2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác giao đất, giao rừng và sinh kế của người dân sử dụng đất tại xã Hồng Thượng.
2.1.1.2. Đối tượng khảo sát:
- Bộ máy quản lý và công tác quản lý đất đai nói chung và giao đất, giao rừng nói riêng, cụ thể trong lĩnh vực giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng tự nhiên.
- Người sử dụng giao đất, giao rừng tại địa phương.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi không gian: xã Hồng Thượng, huyện A Lưới
2.1.2.2. Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu trong giai đoạn 2014 – 2018.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Hồng Thượng;
- Thực trạng công tác giao đất, giao rừng của xã giai đoạn 2014-2018;
- Sinh kế cho người dân khi công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư tại địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2014-2018.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đất đai, nâng cao được đời sống của người dân sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý có hiệu quả đất rừng tự nhiên tại địa phương.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng, ban trong huyện và tại UBND xã Hồng Thượng...
Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các phòng, ban trong huyện, các thư viện, trung tâm phát triển quý đất của huyện... Một số tài liệu cần thu thập: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện A lưới, về công tác giao đất, giao
33
rừngsản xuất và giao rừng tự nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất, niên giám thống kê của huyện, báo cáo QHSDĐ, KHSDĐ của huyện và xã; trong đó nghiên cứu tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn xã Hồng Thượng, huyện A Lưới là chủ yếu, hệ thống các bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai, các nghiên cứu trước đây đã được công bố liên quan đến đề tài và các văn bản pháp luật có liên quan đến tình hình giao đất, giao rừng và công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn: Phát phiếu khảo sát chuẩn bị sẵn theo nguyên tắc ngẫu nhiên tại 07 thôn. Số phiều khảo sát là 30 (mỗi thôn 03 phiếu, 04 thôn có số lượng đất, rừng được giao lớn thì phỏng vấn 04 đến 6 phiếu).
- Phỏng vấn bán cấu trúc gồm: người dân, già làng, cán bộ thôn, công chức Địa chính cấp xã, Phòng TNMT và Hạt kiểm lâm huyện A Lưới.
- Khảo sát thực địa tại 07 thôn.
Lựa chọn xã khảo sát: xã Hồng Thượng, huyện A Lưới có 07 thôn. Tất cả các thôn đều được lựa chọn để khảo sát với các tiêu chí: (i) Các thôn phải được triển khai công tác giao đất lâm nghiệp, đất tự nhiên và (ii) là địa bàn cư trú chính người dân xã Hồng Thượng, huyện A Lưới. Do đó, đề tài thực hiện khảo sát trên 07 thôn trên địa bàn xã Hồng Thượng, không khảo sát các xã khác.
Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn
STT Địa bàn
Diện tích đất tự nhiên
(ha)
Diện tích đất Lâm nghiệp
(ha)
Dân số
Hộ Khẩu
1 A Xáp 109.7 83.6 80 141
2 A Đên 75.9 51.7 89 170
3 Cân Sâm 79.6 58.6 119 240
4 Ky Ré 49.17 36.74 160 281
5 Cân Tôm 77.1 69.6 96 167
6 Cân Te 60.2 46.6 83 170
7 Hợp Thượng 62.9 46.8 132 244
Tổng 514.6 394 759 2827
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của UBND xã, 2019
Hình 2.1. Một số thông tin cơ bản đã được giao GCNQSDĐ cho các thôn
Lựa chọn mẫu khảo sát: Việc chọn mẫu (hộ gia đình) được tiến hành theo nguyên tắc ngẫu nhiên. Chọn 30 mẫu để khảo sát.
Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Cơ cấu mẫu Số lượng mẫu
Tổng 30
Theo thôn
A Xáp 06
A Đên 05
Cân Sâm 06
Ky Ré 03
Cân Tôm 04
Cân Te 03
Hợp Thượng 03
Tổng 30
Theo dân tộc
Kinh 01
Pa cô 25
Cơ Tu 4
Tổng 30
Theo giới tính
Nam 30
Nữ 0
Tổng 30
Theo độ tuổi
Từ 26- 35 10
Từ 36-45 15
35
Cơ cấu mẫu Số lượng mẫu
Từ 46-55 02
Trên 55 3
Tổng 30
Theo trình độ học vấn
Mù chữ 3
Tiểu học 4
THCS 11
THPT 6
TC, CĐ, ĐH 6
Sau ĐH 0
Tổng 30
Theo tình trạng kinh tế hộ
Nghèo 4
Cận nghèo 4
Trung bình 15
Khá 7
Tổng 30
Hình 2.3. Cơ cấu theo thôn, dân tộc và độ tuổi
Hình 2.4. Cơ cấu theo trình độ học vấn và tình trạng kinh tế hộ
- Phỏng vấn bán cấu trúc
Đề tài đã thực hiện được 30 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, với các nhóm đối tượng khác nhau, gồm: người dân, già làng, cán bộ thôn, cán bộ quản lý đất đai, chính quyền địa phương cấp xã và đại diện một số cơ quan trên địa bàn.
Quan sát thực địa
Phương pháp nghiên cứu này rất bổ ích cho đề tài khi mà đối tượng được khảo sát đa số là người DTTS, còn ngại giao tiếp với người bên ngoài, khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, do không biết hoặc hạn chế tiếng phổ thông và tỷ lệ người không biết chữ còn ít.
Hộ người DTTS hầu như không có hộ giàu, chỉ ở mức sống khá trở suống. Do vậy, quan sát đã giúp ích rất nhiều trong việc thu thập, bổ sung và kiểm tra thông tin.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.2.1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu, các kết quả theo phiếu khảo sát và xử lý bằng phần mềm Excel,... Các thông tin từ phỏng vấn, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực địa, được tổng hợp và phân tích theo chủ đề, phù hợp với nội dung của đề tài.
2.3.2.2. Phương pháp so sánh
- So sánh trước và sau khi giao đất: so sánh diện tích đất khi Nhà nước chưa giao khoán cho các nhóm hộ đất trồng rừng và sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng đã giao cho các nhóm hộ, hộ dân trên địa bàn toàn xã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
- So sánh theo chuẩn sinh kế của người dân: so sánh mức sống trước khi chưa được giao đất rừng so với mức sống tại thời điểm điều tra, thu thập số liệu thứ cấp.
- So sánh với các khu vực khác: mức thu nhập bình quần của các hộ dân tại địa bàn được điều tra so với mức sống của người người dân xã khác trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
37