Ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến các nguồn vốn sinh kế của các hộ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 85)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ HỒNG THƯỢNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Ảnh hưởng của việc giao đất, giao rừng đến các nguồn vốn sinh kế của các hộ

Xã Hồng Thượng là một trong những xã bị ảnh hưởng do xây dựng công trình thủy điện A Lưới trên địa bàn, các loại diện tích đất ở, đất sản xuất của người dân đều bị thu hồi với giá đền bù rất thấp, công tác giải phóng mặt bằng, nhận tiền hỗ trợ đền bù, trung tên… việc kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp thiếu sự chặt chẽ nên tinh trạng tranh chấp đất đai trong nhân dân vẫn chưa giải quyết dứt điểm, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

65

Việc quy hoạch, tham dò đất ruộng khu tái định cư để trồng lúa nước chưa hợp lý (nước tưới tiêu cho cánh đông thiếu, ruộng nhiều sỏi, đá người dân bỏ hoàng từ nhiều năm nay).

Một sinh kế được xây dựng chủ yếu dựa trên 5 loại tài sản sinh kế chủ đạo hay còn được gọi là 5 nguồn vốn, bao gồm: vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tài chính. Năm nguồn vốn này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Sinh kế của hộ gia đình có bền vững hay không, phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn mà họ có và khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn của các hộ gia đình. Trong phần này đề tài đi sâu phân tích từng loại nguồn vốn của HGĐ, CN và khả năng tiếp cận của họ dưới tác động của việc thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp, đất tự nhiên trên địa bàn xã.

3.3.1.1. Giao đất lâm nghiệp tác động đến nguồn vốn con người của địa phương Trong thực hiện giao đất lâm nghiệp và đất rừng tự nhiên trên địa bàn xã Hồng Thượng một trong những yếu tố tác động rõ nhất của việc thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp đến nguồn vốn con người của người dân địa phương là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua việc giao đất lâm nghiệp và đất rừng tự nhiên người dân có cơ hội được tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng, nhờ vậy mà sự hiểu biết của người dân được nâng lên. Số liệu khảo sát trên 30 hộ gia đình, có đến 23 hộ (chiếm 76,7%) khẳng định đã biết ứng dụng KHKT vào sản xuất nhiều hơn so với trước đây. Tuy nhiên, sự hiểu biết và áp dụng kiến thức KHKT vào sản xuất có sự khác biệt giữa các nhóm hộ về trình độ học vấn, về tình trạng kinh tế hộ gia đình, về giới tính… của chủ hộ, cụ thể:

Số liệu điều tra ở 30 hộ gia đình đã cho kết quả là những người có trình độ học vấn cao sẽ đánh giá cao vai trò của KHKT và sự ứng dụng của họ vào sản xuất cũng nhiều hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn, cụ thể tỷ lệ đánh giá về KHKT đạt tỷ lệ khá cao của các nhóm có trình độ ĐH, CĐ, TC, THPT, THCS, mù chữ;

Tiểu học lần lượt là: 91,90%; 80,75%; 70,06%, và 50,19%. Còn ở nhóm người mù chữ thì sự đánh giá ứng dụng KHKT là thấp nhất (chỉ có 10,01%). Tại một số thôn ở tái định cư khi khảo sát chiếm tỷ lệ 12,5% những người được hỏi, nên khi việc ứng dụng KHKT của nhóm người này bị hạn chế sẽ khiến cho họ bị thiệt thòi hơn và dễ bị tổn thương hơn.

Qua xem xét về sự khác biệt về điều kiện kinh tế giữa các nhóm hộ cho thấy tỷ lệ biết ứng dụng KHKT tăng dần theo tình trạng kinh tế hộ gia đình: khả năng ứng dụng của nhóm hộ (30,14%), cận nghèo (60,94%), trung bình (90,21%) và cao nhất là nhóm hộ khá, giàu (95,76%). Như vậy những hộ càng có điều kiện về kinh tế càng biết ứng dụng KHKT vào sản xuất và cũng có thể nghèo là thấp nhất biết ứng dụng KHKT vào sản xuất đã làm cho điều kiện kinh tế của họ được khá hơn.

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt về giới tính và dân tộc trong tiếp cận KHKT: Các hộ có nam giới là chủ hộ đánh giá về ứng dụng KHKT cao hơn các hộ nữ giới, với tỷ lệ tương ứng là 75,15% và 30,56%. Người Kinh đánh giá được nâng cao kiến thức và ứng dụng KHKT cao hơn nhiều so với với Pa cô, Tà Ôi 90,79% so với 70,95%.

Qua các khảo sát thực tế và số liệu phân tích trên cho thấy việc nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm từ các chương trình của công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng tự nhiên đã có tác động tích cực đến nguồn lực lao động của địa phương, giúp người dân bước đầu làm quen với các phương thức canh tác hiện đại, dần dần hòa nhập với tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa chung của đất nước. Tuy nhiên, những hộ nghèo, những người mù chữ và phụ nữ vẫn còn bị hạn chế trong tiếp cận KHCN mới. Sự hạn chế của những nhóm người này một mặt là do nhận thức và sự hiểu biết của chính người dân, nhưng mặt khác cũng do cách thức truyền tải thông tin của các cán bộ hướng dẫn chưa phù hợp với trình độ và sự hiểu biết của người dân. Theo phản ánh của một số người dân được hỏi: “...nhiều tổ chức như Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm, Trạm Khuyến nông về tập huấn cho bà con cách chọn giống, trồng, chăm sóc cây...” nhưng tập huấn chỉ là đi cho biết thế thôi, chứ mình khó làm được như giảng viên truyền đạt.

Do vậy, mục đích của các khóa tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho người dân nhằm để truyền đạt và thụ hưởng chính của nhà nước đến tận người dân, những nhóm người yếu thế trong cộng đồng. Mặc dù không có hiện tượng bất bình đẳng về cơ hội trong việc tiếp cận KHKT giữa các nhóm đối tượng, tuy nhiên do cách thức truyền tải thông tin chưa phù hợp đã góp phần làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức giữa các nhóm trong cộng đồng, từ đó dẫn đến gia tăng khoảng cách về thu nhập.

3.3.1.2. Ảnh hưởng đến nguồn vốn vật chất của hộ gia đình, cá nhân

Nhằm đánh giá được tác động của giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên đến nguồn vốn vật chất của HGĐ, CN, qua kết quả điều tra cho thấy ở bảng 3.9 như sau:

67

Bảng 3.9. So sánh một số chỉ tiêu về tài sản của hộ trước và sau khi giao đất

TT Chỉ tiêu điều tra Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2018 Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có xe máy Cái 19 39 205,2

2 Số hộ có máy cưa Cái 5 14 280

3 Số hộ có tivi Cái 20 33 165

4 Số hộ có đầu video Cái 10 19 190

5 Số hộ có tủ lạnh Cái 2 8 400

6 Số hộ có bếp ga Cái 7 12 293,8

7 Số hộ có điện thoại Cái 27 48 177,7

8 Số hộ xây nhà kiên cố Nhà 21 30 142,8

9

Bình quân thu nhập trên đầu người của các hộ điều tra

Triệu

đồng/năm 15 20 133,3

“Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra, 2019”

nh 3.4 Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay

Do kinh tế của nông hộ tăng lên nên khả năng tích lũy vốn để tái đầu tư sản xuất, mua sắm các dụng cụ trong nhà được cải thiện đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn. Một số tài sản chính hiện có của 30 hộ được phỏng vấn ở 7 thôn trên địa bàn

xã trước và sau khi giao đất lâm nghiệp được thể hiện qua bảng 3.9. Sau khi giao đất lâm nghiệp số hộ có xe máy tăng 205,2%, số hộ có tivi tăng 165%, số hộ có điện thoại tăng 177,7%, số hộ xây nhà kiên cố tăng 142,8%. Bình quân thu nhập trên đầu người của các hộ ở 7 tônã điều tra tăng 133,3%. Như vậy, qua số liệu điều tra các hộ ở 7 thôn cho thấy, chính sách giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên đã cải thiện được kinh tế của các hộ tăng lên đáng kể đồng thời thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển và bảo vệ tốt rừng tự nhiên, góp phần giảm đáng kể đồi núi trọc đã đưa vào trồng rừng, thu nhập và tích lũy của người dân tăng lên từ sau khi được giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên trên địa bàn xã.

Bảng 3.10. Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay

STT Nội dung

Đơn vị tính

Số hộ

Tên thôn A

Xáp A Đên

Cân Sâm

Cân Tôm

Cân Te

Kỳ

Hợp Thượng

1 Xe máy Chiếc 39 5 7 6 7 6 6 5

2 Xe tải Cái 5 0 1 1 2 1

3 Máy cưa Cái 14 2 1 3 3 1 2 1

4 Máy phát Cái 21 1 2 3 5 3 4 3

5 Máy cày Cái 6 0 1 1 2 2 0 0

6 Ti vi Cái 33 6 6 4 5 3 4 5

7 Đầu vi deo Cái 19 2 1 3 4 4 2 3

8 Radio Cái 4 0 2 1 0 0 1 0

9 Tủ lạnh Cái 8 1 1 2 1 0 2 1

10 Bếp ga Cái 12 2 1 2 2 1 2 2

11 Điện thoại Cái 48 9 10 6 7 8 5 3

12 Máy vi tính Cái 1 0 0 0 0 0 1 0

13 Nhà kiên cố Cái 30 6 6 4 4 3 4 3

14 Trâu bò Con 80 12 11 15 7 21 5 9

15 Khác: Gà Con 640 170 55 80 100 90 65 80

“Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra, 2019”

69

Điều kiện vật chất của các hộ gia đình được nâng lên là một trong những điểm nổi bật nhất ở địa phương kể từ khi chương trình trồng rừng được triển khai. Mặc dù hoạt động trồng rừng chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng bước đầu đã giúp người dân có thêm thu nhập để mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho gia đình, từ đó góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Trước đây, người dân chỉ trông chờ vào đất sản xuất nông nghiệp hoặc sản phẩm trong vườn mang đi bán để tích luỹ thêm chút thu nhập. Nhưng bây giờ nguồn thu nhập của người dân từ nhiều phía như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật , buôn bán và tiêu thụ sản phẩm...

Qua khảo sát, phỏng vấn người dân trong thôn họ cho biết: “Trước đây nhà nào khá giả lắm mới có điện thoại, ti vi để xem thông tin thời sự trong và ngoài nước, nhưng từ khi giao đất cho người dân trồng rừng và BVR tự nhiên kinh tế nông hộ đến nay ngày càng phát triển, đời sống của bà con có nhiều thay đổi, đặc biệt các trang thiết bị trong gia đình được cải thiện hơn. Có nhiều hộ kinh tế khá giả lên, sắm từ 2 đến 3 cái ti vi, xe máy và điện thoại di động…đây thật sự là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện dân sinh, cải thiện được sinh kế cho người dân tộc thiếu số trên địa bàn xã Hồng Thượng.

Khảo sát về các loại tài sản trong gia đình cho thấy có tới 79% hộ gia đình trên địa bàn một xã đều có nhà kiên cố. Đó là một điều rất đáng mừng, thể hiện sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của người dân. Thành quả này không hẳn chỉ nhờ có chủ trương trong công tác giao đất lâm nghiệp và giao rừng, mà có sự đóng góp của rất nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương, trong đó giao đất lâm nghiệp là điểm nổi bật nhất. Trình độ học vấn ngày càng cao thì tỷ lệ có nhà kiên cố càng tăng, trong đó trình độ mù chữ có nhà kiên tương đối thấp (chiếm 12%). Tỷ lệ hộ nghèo có nhà ở kiên cố chiếm tỷ lệ tương đối (chiếm 9%). Điều này thể hiện tính công bằng trong quá trình thực thi chính sách của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, khi nhìn vào các loại tài sản trong gia đình, chúng ta thấy người dân đầu tư chủ yếu vào việc mua sắm các phương tiện đi lại và nghe nhìn, trong khi đó các loại trang thiết bị phục vụ cho sản xuất hầu như rất ít. Có tới 30 hộ gia đình trên địa bàn có tivi, chiếm 100%; hộ có sử dụng điện thoại, chiếm 100%, đạt mức. Tiếp đến là tỷ lệ hộ có xe máy cũng rất cao, chiếm 95%.

Ngoài việc cải thiện cơ sở vật chất của các hộ gia đình, cơ sở hạ tầng của cộng đồng cũng đã được nâng cấp nhiều kể từ khi công tác giao đất lâm nghiệp được triển khai trên địa bàn. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 25 người, chiếm 83,3% người trả lời cho rằng CSHT tốt hơn nhiều so với khi chưa có giao đất lâm nghiệp. Và điều đặc biệt là sự đánh giá về điều kiện CSHT không có sự khác biệt giữa các thành phần dân

tộc, giới tính, độ tuối, học vấn, hộ nghèo và không nghèo đều có mức đánh giá tương đương nhau và không có sự khác biệt nhiều. Điều đó cho thấy CSHT được Nhà nước đầu tư tương đối đồng bộ trên địa bàn xã.

Một điều đáng quan tâm hơn là các hộ gia đình trong xã đã đủ điều kiện mua ô tô vận tải để chở các mặt hàng nông sản với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, đây là tín hiệu đáng mừng đối với người DTTS xã Hồng Thượng.

Mặc dù cuộc sống hiện nay của người dân xã Hồng Thượn đã có nhiều đổi thay, người dân có nhiều cơ hội để được giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, cơ sở vật chất và hạ tầng của người dân và cộng động được cải thiện. Quan sát tại địa bàn các thôn đều tra có người Pa cô, Tà ôi cho thấy hơn 100% nhà ở của họ hiện nay đều được thiết kế theo kiểu của người đồng bằng. 100% trẻ em và tầng lớp thanh niên đều mặc trang phục theo kiểu người kinh; chỉ khi có tổ chức lễ hội người dân mới mắc trang phục truyền thống. Hành vi tiêu dùng của người dân cũng dần dần được Kinh hóa.

Thông qua chương trình giao đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên các hộ gia đình xã Hồng Thượn đã được tiếp xúc với nhiều hoạt động sinh kế mới, được giao lưu học hỏi, được tiếp cận với các phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, lối sống kinh tế thị trường đã thay đổi nhiều mặt dần dần làm mai một nét đẹp bản sắc văn hóa của người Pa Cô nói riêng và đồng bào người DTTS nói chung đều bị biến đổi theo thời gian.

3.3.1.3. Ảnh hưởng đến nguồn vốn tự nhiên của người dân địa phương

Kết quả khảo sát về diện tích đất các loại của hộ gia đình cho thấy có đến 11 hộ gia đình, chiếm 36,6% hộ gia đình trên địa bàn được khảo không đủ đất canh tác.

Không chỉ thiếu đất mà rất nhiều hộ gia đình không có đất để sản xuất: cụ thể, có 23/30 hộ gia đình không có đất lúa nước, do ảnh hưởng từ việc giải phóng mặt bằng của thủy điện A Lưới (chiếm 76,6%). Diện tích của nhóm hộ nghèo luôn ít hơn so với các nhóm hộ khác, đặc biệt có 222 hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ rừng, chiếm 13,5% số hộ điều tra.

Thiếu đất canh tác đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các hộ gia đình, nhất là vấn đề an ninh lương thực. Theo số liệu điều tra, hiện có 10 hộ gia đình trên địa bàn bị thiếu ăn, chiếm 33,3%, hộ gia đình thiếu ăn thường là từ tháng 3 đến 5 trong năm.

71

Bảng 3.11. Số tháng thiếu ăn theo nhóm hộ

Số tháng thiếu ăn/năm

Không thiếu ăn

Thiếu từ 1-3 tháng

Thiếu từ

4-6 tháng Tổng (hộ) Tần

suất

Tỷ lệ %

Tần suất

Tỷ lệ %

Tần suất

Tỷ lệ %

Hộ nghèo 2 15,38 9 69,23 2 15,38 13

Hộ cận nghèo 6 75 2 25 8

Hộ trung bình 9 100 9

Hộ khá

Tổng 17 56,7 11 36,7 2 6,6 30

“Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019”

Vấn đề an ninh lương thực là nhu cầu cơ bản nhất, thiết yếu nhất của con người, nếu nhu cầu này của người dân không được đáp ứng thì chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy cho xã hội. Do không tạo được việc làm thường xuyên cho người dân nên một số hộ dân tham gia phá rừng dẫn đến vi phạm pháp luật. Trưởng thôn anh Hồ Văn Thuận trưởng thôn Cân Te cho biết: “Trồng rừng 5 đến 7 năm mới thu hoạch, trong khi đó bụng đói, buộc người dân phải lên rừng chặt phá để kiếm cái ăn qua ngày. Trong báo cáo của UBND xã Hồng Thượng, trong năm 2019 cũng nêu rõ…chỉ riêng trong 02 năm 2018-2019, trên địa bàn xã đã có 5 vụ xâm hại rừng, mà đối tượng chủ yếu là các hộ nghèo, thiếu đất sản xuất, thiếu ăn nên phá rừng. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ dân có mức sống nhưng vẫn tham gia phá rừng, năm 2019 UBND xã đã thu hồi gỗ lậu trên 1,5m3 gỗ trái phép.

Như vậy, thiếu đất sản xuất là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở xã Hồng Thượng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân địa phương. Qua quá trình khảo sát chúng tôi đã xác định một số nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đất sản xuất ở xã Hồng Thượng như sau:

- Do chất lượng đất ngày càng suy giảm

Hiện trên địa bàn xã Hồng Thượng còn khoảng 700 ha đất rừng sản xuất do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý nhưng đều bị người dân lấn chiếm. Trong khi đó, diện tích đất bằng rất ít và phân bố manh mún do địa hình đồi núi, đất dốc. Toàn xã có 45,5ha, lúa cạn 1,7 ha; chỉ có 30,5ha đất lúa nước được gieo trồng; trong khi đó 15 ha đất ruộng tại khu vực tái định cư không sử dụng được do đá, sỏi quá nhiều dẫn đến người dân đã bỏ hoàng từ hơn 10 năm nay, đây là nguyên nhân giảm đáng kể đến sinh kế của người dân ở tại định cư nói riêng và một số hộ dân trên địa bàn xã Hồng Thượng nói chung.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng giao đất, giao rừng đến sinh kế của người dân tại xã hồng thượng, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)