CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung
* Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng đến cuối năm 2019 là 152,05 ha, tăng 2,7 ha so với năm 2015, đạt 105,19% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra (nghị quyết 135 ha). Trong đó: lúa nước 61 ha (2 vụ), lúa cạn 1,7 ha, ngô 8,4 ha, sắn 28 ha, khoai các loại 10 ha; rau đậu các loại 32,4 ha; Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 415,85 tấn, tăng 102,15 tấn so với nhiệm kỳ trước, đạt 104% so với chỉ tiêu nghị quyết.
* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đến cuối năm 2019 là 11.418 con, tăng 7.597 con so với nhiệm kỳ trước, đạt 237,88% so với chỉ tiêu nghị quyết. (trong đó: Đàn trâu 1.164 con, bò 4.324 con, dê 1.499 con và lợn 4.432 con); Tổng đàn gia cầm 66.724 con, tăng 35.627 con so với nhiệm kỳ trước, đạt 121,32% so với chỉ tiêu nghị quyết (trong đó: đàn gà 60.939 con; vịt, ngàn, ngỗng 5.785 con).
* Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện ao hồ có nuôi cá 14 ha, tăng 1,6 ha so với nhiệm kỳ trước, đạt 49,65% so với chỉ tiêu nghị quyết; sản lượng cá thịt bình quân hằng năm 19,2 tấn, giảm 16,2 tấn so với nhiệm kỳ trước, đạt 27,23% so với chỉ tiêu nghị quyết.
Tổng thu nhập đầu người đến năm cuối năm 2019 là 22,15 triệu đồng, tăng 5,35 triệu đồng so với nhiệm kỳ trước, đạt 71,45% so với nghị quyết đề ra (chỉ tiêu nghị quyết 31 triệu đồng).
* Công tác thủy lợi: Toàn xã hiện có 2 đập chứa và 1 công trình nước tự chảy (khu tái định canh thủy điện A Lưới) và 4,7 km kênh mương đã kiên cố hóa đạt 100%.
Tuy nhiên, công trình nước tự chảy khu tái định canh thủy điện A Lưới không đảm bảo nước tưới gây khó khăn cho bà con trong sản xuất lúa nước.
* Lâm nghiệp: Toàn xã hiện nay có 2.198 ha rừng tự nhiên đã bàn giao cho 21 nhóm hộ tham gia quản lý bảo vệ và trong năm 2020 huyện bàn giao thêm 630ha rừng cộng đồng cho nhân dân quản lý; do vậy, mà tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép trong thời gian qua đã được đẩy lùi đáng kể.
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên và trong gần 5 năm qua chưa có trường hợp nào xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Hiện nay, toàn xã có 469 ha rừng trồng, trong đó đã khai thác 136 ha, bình quân mỗi ha 30 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập tương đối lớn tạo công ăn việc cho người dân trong xã. Ngoài ra, người dân còn lấn chiếm khá lớn diện tích rừng do Ban quản lý Rừng phòng hộ A Lưới quản lý mà xã chưa thu hồi được.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế, tiểu thủ công nghiệp:
Hiện nay có 106 hộ gia đình đăng ký nghề kinh doanh như: dịch vụ sửa chữa xe máy, xưởng cưa, xưởng mộc, làm nề, ngành nghề truyền thống như đan lát mây tre, dệt thổ cẩm…đang có đà phát triển tích cực, góp phần quan trọng việc giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân.
Sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất điện từ Thủy điện A Lưới và chế biến dăm gỗ của HTX lâm nghiệp bền vững xã Hồng Thượng được cấp phép kinh doanh cuối năm 2019. Các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp như sản phẩm từ đót tiếp tục phát triển, nhất là từ khi trồng rừng keo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân. Huyện đang đầu tư sàn lấp mặt bằng tại Khu công nghiệp A Co với diện tích 20 ha và kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư trong thời gian tới.
* Thương mại - dịch vụ:
Mạng lưới dịch vụ ngày càng được mở rộng, số hộ hoạt động kinh doanh tăng khá nhanh từ 69 hộ năm 2015 lên 106 hộ năm 2019, với tổng thu nhập hàng năm đạt trên 2,5 tỷ đồng, chợ tạm Bốt Đỏ được duy tu sửa chữa đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hóa trên địa bàn. Các ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua theo xu hướng chung có bước phát triển nhanh chóng, song ngành dịch vụ của xã phụ thuộc chủ yếu từ nguồn thu của huyện và có quy mô còn quá nhỏ, trình độ chưa cao.
3.1.2.3. Văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế
* Về văn hóa:
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng có tính xã hội hóa, các hoạt động được mở rộng. Công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhất là qua các ngày lễ, ngày hội; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” từng bước được nâng cao chất lượng. Đến cuối năm 2019, có 04/7 thôn, 3/3 trường được công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hoá, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa là 80,65%. Các thiết chế văn hóa như: cổng thôn, xóm, nhà sinh hoạt cộng đồng được quan tâm xây dựng và sửa chữa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện thân thể trong nhân dân, trong các trường học ngày càng phát triển.
* Giáo dục: Toàn xã có 01 trường THCS, 01 trường Tiểu học và 01 trường Mầm non, trong đó trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Trong gần 5 năm qua, cơ sở vật chất trường lớp, sân trường, cổng, tường rào, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư xây dựng. Chất lượng giáo viên và quản lý giáo dục từng bước
43
được nâng lên, đáp ứng yêu cầu; có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có trên 70%
giáo viên trên chuẩn. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên nhất là chất lượng học sinh cuối các cấp học; tiếp tục giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở 100%; học sinh giỏi 135 em, đạt 23,16 %, học sinh tiên tiến 284 em, đạt 48,71%; đang học đại học, cao đẳng, trung cấp … em.
Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng dần dần đi vào nền nếp, đã tổ chức nhiều lớp học trên các lĩnh vực như triển khai nghị quyết của Đảng, phổ biến pháp luật, tập huấn các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn.
* Y tế, dân số:
- Trạm y tế xã đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Nhiều chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và phòng ngừa dịch bệnh được chú trọng. Trong gần 5 năm qua đã khám và điều trị bệnh cho 15.425 lượt người. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo.
- Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được triển khai thực hiện, công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản được tăng cường. Số người áp dụng các biện pháp tránh thai tăng; tỷ suất sinh giảm; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 1,68%, đạt 89,29% chỉ tiêu nghị quyết đề ra; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 5,26%, giảm 3,07% so với năm 2015; kết quả giảm sinh đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10,23%, giảm 4,8% so với năm 2015, đạt 97,75% chỉ tiêu nghị quyết đề ra
“Văn Kiện Đại hội Đảng bộ xã Hồng Thượng, 2020”.
.
Bảng 3.1. Dân số xã Hồng Thượng năm 2019 chia theo thành phần dân tộc và tôn giáo
STT Tên thôn
Dân số chung toàn xã Số lượng tín đồ tôn giáo Thành phần dân tộc thiểu số
Hộ Khẩu Nam Lao động
Tín đồ chung
Trong đó tín đồ DTTS
Tổng số Trong đó
Phật giáo
Công giáo
Phật giáo
Công
giáo Hộ Khẩu
Pa Cô Tà Ôi Cơ Tu Pa Hy Vân Kiều DT khác Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu Hộ Khẩu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
1 A Xáp 80 285 141 177 1 0 0 0 75 267 31 122 43 143 1 2 0 0 0 0 0 0
2 A Đên 89 325 170 207 0 0 0 0 89 320 5 29 83 285 1 6 0 0 0 0 0 0
3 Cân Sâm 119 475 240 290 0 0 0 0 105 422 101 395 1 10 3 13 0 1 0 1 0 2
4 Ky Ré 160 556 281 360 25 12 0 0 120 394 116 374 2 11 1 6 1 1 0 2 0 0
5 Cân Tôm 96 340 167 206 0 1 0 0 94 328 94 322 0 2 0 2 0 0 0 0 0 2
6 Cân Te 83 347 170 212 0 0 0 0 81 338 73 304 2 3 6 28 0 2 0 0 0 1
7 Hợp Thượng 132 499 244 288 31 6 0 0 84 307 71 267 2 10 11 28 0 2 0 0 0 0 Tổng cộng 759 2827 1413 1740 57 19 0 0 648 2376 491 1813 133 464 23 85 1 6 0 3 0 5
“Nguồn: Niên giám thống kê UBND xã Hồng Thượng, 2019”
45
Hình 3.2. Tình hình dân số lao động trên địa bàn xã Hồng Thượng, 2019
Theo thống kê của xã Hồng Thượng, dân số toàn xã đến ngày 31/12/2019 là 2.827 người với 759 hộ. Toàn xã, nam giới có 1.413 người, chiếm 49,98%; nữ giới có 1.414 người, chiếm 50,02%; cho thấy sự cân bằng về giới tính rất là tương đối.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm còn 1,68%. Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữa các khu vực không nhiều cho thấy cuộc vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả và khá đồng đều trên địa bàn xã.
* Thực trạng lao động và việc làm
Nguồn lao động của xã Hồng Thượng khá dồi dào nhưng chất lượng không cao;
năm 2019 theo số liệu đã thống kê toàn xã có 1562 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,25% dân số toàn xã, trong đó lao động phổ thông chiếm khoảng trên 75,62%
so với tổng số người trong độ tuổi lao động. Đại đa số lao động tham gia sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản.
* Thu nhập và mức sống
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ các Dự án 135,
167, 147, LRAM... đã giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực.
Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành nên các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đã bắt đầu phát triển, thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải:
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mạng lưới giao thông của xã về cơ bản đã được hình thành một cách tương đối đầy đủ. Mạng lưới giao thông đường bộ của xã hiện có 05 tuyến đường chính chạy qua trung tâm cụm xã đó là:
Tuyến Cân Sâm đến thôn Cân Tôm dài 02 km và nối liền thôn Cân Te xã Hồng Thượng dài trên 5km; tuyến thôn Kỳ Ré đến thôn Cân Sâm, tuyến đường thôn Hợp Thượng đến tiếp nối liền với xã Sơn Thủy thuộc huyện A Lưới, đặc biệt là 01 tuyến đường tại khu vực tái định cư xã Hồng Thượng giáp với đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm cụm xã khoảng 5km, và nhiều các tuyến đường liền thôn, liền xã được bê tông hóa. Hiên nay xã đang thi công 02 tuyến đường vào các khu sản xuất, nhằm phục vụ cho nhân dân vận chuyển các mặt hàng nông sản. Bộ mặt trung tâm kinh tế, chính trị của xã ngày càng khang trang và đã thay đổi từng ngày. Một số tuyến đường liên thôn cơ bản đã được bê tông, nhựa hóa, nhưng mặt đường còn hẹp, khó khăn cho việc đi lại nên trong thời gian tới cần mở rộng và nhanh chóng khắc phục để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế của xã; trong đó quan tâm đến chất lượng công trình.
* Thuỷ lợi:
Được sự quan tâm của các cấp, trong những năm qua thông qua chương trình định canh định cư, thuộc chương trình 135… của xã Hồng Thượng có điều kiện xây dựng và sửa chữa 02 hồ đập nhỏ, nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng diện tích canh tác và năng suất cây trồng, giảm đáng kể việc phá rừng làm nương rẫy ở các thôn trên địa bàn xã miền núi, đặc biệt cây lúa nước được đưa vào sản xuất đại trà ở hầu hết các thôn trong xã. Đến nay xã đã nâng tổng số công trình thủy lợi lên 03 công trình, phục vụ cho việc tưới tiêu. Trong đó có 02 hồ chứa, dự kiến huyện đầu tư 01 trạm bơm tại khe Kiền Kiền, các công trình lớn là hồ chứa nước A Co, A Râng... Có khoảng 07 tuyến kênh lớn nhỏ, các loại, với tổng chiều dài khoảng 5600 m.
47