng tình hưởng ứng, họ cho rằng chính sách này đã tạo điều kiện cho nông hộ có thêm đất sản xuất và quỹ đất của địa phương sẽ được sử dụng tốt hơn. Khi được hỏi về nhu cầu sử dụng đất, có 30 hộ chiếm tỷ lệ 100% trả lời muốn được giao thêm đất để sản xuất lâm nghiệp.
* Về thủ tục giao đất:
Khi được hỏi về ý kiến của hộ gia đình đối với các quy định của Nhà nước và địa phương về thủ tục giao đất lâm nghiệp, 30/30 hộ (chiểm tỷ lệ 100%) số hộ trả lời rằng thủ tục giao đất lâm nghiệp hiện nay là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
* Về các quyền của người dân khi được giao đất - Về quyền chuyển nhượng:
Qua phỏng vấn 30 hộ ở 07 thôn thuộc địa bàn điều tra, thì đa số các hộ gia đình cho rằng hiện nay đối với họ chưa có ngành nghề nào đảm bảo cuộc sống ổn định hơn nghề phát triển lâm nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình không chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi được nhà nước giao đất lâm nghiệp.
- Về quyền thế chấp, vay vốn thừa kế, quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất Trong những năm qua, mặc dù các quyền này được pháp luật cho phép nhưng các hộ gia đình điều tra ở 04 thôn ít được thực hiện, bên cạnh đó các quyền này được đánh giá ít ảnh hưởng đến quá trình đầu tư phát triển của hộ gia đình trong điều kiện hiện nay.
Quyền các hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng để vay vốn. Qua điều tra tại địa bàn 07 thôn, tôi nhận thấy quyền lợi về thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng còn rườm rà. Có 30/30 hộ (chiếm tỷ lệ 100%) đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, nhằm mục đích đầu tư phát triển lâm nghiệp nhưng rất khó để ngân hàng cho vay hoặc cho vay quá thấp, dẫn đến người dân ít vay vốn để trông rừng.
* Nhận xét chung
- Trong những năm qua việc thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện A Lưới nói chung và xã Hồng Thượng nói riêng được triển khai rộng rãi ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã với 2 hoạt động chính: (i) giao rừng tự nhiên cho dân quản lý và (ii) giao đất lâm nghiệp cho dân trồng rừng kinh tế. Giao rừng tự nhiên cho dân quản lý ở xã Hồng Thượng được tiến hành dưới ba hình thức: giao cho các nhóm hộ, giao cho hộ gia đình và giao cho lực lượng công an và lực lượng dân quân quản lý.
- Đại đa số nhân dân đồng tình với chính sách giao đất lâm nghiệp, họ đã phấn khởi với quỹ đất được giao.
- Nhà nước cần phải hỗ trợ kinh phí để người dân vay vốn ưu đãi, từ đó tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.
3.3. ẢNH HƯỞNG CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HỒNG THƯỢNG