Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại 2 dự án

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất của một số dự án đến sinh kế người dân tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 92)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân ở một số dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới

3.4.3. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tại 2 dự án

3.4.3.1. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống của người dân

Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến chỗ ở, đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần đến ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ ở các mặt sau đây:

- Người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.

- Từ tiền được bồi thường, các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt đọng sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.

- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.

Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hòa,...Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.

- Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào những điều đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút và vì vậy chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã tiêu biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiên tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay thế cho nghề nghiệp cũ.

Để làm rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị và khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo đến đời sống, việc làm của người dân chúng tôi tiến hành điều tra 120 hộ dân có đất bị thu hồi. Số phiếu được chúng tôi điều tra như sau:

- Dự án 1 (Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị): 60 hộ dân có đất bị thu hồi tại phường Bắc Lý và phường Nam Lý;

- Dự án 2 (Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo tại phường Đồng Phú): 60 hộ dân có đất bị thu hồi;

Kết quả thể hiện như sau:

a. Phương thức sử dụng tiền bồi thường và hỗ trợ của người dân bị thu hồi đất tại 2 dự án:

Số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Kết quả điều tra thể hiện trong bảng 3.10.

* Đối với dự án 1:

Số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Có tới 55,80% hộ sử dụng số tiền bồi thường được sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 10,60% hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như xây nhà trọ cho thuê, cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống; 20,1% hộ sử dụng tiền để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh; 2,5% hộ đem gửi tiết kiệm; 4,2% hộ sử dụng số tiền để đầu tư cho con cái học hành trong đó có cả học nghề.

Bảng 3.10. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

Mục đích sử dụng Số hộ

Tiền bồi thường hỗ trợ Tổng số

(Triệu đồng)

Tỷ lệ % sử dụng

Dự án 1 60 1.967,04 100

- Thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng đất

nông nghiệp để tiếp tục sản xuất - - -

- Đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ 8 208,51 10,6

- Đầu tư học nghề 12 82,62 4,2

- Đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà cửa 54 1.097,60 55,8

- Mua đồ dùng sinh hoạt gia đình 47 39,54 20,1

- Cho vay - - -

- Gửi tiết kiệm ngân hàng 2 4,92 2,5

- Mục đích khác 5 13,37 6,8

Dự án 2 60 2.564,40 100

Thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng đất

nông nghiệp để tiếp tục sản xuất - - -

Đầu tư vào sản xuât kinh doanh dịch vụ 14 292,34 11,4

Đầu tư học nghề 10 146,17 5,7

Đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà cửa 56 1.505,30 58,7

Mua đồ dùng sinh hoạt gia đình 50 584,68 22,8

Cho vay - - -

Gửi tiết kiệm ngân hàng - - -

Mục đích khác 10 35,90 1,4

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

* Đối với dự án 2:

Có 58,7% số tiền bồi thường được sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa;

11,4% số tiền được đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như xây nhà trọ cho thuê, cửa hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống,...; 22,8% số tiền dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh, đồ dùng sinh hoạt, có 5,7% số tiền đầu tư cho con cái học hành trong đó có cả học nghề.

Việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ nông dân trên cả nước nói chung và các hộ dân bị thu hồi đất tại khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị và khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo nói riêng thường không đúng mục đích. Số tiền bồi thường ít nhất cũng được 5 - 10 triệu đồng và hộ nhiều nhất lên tới 700 triệu đồng thì có thể đủ để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề để ổn định cuộc sống nhưng đa số hộ dân khi nhận được tiền lại sử dụng vào việc xây dựng hay sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Có hiện tượng này theo chúng tôi đánh giá là do nguyên nhân chủ yếu sau:

- Cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương hầu như không có các khuyến cáo, hướng dẫn, cũng như tư vấn sử dụng tiền bồi thường. Thời điểm trả tiền, hầu hết các cán bộ cũng như Hội đồng bồi thường chỉ mong muốn trả được hết tiền cho người dân, nhằm mục đích giải phóng mặt bằng, mà chưa nghĩ đến việc họ sẽ sử dụng nó như thế nào?.

- Xuất phát từ tâm lý người dân, dân cư khu vực này trước kia chủ yếu sống tại chủ yếu là nghề nông, hàng năm thu nhập thiếu hoặc chỉ đủ cho các nhu cầu thiết yếu, cả đời luôn mong muốn xây được một mái nhà kiên cố, vững chắc, vì vậy khi có được tiền bồi thường họ nghĩ ngay đến việc chỉnh trang nhà cửa, mua sắm đồ dùng trong nhà.

Nếu nhìn bề ngoài những tưởng đời sống nhân dân được cải thiện nhưng về thực chất đó là sự thay đổi đầu tiên của hộ nông dân khi chuyển sang một lĩnh vực, nghành nghề đầy khó khăn. Số tiền còn lại sau khi xây dựng và mua sắm còn rất ít mới nghĩ đến đầu tư sản xuất, tìm việc làm mới và sau một hoặc hai năm số tiền đó không còn nữa.

Theo số liệu điều tra về cơ cấu sử dụng tiền bồi thường khi bị thu hồi đất cho thấy đa số các hộ ở cả hai dự án 1 và dự án 2 đều được sử dụng vào việc xây dựng và mua sắm tài sản. So sánh giữa 2 dự án thì các hộ bị thu hồi ở dự án 2 (bị thu hồi đất xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo) có sự chuyển biến về tư tưởng khá rõ, số hộ sử dụng tiền cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt giảm đi, đã có ý thức đầu tư cho sản xuất kinh doanh, cho con cái đi học hoặc cho vay.

Việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ cũng là một vấn đề tương đối nan giải, chính vì sử dụng không đúng, không hợp lý số tiền này đã dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình hiện nay chỉ làm đủ ăn không có tích lũy, một số sống bằng tiền làm thuê, cuộc sống không ổn định, thu nhập bấp bênh và đây là nguy cơ tiềm ẩn tệ nạn xã hội.

b. Tác động đến tài sản sở hữu của hộ

Từ kết quả điều tra tại bảng 3.11 cho thấy: Ở tất cả các nhóm hộ thuộc 2 dự án tài sản sở hữu của các hộ đều tăng lên so với thời điểm trước khi thu hồi đất xây dựng khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị, khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo đặc biệt là ở một số tài sản thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của các hộ như:

Ti vi, xe máy, tủ lạnh, điện thoại.

Bảng 3.11. Mức thay đổi tài sản sở hữu của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so với trước Đơn vị tính: Hộ, cái

STT Chỉ tiêu điều tra Trước thu

hồi đất

Sau thu hồi đất

Số lượng tăng (+),

giảm (-)

I Dự án 1 60 60

1 Sổ xe máy 18 54 36

2 Số xe đạp 41 45 4

3 Số ô tô 1 4 3

4 Số ti vi 37 64 27

5 Số tủ lạnh 6 15 9

6 Số máv giặt 4 10 6

7 Máy tính 1 9 7

8 Điều hoà 3 12 9

9 Tài sản có giá trị khác (điện thoại, máy vi tính,...) 24 62 38

II Dự án 2 60 60

1 Số xe máy 16 51 35

2 Xe đạp 39 57 18

3 Số ô tô 1 3 2

4 Số tivi 25 63 38

5 Số tủ lạnh 4 12 8

6 Sổ máy giặt 6 13 7

7 Số máy vi tính 4 21 17

8 Điều hoà 6 14 8

9 Tài sản có giá trị khác (điện thoại, máy vi tính,...) 37 71 34 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Các tài sản như tivi, xe máy tăng nhiều hơn các tài sản khác, dự án 1 theo kết quả điều tra cho thấy số ti vi tăng 27 cái, xe máy tăng 36 cái, dự án 2 số ti vi tăng 38 cái, xe máy tăng 35 cái. Một phần các tài sản này được mua bằng tiền được bồi thường, trong đó nhiều nhất là xe máy, ti vi còn lại chủ vếu được mua sắm từ các nguồn thu từ lương, từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một tín hiệu tích cực về sự thay đổi trong đời sống của hộ, các hộ được tiếp cận, sử dụng các phương tiện thông tin mới, các phương tiện hiện đại qua đó nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu cuộc sống và tăng cường dân trí cho mình.

c. Tác động đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ gia đình

Khi thu hồi đất thực hiện dự án người dân nhận được khoản bồi thường, hỗ trợ, một số hộ nhờ đó mà có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên kinh tế của gia đình ngày một phát triển. Bên cạnh đó việc nhận tiền bồi thường và sử dụng tiền không hợp lý trong thời gian đầu kinh tế hộ có khá nhưng sau một vài năm kinh tế đi xuống đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Kết quả điều tra về tình hình kinh tế của hộ tại 2 dự án được thể hiện trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Đánh giá về thay đổi kinh tế của các hộ sau khi bị thu hồi đất so với trước

STT Đánh giá của người dân về kinh tế

Dự án 1 Dự án 2

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Tăng lên rất nhiều 16 26,7 19 31,6

2 Tăng lên ít 27 45,0 24 40,0

3 Không thay đối 9 15,0 10 16,7

4 Giảm đi ít 5 8,3 4 6,7

5 Giảm đi rất nhiều 3 5,0 3 5,0

Tổng số 60 100 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ) Qua bảng 3.12 cho thấy đa số người dân cho rằng kinh tế của hộ gia đình tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Đối với dự án 1 có tới 45,0% trả lời kinh tế hộ gia đình tăng lên ít so với trước khi bị thu hồi đất, 26,7% trả lời kinh tế gia đình tăng lên rất nhiều so với trước nguyên nhân là người dân có khoản thu từ việc bồi thường kết hợp sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên còn có 5% cho rằng kinh tế gia đình giảm đi

nhiều so với trước. Đối với dự án 2 có trên 70% số hộ trả lời kinh tế hộ gia đình tăng lên hoặc tăng lên nhiều so với trước. Từ đó cho thấy nếu người dân biết sử dụng tiền bồi thường hợp lý thì không những tạo được việc làm và kinh tế ngày một phát triển.

3.4.3.2. Ảnh hưởng đến vìệc làm và các vấn đề xã hội khác

* Mức thay đổi về lao động của người dân sau khi bị thu hồi đất tại 2 dự án Để tìm hiểu vấn đề về lao động, việc làm của người dân trước và sau khi xây dựng khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị, khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo chúng tôi tiến hành điều tra các hộ bị thu hồi đất tại 2 dự án. Các tiêu chí được đưa ra để so sánh bao gồm: số lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp, số lao động làm việc ở ngoài địa phương. Số liệu điều tra ở bảng 3.13 cho thấy số người trong độ tuổi lao động tại các hộ điều tra tăng lên không nhiều (14 lao động). Đặc biệt là số lao động nông nghiệp giảm (16 lao động), lao động phi nông nghiệp tăng (28 lao động), trong đó chủ yếu là lao động buôn bán nhỏ, dịch vụ do mất đất nông nghiệp các hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhỏ phù hợp với điều kiện nguồn vốn. Một số hộ điều tra cho biết sau khi bị thu hồi đất thì các lao động đi làm ăn ngoài địa phương tăng lên do không hoặc khó tìm được việc làm tại địa phương.

Bảng 3.13. Mức thay đổi lao động của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so với trước

ST

T Chỉ tiêu điều tra

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất Tổng số

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số (người)

Tỷ lệ (%)

1 Số hộ điều tra 120 120

2 Số nhân khẩu 512 495

3 Số người trong độ tuổi lao động: 204 100 218 100

- Làm nông nghiệp 114 55,88 98 44,95

- Phi nông nghiệp 75 36,76 103 47,25

+ Tiểu thủ công nghiệp 17 8,33 21 9,63

+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 43 21,08 60 27,52

+ Cán bộ, CNVC 10 4,90 14 6,42

+ Công nhân trong nhà máy tại KCN 5 2,45 8 3,67

- Làm việc ngoài địa phương 15 7,36 17 7,80

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Số liệu bảng 3.13 cũng cho thấy, đa phần các nghành nghề khác ngoài nông nghiệp sau khi thu hồi đất số lao động đều tăng lên so với trước. Như vậy, sự chuyển dịch về lao động, sự thay đổi ngành nghề để thích nghi với việc bị thu hồi đất thực hiện dự án khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị và khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo là tương đối nhanh. Có được sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực này ngoài sự tác động của chính quyền địa phương tới các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng lao động và một số ưu đãi của Nhà nước về chính sách chuyển đổi nghề nghiệp thì phần quan trọng nhất vẫn là ý thức tự xoay sở, tự thích nghi và tìm kiếm việc làm cho chính họ. Điều này thể hiện ở các chỉ tiêu số lao động buôn bán nhỏ, dịch vụ; số lao động là cán bộ, công nhân viên chức, số lao động làm việc ở nơi khác tăng lên rõ rệt. Đây là hiện tượng mang tính tự phát, song cũng là một hướng để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương dưới tác động của quá trình phát triển các khu đô thị, khu dân cư tập trung, các công trình giao thông, công trình phúc lợi xã hội khác.

* Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của việc thu hồi đất thực hiện tại 2 dự án đến việc làm của hộ nông dân

Khi thu hồi đất thực hiện các dự án, nhất là việc lấy đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm của người nông dân. Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong những năm qua việc thu hồi đất thực hiện các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá lấy phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Kết quả điều tra về tình hình lao động tại 2 dư án được thể hiện trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Mức thay đổi việc làm của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất so với trước

STT Đánh giá của ngưòi dân về tình hình việc làm

Dự án 1 Dự án 2

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có đủ việc làm 35 58,3 37 61,7

2 Số hộ như cũ 10 16,7 9 15,0

3 Số hộ thiếu việc làm 12 20,0 10 16,6

4 Số hộ không có việc làm 3 5,0 4 6,7

Tổng 60 100 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Để có thể thấy rõ sự đánh giá của chính những người dân bị thu hồi đất về tác động của việc thu hồi đất thực hiện 2 dự án trên đến vấn đề đủ, hay thiếu hoặc không có việc làm của hộ, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp các ý kiến của từng nhóm hộ dựa trên các tiêu chí hướng dẫn họ về khả năng xin được việc, thời gian có việc trong năm, cường độ công việc và so sánh với các năm trước khi thực hiện dự án. Cụ thể như sau:

- Đối với dự án 1:

Trong tổng số 60 hộ điều tra có 35 hộ đánh giá hiện tại đã đủ việc làm, 12 hộ đánh giá là thiếu việc làm và có 10 hộ đánh giá về tình hình việc làm không thay đổi so với trước khi thu hồi đất xây dựng khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị. Do đặc thù của dự án 1, bị thu hồi đất nông nghiệp canh tác nhiều. Thiếu việc làm của các hộ ở đây phần nhiều do thời gian nhàn rỗi trong năm lớn, ngoài các tháng thời vụ (nhiều hộ đi thuê làm nông nghiệp) họ không có nghề phụ hoặc không buôn bán.

- Đối với dự án 2:

Theo sự đánh giá của bản thân người lao động, cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập của họ nhiều hơn ở dự án 1 nhưng cũng có 4 hộ đánh giá các lao động của họ không có việc làm chiếm 6,7%. Nguyên nhân là khu vực này người dân bị thu hồi đất ở, đất nông nghiệp nên quá trình ổn định đời sống còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó công tác đào tạo chuyển đổi nghề cho các hộ còn chậm, nhiều khi những nghề không phù hợp nên không xin được việc làm.

* Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của các hộ sau khi bị thu hồi đất so với trước Để thấy rõ hơn sự thay đổi về việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất thực hiện dự án khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị và khu dân cư phía Bắc đường Trần Hưng Đạo, chúng tôi đã nghiên cứu sự dịch chuyển, thay đổi về ngành nghề của các nhóm hộ điều tra, sau quá trình thu hồi đất của Nhà nước để xây dựng các khu dân cư thì lực lượng lao động tại địa phương đã chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khá rõ nét. Người dân chủ động chuyển dịch sau khi có vốn ban đầu từ nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng với mong muốn thoát ly ngành nông nghiệp và mong muốn thu nhập cao hơn, cải thiện cuộc sống.

- Dự án 1: trước khi thu hồi đất xây dựng khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị lực lượng lao động nông nghiệp đông nhất chiếm tới 65,09% lực lượng lao động do nhóm này là nhóm có nhiều ruộng đất canh tác nhất, sau khi bị thu hồi đất tỷ lệ lao động này giảm xuống chỉ còn 55,24%. Lao động ngành nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ sau khi bị thu hồi đất tăng mạnh chiếm 22,86% và lao động đi nơi khác làm ăn tăng từ 4,72% lên 5,71% lực lượng lao động.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất của một số dự án đến sinh kế người dân tại thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)