CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ TỐT HƠN NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI
3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để góp phần khắc phục những khó khăn trong công tác giao đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân có cuộc sống ôn định, lâu dài tại xã Hồng Thượng, đề tài đã xác định và đề xuất được một số giải pháp có liên quan.
Việc đề xuất các giải pháp này được thực hiện trên các cơ sở sau:
- Các thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Những ý kiến đóng góp của các hộ gia đình, cá nhân liên quan đến công tác giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân xã Hồng Thượng.
- Các ý kiến tham vấn từ các cán bộ chuyên môn liên quan đến công giao đất, giao rừng tại xã Hồng Thượng.
- Các kết quả nghiên cứu đã thu được của đề tài về thực hiện giao đất, giao rừng và những khó khăn, hạn chế đang tồn tại đối với các nhóm hộ dân nhận đất tại xã Hồng Thượng.
- Nhìn nhận của bản thân về thực tiễn giao đất, giao rừng đối đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới.
- Bảo đảm tính hệ thống: trên cơ sở tổng hợp, thu thập và xử lý số liệu… từ đó đề xuất được các giải pháp phải phù hợp với thực tiễn tại địa phương, bảo đảm sự thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Bảo đảm tính tổng hợp: dựa trên kết quả tổng hợp và phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, những kết quả đạt được trong công tác giao đất và thực tiễn tại địa phương, để có cái nhìn xác thực và đánh giá được đúng, đầy đủ nhất.
- Báo đảm tính khả thi: các giải pháp có thể áp dụng vào thực tế và mang lại kết quả tốt hơn.
- Bảo đảm tính kế thừa: từ những thành tựu và kết quả đã đạt được trong công tác giao đất và cấp GCNQSDĐ để tiếp tục đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn trong công tác quản lý, sử dụng đất tại xã.
3.4.2. Giải pháp hoàn thiện về chính sách giao đất, giao rừng
- Chính quyền địa phương cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý, bảo vệ rừng rừng tự nhiên, đối với những diện tích đã được giao phải có cơ chế quản lý phù hợp với từng thôn.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về giao đất, giao rừng, quản lý và phát triển tài nguyên đất, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi.
- Cần hỗ trợ kinh phí trong quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc, quản lý, hưởng lợi từ nghề rừng; rà soát đất sử dụng không hiệu quả của các tổ chức, các nhóm hộ để tiến hành thu hồi, giao lại cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sản xuất.
3.4.3. Giải pháp về công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai và các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đến mọi tầng lớp nhân dân, để nhân dân tham gia nhận đất, thuê đất quản lý và sử dụng có hiệu quả.
- Tiến hành rà soát, đánh giá việc sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên không đảm bảo về diện tích, trữ lượng gỗ đã giao cho các nhóm hộ và hộ gia đình; kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý, sử dụng không hiệu quả để tiếp tục giao cho các tổ chức, cộng đồng dân cư và hộ gia đình cá nhân quản lý, sử dụng hiệu quả hơn.
3.4.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển nghề rừng
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, chú trọng vào chính sách dân tộc, nâng cao sự lãnh đạo của chính quyền cơ sở; để công tác quản lý bảo vệ rừng tốt thì các cấp phải dựa vào tiếng nói của người có uy tín, người đứng đầu dòng họ, già làng, trưởng thôn trong công tác tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Để công tác giao đất, giao rừng đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục tạo được sự thống nhất trong nhận thức chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
85 3.4.5. Giải pháp kỹ thuật
- Đào tạo cán bộ, công chức trong công tác đo đạc, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, công tác quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên cho cán bộ tiếp dân nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp của hộ gia đình về lâm nghiệp, vướng mắc trong quá trình triển khai trồng rừng trên diện tích quy hoạch.
- Phối hợp với các chuyên gia, các ngành có liên quan hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, như kỹ thuật trồng keo tai tượng, keo lai,…ngoài ra hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây ăn quả, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, các mô hình để người dân học tập làm theo.
- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở các lớp học khuyến nông, khuyến lâm tại địa bàn xã, kết hợp lâm nghiệp truyền thống với tiếp thu kỹ thuật mới. Nhằm để người dân tự quyết định phương thức canh tác loài cây trồng, vật nuôi phù hợp, đồng thời kết hợp với công tác quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên đã được cấp trên quyết định chuyển giao cho các nhóm hộ…
3.4.6. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn
- Nhà nước cần bố trí nguồn kinh phí về đào tạo và phát triển nguồn lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã, cán bộ thôn.
- Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Cần thay đổi thủ tục cho vay và giảm lãi xuất cho vay đối với các hộ dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
3.4.7. Giải pháp về sinh kế của người dân
- Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác…); điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. Đồng thời, xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm
nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm;
Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ.
- Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng:
Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư quản lý kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp trong thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và trồng các loài cây ăn quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; nghiên cứu những loài cây, con có giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng nguyên sinh hoặc những loại cây ngắn ngày trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép tán như các loại cây dược liệu… Ngoài ra, đào tạo và phát triển thêm một số nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái như dệt thổ cẩm; nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; xem xét tăng phí để tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ rừng; đầu tư, quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển.
- Quản lý bảo vệ rừng:
Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, các bền có liên quan phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó cần tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; đào tạo và phát triển thêm một số nghề để người dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường hợp vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Chính quyền địa phương cần phối hợp với Kiểm lâm đẩy nhanh cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.
87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ