Thực trạng việc giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho người dân quản lý

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.2. Thực trạng việc giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho người dân quản lý

Giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho người dân quản lý được triển khai trên địa bàn xã Hồng Thượng đầu tiên vào năm 2014 và đã thực hiện triển khai cho 7 thôn, gồm: Cân Te, Cân Tôm, Cân Sâm, Kỳ Ré, Hợp Thượng, A Đên và A Sáp (A Xáp). Số liệu tính đến hết năm 2019, xã Hồng Thượng đã giao 2.014.76 ha rừng cho năm loại chủ thể quản lý chính gồm cộng đồng thôn và hộ gia đình, Tổ chức quản lý là Đoàn Thanh Niên xã và lực lượng dân quàn tự vệ. Công tác này được tiến hành cùng một phương thức và thời gian hoàn toàn giống nhau.

Bảng 3.5. Diện tích nhận bảo vệ rừng tự nhiên của các nhóm tại xã Hồng Thượng

TT Trưởng Nhóm Số thành viên Địa chỉ thôn Diện tích nhận BVR (ha)

Vị trí BVR

1 A Viết Huy 9 A Xáp 171.35

307

2 Hồ Văn Khươi 14 A Xáp 136.46

3 Hồ Văn Lia 12 A Xáp 106.52

4 Hồ Văn Ngân 9 A Đên 120.83

5 Hồ Văn Dương 10 A Xáp 95.33

6 Hồ Văn Thái 12 Căn Te 53.01

7 Nguyễn Minh Phương 12 Căn Tôm 96.74

8 Nguyễn Văn Xó 14 Căn Te 79.81

9 Hồ Văn Thuận 8 Căn Te 118

10 Hồ Viết Thắm 13 Căn Tôm 78.02

11 Nguyễn Văn Ốp 7 Căn Sâm 107.75

12 Lê Thượng Kha 13 Căn Tôm 77.79

13 Lê Thanh Bừng 11 Hợp Thượng 93.91

14 Lê Hồng Võ 6 Hợp Thượng 35.26

15 Hồ Bá Linh 6 Kỳ Ré 43.76

16 Nguyễn Văn Hùng 12 A Xáp 74.97

17 Nguyễn Văn Bi 8 A Xáp 107.88 K5,306;

K1,308

18 Hồ Văn Nhiên 9 A Xáp 104.47 K8,308

19 Hồ Văn Lậc 9 A Xáp 109.78 K4,308

20 Nguyễn Văn Lộc 6 Kỳ Ré 104.97 K7,308

21 Hồ Văn Hốt 9 A Xáp 98.15 K10,306;

K3,308

Tổng 2.014.76

“Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, 2019”

Qua bảng 3.5 cho thấy nhóm đồng nhất là 14 thành viên và nhóm thấp nhất cũng tham gia có 6 thành viên. Như vậy cho thấy rằng để đảm bảo công tác quản lý

55

rừng thì các thành viên tham gia phải đồng hơn và nhà nước cần phải trang bị các công cụ hỗ trợ, nhằm đảm bảo khi các nhóm lên tuần tra diện tích rừng đang bảo vệ.

Bảng 3.6. Các nhóm nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường của xã qua các năm tại xã Hồng Thượng

Số tiền nhận CTDVMTR (ĐVT 1000 đồng)

Tổng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 A Viết Huy 455.151 98.479 95.768 109.459 66.695 84.750 84.750 2 Hồ Văn Khươi 361.036 78.427 75.892 86.742 52.853 67.122 67.122 3 Hồ Văn Lia 279.791 61.219 58.484 66.846 40.730 52.512 52.280 4 Hồ Văn Ngân 317.478 69.444 66.477 75.981 46.296 59.280 59.280 5 Hồ Văn Dương 259.539 54.788 54.969 62.828 38.282 48.672 48.672 6 Hồ Văn Thái 139.385 30.466 29.284 33.471 20.394 25.770 25.770 7 Nguyễn Minh Phương 260.789 55.599 55.098 62.976 38.372 48.744 48.744 8 Nguyễn Văn Xó 209.488 45.869 44.088 50.391 30.704 38.436 38.436 9 Hồ Văn Thuận 307.758 67.817 64.804 74.068 45.131 55.938 55.938 10 Hồ Viết Thắm 204.115 44.840 42.763 48.877 29.781 37.854 37.854 11 Nguyễn Văn Ốp 296.514 61.926 60.998 69.718 42.480 61.392 60.840 12 Lê Thượng Kha 211.678 44.708 44.831 51.240 31.221 39.678 39.678 13 Lê Thanh Bừng 254.956 53.972 54.775 62.606 38.147 45.456 45.456 14 Lê Hồng Võ 89.336 20.265 18.648 21.314 12.987 16.122 15.996 15 Hồ Bá Linh 109.112 25.150 23.417 26.765 16.308 17.472 17.472 16 Nguyễn Văn Hùng 194.047 43.087 40.534 46.329 28.229 35.868 35.868

17 Nguyễn Văn Bi 15.643 15.643 47.104 47.104

18 Hồ Văn Nhiên 16.592 16.592 49.513 49.513

19 Hồ Văn Lậc 17.238 17.238 51.494 51.494

20 Nguyễn Văn Lộc 16.640 16.640 49.777 49.777

21 Hồ Văn Hốt 15.434 15.434 46.699 46.699

Tổng 4031.720 856.056 830.830 949.611 660.157 979.653 978.743 “Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, 2019”

Được nêu trong Bảng 3.6 cho thấy, hiện nay trên địa bàn xã Hồng Thượng có hộ 222/759 hộ dân đang quản lý rừng tự nhiên, chiếm 31,35% hộ gia đình toàn xã và

162 hộ dân xin đăng ký QLBVR tự nhiên năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND xã đang xem xét những hộ có đủ điều kiện tham gia công tác bảo vệ rừng.

Qua khảo sát với 30 hộ, thuộc 07 thôn trên địa bàn xã Hồng Thượng cho thấy các hộ dân luôn tham gia tích cực tham gia công tác QLBVR tự nhiên do xã bàn giao từ năm 2014, với diện tích tham gia quản lý rừng tự nhiên là 2.014.76 ha, chiếm 161,1% đất lâm nghiệp.

Qua 6 năm Nhà nước chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMT) cho 21 nhóm và 04 hộ gia đình với số tiền là 4.031.720.000 đồng, trong đó: nhóm được hưởng cao nhất từ DVMTR là nhóm hộ A Viết Huy với số tiền là 455.151 triệu đồng và nhóm hưởng thấp nhất là hộ Lê Hồng Võ với số tiền là 89.336 triệu đồng, còn 04 nhóm còn lại được nhận từ năm 2017 nên số tiền nhận thấp hơn.

Trong 07 thôn và hai tổ chức được khảo sát, hình thức giao rừng cho cộng đồng quản lý chủ yếu được triển khai tại 07 thôn và cộng đồng dân cư. Tất cả 07 thôn này được triển khai công tác giao rừng tự nhiên gắn với giao đất từ năm 2014. Có 05 nhóm hình thức được giao bảo vệ rừng cho công đồng, còn lại là hình thức giao rừng cho 04 hộ gia đình quản lý, với diện tích 5,33ha, chiếm tỷ lệ 0,16% đất lâm nghiệp. Sự khác biệt về hình thức giao rừng không phải là do người dân được lựa chọn các hình thức tham gia, mà do đặc thù về sử dụng đất ở mỗi thôn và từng khu vực được Hạt Kiểm lâm huyện bàn giao và cách thức quản lý rừng từ huyện đến xã; UBND xã xây dựng kế hoạch và Thông báo cho các hộ dân có nhu cầu Đăng ký QLBVR tự nhiên theo diện tích cấp trên giao cho xã.

3.2.2.2. Sự tham gia của người dân về công tác giao rừng tự nhiên gắn với giao đất

* Về tư tưởng khi được giao:

Qua tìm hiểu tư tưởng của người dân về giao rừng gắn với giao đất như hiện nay có 30/222 hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ rừng được hỏi đều đồng tình hưởng ứng, họ cho rằng chính sách này đã tạo điều kiện cho nông hộ có thêm đất sản xuất và quỹ đất của địa phương sẽ được sử dụng tốt hơn.

* Về thủ tục giao:

Khi được hỏi về ý kiến của hộ gia đình đối với các quy định của Nhà nước và địa phương về thủ tục giao rừng tự nhiên gắn với giao đất lâm nghiệp vả giao rừng tự nhiên để quản lý 30/30 (chiếm tỷ lệ 100%) số hộ trả lời rằng thủ tục giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên hiện nay là rất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

* Sự hiểu biết của người dân:

Kết quả khảo sát về sự hiểu biết của người dân đối với chương trình giao rừng tự nhiên cho dân quản lý cho thấy: có 100% người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng;

có 95 hộ được hỏi trả lời có ký hợp đồng chính quyền địa phương; có đến 0,5% không

57

biết gì về các quyền của người nhận rừng và 0,1% không biết gì về trách nhiệm của mình khi tham gia. Đặc biệt hiện nay có đến 90,04% nhân dân xã Hồng Thượng rất am hiểu đến công tác QLBVR là trách nhiệm của các hộ gia đình được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước chi trả. Vì vậy, hộ gia đình nào nhận công tác bảo vệ rừng nắm rõ và rất tích cực tham gia.

Sự hiểu biết của người dân về chính sách cũng không có sự khác biệt giữa thành phần dân tộc, các nhóm hộ, giới tính, độ tuổi và điều kiện kinh tế hộ gia đình.

Sau đây là bảng tổng hợp về sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương về chính sách giao rừng tự nhiên gắn với giao đất.

Bảng 3.7. Sự hiểu biết của người dân về chính sách giao rừng, giao đất (tỷ lệ %)

Chung Biết về quyền

Biết về trách nhiệm

Biết về sự hưởng lợi

Biết về các quy định Theo tộc người

Pa Cô,… 25 24 23 23

Kinh 1 1 1 1

Theo nhóm hộ

Nghèo 4 4 4 2

Cận nghèo 4 4 4 3

Trung bình 15 15 15 12

Khá, giàu 7 7 7 13

Theo giới tính

Nam 30 30 30 30

Nữ

Theo độ tuổi

Từ 18-25 3 3 3 2

Từ 26-35 4 4 4 3

Từ 36-45 15 15 15 7

Từ 46-55 5 5 5 16

Trên 55 3 3 3 2

“Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra, 2019”

Tại dữ liệu ở bảng 3.7 cho thấy ở theo tộc người, sự hiểu biết về các nội dung liên quan đến chính sách đã có sự tiến bộ rõ rệt, không còn hạn chế so với những năm trước đây. Khi xét theo nhóm hộ, không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm, mặc dù những hộ gia đình khá giả có sự hiểu biết về quyền và trách nhiệm cao hơn so với các nhóm hộ khác, nhưng họ cũng đã biết rõ các quy định liên quan đến giao rừng gắn với giao đất. Nhóm hộ nghèo và cận nghèo có vẻ bị hạn chế về sự hiểu biết hơn so với các

nhóm hộ không nghèo. Các hộ có nam giới đều tham gia làm chủ hộ hiểu biết về chính sách giao rừng; không có hộ nữ giới tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng. Một điều đặc biệt đáng quan tâm là những hộ trẻ tuổi (từ 36-45 và từ 46-55 tuổi) có sự hiểu biết về chính sách tốt hơn trong số các nhóm tuổi. Ngược lại, những hộ lớn tuổi (trên 55 tuổi) có sự hiểu biết về chính sách thấp hơn, có lẽ do cuộc sống của nhóm người trẻ được tiếp cận trong các trang mạng xã hội nên họ quan tâm nhiều đến các chính sách liên quan đến rừng và công tác quản lý rừng tự nhiên. Trong khi đó, lớp người gia ít tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt không sử dụng được trạng mạng xã hội nên rất hạn chế, chủ yếu tiếp thu từ công tác tuyên truyền của cán bộ nên ít quan tâm đến các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn còn khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng bất hợp pháp nên tinh trạng khai thác gỗ vẫn còn xảy ra, khó kiểm soát, bất chấp công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương về các chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ rừng.

Từ những phân tích trên cho thấy sự hiểu biết của người dân đối với công tác giao rừng tự nhiên gắn với giao đất của Nhà nước là không còn rào cán đối với người dân, sự khác biệt về trình độ, về văn hóa và về điều kiện sống của mỗi nhóm người ngày càng được thu hẹp. Vì vậy, các chương trình khi triển khai tại địa phương là rất thuận lợi, không có sự khác biệt giữa các thành phần dân tộc, độ tuổi.

* Sự hưởng lợi của người dân khi tham gia giao rừng tự nhiên gắn với giao đất:

Mặc dù chủ trương giao rừng tự nhiên gắn với giao đất của Chính phủ được ban hành nhằm đạt được hai mục tiêu chính: (i) góp phần cải thiện sinh kế cho người dân và (ii) góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên kết quả khảo sát trên địa bàn cho thấy mục tiêu của chương trình về cải thiện sinh kế cho người dân hầu như đạt được như mong muốn, do từ khi nhận rừng cho đến nay người dân nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cho công việc mà họ đang đảm nhận, bất kể dưới hình thức giao rừng nào, mà cụ thể là các nhóm hộ nhận được dịch vụ môi trường được nhà nước chi trả là 600.000 đồng/ha và 720.000 đồng/1hộ có ký cam kết bảo vệ đường biên giới do Đồn Biên phòng quản lý và chi trả...

Chúng ta thấy với loại hình giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng thôn quản lý, Trưởng thôn hoặc do các thành viên bầu làm trưởng nhóm là người đại diện cho cộng đồng đứng ra nhận trách nhiệm quản lý và nắm giữ các giấy tờ có liên quan nhưng người tham gia quản lý là những người am hiểu về địa hình, chính sách…trưởng nhóm phải nắm rõ các quyền và sự hưởng lợi từ rừng để cung cấp thông tin chính sách cho các thành viên khác. Trong một nhóm bảo vệ rừng có từ 6 đến 12 thành viên (hộ gia đình), bao gồm: 01 Tổ trưởng; 01 Tổ phó và các thành viên. Cộng đồng được thành lập các Tổ bảo vệ rừng nòng cốt để thực hiện tuần tra, bảo vệ rừng và thành lập Ban Quản lý rừng cộng đồng tổ chức hội nghị để lựa chọn và thành lập các

59

Tổ bảo vệ rừng nòng cốt, ưu tiên lựa chọn người có sức khỏe, am hiểu địa hình các khu rừng, có uy tín và năng lực tổ chức tuần tra; Tổ bảo vệ rừng nòng cốt của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng theo kế hoạch đã được lập. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và các hành vi vi phạm Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.

Các nhóm được thành lập Ban Quản lý có bốn 04 thành viên, gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban; 01 phụ trách kế toán, tài chính; 01 thư ký kiêm thủ quỹ để quản lý và giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp khi nhà nước chi trả, do Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn cộng đồng dân cư thành lập Ban Quản lý.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là quyền pháp lý của loại hình giao rừng này. Cộng đồng dân cư thôn bản đã được chính thức công nhận là một thực thể pháp lý trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) của Việt Nam và nay được thay thế Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017. Hình thức quản lý rừng theo nhóm hộ mặc dù đã nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của người dân, hiện nay 21 nhóm đều được công nhận về mặt pháp lý.

Từ thực tế khảo sát tại 07 thôn đã triển khai trên địa bàn xã Hồng Thượng cho thấy không có sự khác biệt giữa các cộng đồng về phương thức hưởng lợi từ rừng được giao. Giao rừng tự nhiên gắn với giao đất cho hộ gia đình và cộng đồng thôn, hộ gia đình được tập huấn cho người dân và quan tâm đến việc chăm lo đời sống cho người nhận rừng, nhận đất. Như vậy, trong 2 mục tiêu của Nhà nước đặt ra đối với chủ trương giao rừng, giao đất là rất hiệu quả và rất hợp lý, nhằm góp phần quản lý và bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Trong khi đó, mục tiêu cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng ngày càng được quan tâm. Đời sống, vật chất của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, những cuộc sống khó khăn trước đây đã được đẩy lùi, người dân không còn rơi vào cảnh khốn khó như trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân vẫn khai thác trái phép rừng tự nhiên của các nhóm hộ dân đang bảo vệ và quản lý.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)