Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là sự quản lý điều hành trực tiếp của UBND thành phố và sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%.
- Giá trị sản xuất CN năm 2013 (giá hiện hành) thực hiện là 2.789.723 triệu đồng, đạt gần 98,1% so với kế hoạch và tăng 12,84% so với năm 2012. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn là 5.892.305 triệu đồng, tăng 8,14% so với năm 2012. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn đạt 91.997 nghìn USD, giảm 5,64% so với năm 2012.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 (giá hiện hành) thực hiện là 199.923 triệu đồng, đạt 84,67% kế hoạch giảm 13% so với năm 2012. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 8.806 tấn, giảm 17,31% so với năm 2012. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 9.583 tấn, trong đó sản lượng thủy hải sản khai thác 8.528 tấn, nuôi trồng 1.055 tấn, tăng 1,84% so với năm 2012.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 397.054 triệu đồng (thu từ ngân sách thành phố 376.256 triệu đồng, thu theo mục tiêu 20.798 triệu đồng), giảm 14,62% so với năm 2012. Tổng chi ngân sách thành phố năm 2013 ước thực hiện là 392.169 triệu đồng, trong đó chi ngân sách địa phương 363.692 triệu đồng, chi bổ sung cho xã 28.477 triệu đồng.
3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động a) Dân số:
Năm 2013 dân số là 114.897 người (mật độ 738 người/km2), phân bố trên địa bàn 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 6 xã. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,23‰ trong đó, dân số thành thị có 77.814 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,92‰, dân số nông thôn có 37.083 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11.87 ‰. Nhìn chung, dân cư phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính xã, phường. Tại khu vực các phường nội thị, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, mật độ dân số thường cao: phường Đồng Mỹ 4.993 người/km2; Nam Lý 3.559 người/km2; thấp nhất là xã Thuận Đức 89 người/km2 và xã Nghĩa Ninh 289 người/km2.
Bảng 3.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2013
Đơn vị tính: người
Đơn vị hành chính Tổng số Diện tích (km2)
Phân theo Phân theo Mật độ Dân số (người/
km2) Thàn
h thị
Nông
thôn Nam Nữ
Cả thành phố 114.897 155,7 77.814 37.083 57306 57591 738 Phường Hải Thành 5.430 2,45 5.430 - 2712 2718 2.216 Phường Đồng Phú 9.976 3,81 9.976 - 4983 4993 2.618 Phường Bắc Lý 17.240 10,19 1.7240 - 8537 8703 1.692 Phường Đồng Mỹ 2.896 0,58 2.896 - 1447 1449 4.993 Phường Nam Lý 13.880 3,90 13.880 - 6919 6961 3.559 Phường Hải Đình 3.651 1,37 3.651 - 1824 1827 2.665 Phường Đồng Sơn 8.510 19,66 8.510 - 4251 4259 433
Đơn vị hành chính Tổng số Diện tích (km2)
Phân theo Phân theo Mật độ Dân số (người/
km2) Thàn
h thị
Nông
thôn Nam Nữ
Phường Phú Hải 3.676 3,07 3.676 - 1845 1831 1.197 Phường Bắc Nghĩa 7.428 7,67 7.428 - 3710 3718 967 Phường Đức Ninh Đông 5.127 2,77 5.127 - 2562 2565 1.851
Xã Quang Phú 3.048 3,23 - 3.048 1515 1533 944
Xã Lộc Ninh 8.380 13,41 - 8.380 4186 4194 625
Xã Bảo Ninh 9.140 16,34 - 9.140 4565 4575 559
Xã Nghĩa Ninh 4.723 16,33 - 4.723 2359 2364 289
Xã Thuận Đức 4.058 45,36 - 4.058 2027 2031 89
Xã Đức Ninh 7.734 5,57 - 7.734 3864 3870 1.389
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Đồng Hới năm 2013 [2].) Những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình luôn được các cấp ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tích cực thực hiện công tác truyền thông, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trong việc thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành, mở rộng thành phố về phía Tây trong thời gian tới thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động tăng.
b) Lao động và việc làm:
Tổng số người trong độ tuổi lao động của thành phố Đồng Hới năm 2013 là 67.146 người (nam 34.405 người, nữ 32.741 người), chiếm 58,44% dân số của thành phố. Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của thành phố ngày càng có xu hướng nâng lên do có chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương.
3.1.3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng a) Giao thông:
Tổng các tuyến giao thông đường bộ của thành phố Đồng Hới là 479,19 km,
gồm: Quốc lộ 1A, tỉnh lộ, đường Hồ Chí Minh dài tổng cộng 82,96 km; đường nội thành và giao thông nông thôn là 339,34 km, trong đó đường nhựa bê tông 172,65 km còn lại là đường cấp phối và đường đất.
- Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn thành phố Đồng Hới với chiều dài 11,96 km đã được nâng cấp hoàn chỉnh. Hiện đã hoàn thành đoạn tránh thành phố Đồng Hới với tổng chiều dài 26 km, nền rộng mặt đường 55 m, mở ra hướng phát triển mới cho khu vực phía Tây thành phố.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông) qua thành phố đã được đầu tư giai đoạn 1, bước đầu phát huy tác dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương của nhân dân.
- Công trình cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ nối liền trung tâm thành phố với Khu du lịch Mỹ Cảnh Bảo Ninh được đưa vào sử dụng cuối năm 2004. Đặc biệt cuối năm 2012 công trình cầu Nhật Lệ II đã khởi công tạo bước chuyển biến mới cho việc khai thác, phát triển du lịch, mở rộng, phát triển thành phố Đồng Hới về phía Đông.
- Các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn các xã có 166,55 km, trong đó đường liên xã, liên thôn là 64,62 km (chiếm 38,8%), còn lại là đường thôn, xóm 101,93 km. Số km giao thông nông thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 62,7 km (đạt 37,6%), trong đó tỷ lệ được cứng hóa đối với các trục đường liên xã, liên thôn khoảng 72% và đường thôn, xóm mới chỉ đạt 18%. Giao thông nội đồng có 66 km, chủ yếu là đường đất, đường cấp phối, hàng năm đều được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo đi lại cho nhân dân và các phương tiện vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
Đường sắt: Thành phố Đồng Hới có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài 9 km, có ga Đồng Hới (trên địa bàn phường Nam Lý) là một trong những Ga chính của tuyến đường sắt Bắc - Nam, với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt, đảm bảo khai thác tối đa lợi thế của Ga cho nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
Đường thủy: Có 4 sông chính với tổng chiều dài 24 km (gồm sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ, sông Cầu Rào) và nhiều tuyến sông nhỏ khác chảy qua địa bàn. Ngoài ra, thành phố còn nằm dọc bờ biển với chiều dài gần 16 km, là điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông thủy, phục vụ cho việc khai thác hải sản vào ra tại các khu vực cửa sông. Cảng Nhật Lệ tuy là cảng nhỏ nhưng đã đóng góp nhiều cho việc vận tải hàng hóa bằng đường thủy góp phần cho tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Đường hàng không: Cảng hàng không Đồng Hới được khởi công xây dựng vào cuối năm 2004 (thuộc địa phận 2 xã Lộc Ninh và Quang Phú), được đưa vào sử dụng từ tháng 5 năm 2008. Là cảng hàng không nội địa với quy mô cấp 4C (sân đỗ máy bay
rộng 15.000 m2, nhà ga hành khách 2 tầng rộng 4.282 m2, đường băng cất, hạ cánh dài 2.400m, rộng 45m), sử dụng cho máy bay A320, A321 hoặc tương đương trở xuống, có năng lực thiết kế 500.000 hành khách/năm, 300 hành khách/giờ cao điểm, đã đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là khai thác hiệu quả tiềm năng lớn về du lịch.
b) Thuỷ lợi:
Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay là hệ thống cấp nước Phú Vinh (công suất 19.000 m3/ngày đêm) và nhà máy lọc nước từ hồ Bàu Tró (công suất 9.000m3/ngày đêm) đang hoạt động phục vụ cho nhân dân khu vực trung tâm thành phố và vùng phụ cận. Ngoài ra thành phố đang cải tạo, nâng cấp thêm hệ thống cấp nước, đảm bảo cho tất cả các xã phường trên địa bàn đều có nước sạch sinh hoạt.
Hệ thống thoát nước gồm có 46 tuyến với chiều dài 24 km (chủ yếu tập trung ở phường Hải Đình và phường Đồng Mỹ), các công trình được xây dựng từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, cải tạo với quy mô nhỏ. Qua quá trình quản lý và sử dụng cho thấy việc quy hoạch hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ chủ yếu đáp ứng tiêu thoát nước thải và nước mưa ở khu vực nội thành. Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được đồng bộ và thường xuyên đã làm giảm khả năng tiêu thoát. Hiện tại vẫn chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng, tình trạng xả nước thải ra tại nhiều điểm khác nhau như sông Nhật Lệ, các nhánh sông, rạch, đầm hồ vẫn còn phổ biến.
c) Năng lượng:
Thành phố hiện đang sử dụng nguồn điện lưới thông qua trạm biến áp 220/110/10KV-2x63MVA. Đây là trạm nút nguồn của hệ thống điện Quốc gia, cung cấp điện cho toàn Thành phố, của cả tỉnh cũng như một số tỉnh trong khu vực. Mạng lưới điện hạ thế từng bước được cải thiện và nâng cấp, đã đến hầu hết số hộ dân sử dụng điện, với mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người là 629 KWh/năm. Ngoài ra còn có 38,1 km tuyến đường chính trong nội thị đã được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Mạng lưới điện phát triển đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, hình thành các cụm dân cư tập trung,... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
d) Bưu chính viễn thông:
Mạng lưới bưu chính - viễn thông đang từng bước phát triển mạnh, ngày càng được hiện đại hóa với kỹ thuật tiên tiến, chất lượng thông tin được nâng cao. Từ năm 2005, thành phố đã triển khai lắp đặt mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số, đến nay 100% UBND các xã, phường được trang bị điện thoại và dịch vụ bưu chính. Trên địa bàn có 6 doanh nghiệp kinh doanh về viễn thông, công nghệ thông tin gồm Vinaphone,
Mobiphone, Viettel, EVN Telecom, Sfone, Vietnam Mobile với 102 trạm, 87 cột BTS.
Tính đến năm 2013, toàn thành phố có 67.336 máy điện thoại (trong đó điện thoại di động 43.230 máy, điện thoại cố định 24.106 máy, góp phần đáp ứng yêu cầu phục vụ chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành xuống cơ sở cũng như nhu cầu giao lưu trao đổi thông tin, liên lạc. Bên cạnh đó, các điểm bưu điện - văn hóa xã (có 2 xã, phường) đã và đang được xây dựng phát triển rộng khắp cùng với các bưu cục, quầy sách báo, kiốt đại lý điện thoại,... tạo điều kiện rút ngắn thời gian thư báo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mọi mặt của nhân dân.
đ) Văn hoá thông tin:
Hoạt động văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước phát triển rộng và đi vào chiều sâu, góp phần đẩy lùi văn hoá phẩm độc hại, tệ nạn mê tín dị đoan, giữ gìn trật tự xã hội quốc phòng, an ninh.
e) Y tế:
Công tác y tế thời gian qua đã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men và cán bộ y tế, mạng lưới cơ sở y tế ngày càng được củng cố và mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động. Hiện tại 16/16 xã, phường đã có trạm y tế, có bác sỹ chuyên trách, 14/16 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, tiểu khu có nhân viên y tế. Thành phố đã đưa Bệnh viện đa khoa Đồng Hới vào sử dụng, đồng thời đầu tư nâng cấp các trạm y tế xã phường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, khống chế có hiệu quả các đợt dịch bệnh.
Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, giám sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng và hoạt động có hiệu quả; công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được triển khai thực hiện đạt kết quả tương đối tốt, công tác tiêm chủng mở rộng, cơ bản 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ được đẩy lùi, bệnh bại liệt được thanh toán. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em được tăng cường, trung bình hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0,5‰, đã mở rộng diện bảo hiểm y tế (cả bảo hiểm y tế tự nguyện), từng bước nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của người dân.
Năm 2013 toàn thành phố có 30 cơ sở y tế, có tất cả 881 giường bệnh với 1.017 cán bộ ngành y, 105 cán bộ ngành dược.
Nhìn chung dịch vụ y tế ở thành phố đã phát triển, ngày càng đáp ứng được yêu cầu nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên do cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của một số trạm y tế đã xuống cấp (phường Hải Thành, Nam Lý, Bắc Nghĩa, xã Lộc Ninh, Đức Ninh, Nghĩa Ninh), nên hoạt động y tế ở tuyến cơ sở chưa đồng đều.
Bên cạnh đó, thành phố vẫn còn thiếu các bệnh viện chuyên khoa, bác sỹ chuyên sâu dẫn đến chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân còn có những hạn chế nhất định.
g) Giáo dục đào tạo:
Mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo được sắp xếp cơ bản phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trên địa bàn 16 xã, phường, cơ cấu giáo dục tương đối ổn định; mỗi xã, phường đều có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Trừ xã Thuận Đức, xã Nghĩa Ninh chưa có trường trung học cơ sở; có những xã, phường có 02 trường THCS như phường Đồng Sơn, Nam Lý, Bắc Lý; có từ 02 đến 03 trường tiểu học như phường Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Sơn, xã Bảo Ninh. Đến nay toàn thành phố có 44 trường, gồm 21 trường tiểu học với 321 lớp, 395 phòng học; 18 trường trung học cơ sở với 202 lớp, 245 phòng học; 05 trường trung học phổ thông với 128 lớp, 138 phòng học; ngoài ra còn 16 trung tâm học tập cộng đồng nằm ở 16 xã, phường và có 01 trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật.
Nhìn chung, hệ thống giáo dục của thành phố đã có bước phát triển tốt về quy mô, chất lượng dạy và học được nâng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, số học sinh bỏ học ngày càng giảm. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp hàng năm bậc tiểu học đạt 99,8%; trung học cơ sở đạt 98,3%. Công tác hướng nghiệp dạy nghề được chú trọng; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, được bồi dưỡng về trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sư phạm. Toàn ngành hiện có 1.283 giáo viên trong đó có 525 giáo viên Tiểu học, 452 giáo viên Trung học cơ sở và 306 giáo viên Trung học phổ thông; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo là 100% và đạt trên chuẩn ngày càng tăng (hơn 60%). Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, đang chỉ đạo phổ cập THPT ở 13/16 xã phường. Công tác xây dựng, phát triển, kiên cố hóa trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm. Tuy nhiên do tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn và sắp xếp lại mạng lưới trường lớp chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và duy trì phát triển của các trường.
h) Thể dục - thể thao:
Phong trào thể dục - thể thao của thành phố Đồng Hới, trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển, đã huy động được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện với nhiều nội dung và hình thức phong phú.