1.2.3. Ki ểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại
1.2.3.2. Vai trò, nhi ệm vụ kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại
Trong quản trị ngân hàng, KTNB có vai trò kép. Thứ nhất, các KTV đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan về mức độ phù hợp của cơ cấu quản trị ngân hàng cũng như hiệu quả của các hoạt động cụ thể có liên quan. Thứ hai, họ giữvai trò tư vấn hoặc khuyến nghị các biện pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị ngân hàng.
HĐQT có nhiệm vụ thiết lập và theo dõi các hệ thống trong phạm vi toàn ngân
hàng nhằm đảm bảo hoạt động quản trị ngân hàng có hiệu quả. Các KTV nội bộ cần đảm bảo tính độc lập, nhưng họ có thể tham gia và đem lại giá trịgia tăng trong việc xây dựng các quy trình quản trị ngân hàng. Qua việc đưa ra đảm bảo về các quy trình quản trị rủi ro, KSNB và quản trị ngân hàng, công tác KTNB giữ vai trò chính trong việc đảm bảo duy trì hoạt động quản trị ngân hàng có hiệu quả.
Vai trò thích hợp đối với công tác KTNB sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của các quy trình, cơ cấu quản trị của ngân hàng, cũng như vai trò và kinh nghiệm của các KTV nội bộ. Vị thếđặc biệt của KTV nội bộ trong ngân hàng cho phép họ quan sát kỹ cơ cấu tổ chức và thiết kế quản trị ngân hàng trong khi vẫn không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các quy trình đó. Thông thường, KTV nội bộ có thể hỗ trợ ngân hàng tốt hơn bằng cách thông báo cho Ban Giám đốc và HĐQT về các biện pháp cần thiết để hoàn thiện, các thay đổi cần tiến hành đối với cơ cấu và thiết kế, không chỉ dừng lại ở việc các quy trình đã thiết lập có hoạt động hay không. Tuy vậy, điều này khác với việc đưa ra báo cáo đánh giá khách quan về các hoạt động quản trị ngân hàng cụ thể thông qua các cuộc kiểm toán cụ thể. Vào một thời điểm thích hợp khi mà môi trường quản trị doanh nghiệp tiến gần hơn đến các thông lệ quản trị doanh nghiệp có tổ chức tốt hơn, phát triển hơn, thì các KTV nội bộ có thể chuyển trọng tâm sang các hoạt động sau: đánh giá xem các cấu phần quản trị doanh nghiệp có hoạt động đồng bộ trong toàn doanh nghiệp như dự kiến hay không; phân tích mức độ minh bạch trong công tác báo cáo giữa các cấu phần trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp; so sánh các thông lệ thực hành quản trị doanh nghiệp tốt nhất; xác định mức độ tuân thủ với các quy định quản trị doanh nghiệp được chấp nhận và đang áp dụng.
Cùng với sự phát triển theo qui mô hoạt động của các NHTM với sự đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp, hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng được mở rộng và phức tạp hơn. Theo đó, vai trò và yêu cầu đối với KTNB cũng được nâng dần lên. Ban đầu chỉ là hoạt động của các kiểm soát viên, sau đó được mở rộng ra và KTNB thực sự trở thành một công cụ kiểm soát sau không thể thiếu của các nhà quản trị ngân hàng.
Đến một mức độ phát triển nhất định, ngoài các vai trò truyền thống, KTNB có thểtư vấn cho quản trị rủi ro của Ban kiểm soát. Quá trình thay đổi vai trò của KTNB trong
NHTM thể hiện qua biểu đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quá trình thay đổi vai trò của KTNB trong NHTM
Với các chức năng kiểm tra, xác nhận, đánh giá và tư vấn, nhiệm vụ KTNB trong các NHTM được quy định trong điều 12, Quy chế KTNB của TCTD, Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc NHNN:
Lập kế hoạch KTNB hàng năm và thực hiện các hoạt động KTNB theo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục KTNB đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cảcác đơn vị, bộ phận, các hoạt động của TCTD (cơ chế, chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của TCTD. Đối với tất cả những vấn đề có thể có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của TCTD, KTNB cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của TCTD và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.
Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, KSNB.
Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo; các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, KSNB; và theo dõi cho đến khi các vấn đềnày được xử lý thỏa đáng.
Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả KTNB cho các bên hữu quan trong và ngoài TCTD theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của TCTD và theo pháp luật.
Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp KTNB và phạm vi hoạt động của KTNB để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác KTNB.
Thiết lập hồsơ về trình độnăng lực và các yêu cầu cần thiết đối với KTV nội bộđể làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho KTV nội bộ.
Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập, Thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả; là đơn vị điều phối, phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của KTNB.
Tư vấn cho Người điều hành, HĐQT TCTD và các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hay sửa đổi những quy trình nghiệp vụ quan trọng; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của KTNB”.