Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động đến công tác KTNB. Nhân tố khách quan bao gồm:
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý thể hiện ở tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành, thực thi pháp luật. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, thanh toán, đầu tư... tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên, hoạt động ngân hàng thuận lợi hơn thì sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ, gắn liền với nó là
một loạt các đặc thù riêng đã được phân tích ở trên. Do vậy, để tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng hoạt động, các ngân hàng không chỉ dựa vào các văn bản pháp lý ban hành chung cho các doanh nghiệp phi tài chính trong nền kinh tế mà còn cần có một hệ thống các văn bản pháp lý, các chếđộ, thể lệhướng dẫn nghiệp vụ riêng của ngành. Môi trường pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng, quan điểm phát triển của ngành ngân hàng trong từng thời kỳ. Sự thay đổi của chính sách, cơ chế, chuẩn mực, chế độ sẽ tác động tới hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó có công tác kiểm toán nội bộ.
Môi trường kinh tế
Khi nền kinh tế vĩ mô trở nên bất ổn thì sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và các đối tượng khách hàng bởi lúc này hoạt động tín dụng, thanh toán, đầu tư... của ngân hàng có độ rủi ro cao, nhiều loại rủi ro mới phát sinh khó dựđoán trước;
Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên thế giới, trong bối cảnh ấy nền kinh tế của khu vực và Việt Nam cũng không tránh khỏi suy thoái và khủng hoảng, khả năng chống đỡkhó khăn của các doanh nghiệp thấp, hệ quả là tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chất lượng cho vay giảm sút. Khi rủi ro ngày càng gia tăng thì công tác KTNB sẽ đương đầu với nhiều thách thức hơn, rủi ro kiểm toán sẽ lớn hơn, nhiều sai sót, gian lận có thể bị bỏ qua nhiều hơn.
Khách hàng vay vốn
Đây là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng. Nếu khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả và uy tín, ngân hàng sẽđược hoàn trả nợ đúng hạn thì chất lượng tín dụng sẽ tốt.
Ngược lại, vì lý do nào đó khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, chất lượng tín dụng sẽ đi xuống. Tóm lại, năng lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của khách hàng sẽảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như công tác KTNB hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố nội tại bên trong chi phối, ảnh hưởng
tới kết quả công tác KTNB của ngân hàng. Theo thông lệ tốt nhất hiện nay, hệ thống kiểm toán nội bộ bao gồm 05 bộ phận: môi trường kiểm toán; hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro; hệ thống thông tin và truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát. Các bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác KTNB, cụ thể:
Thứ nhất, môi trường kiểm toán: bao gồm toàn bộ các nhân tố có tính chất
“môi trường” tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của các chính sách thủ tục kiểm toán của đơn vị. Bao gồm cơ cấu tổ chức bộmáy; cơ chế phân cấp, phân quyền; cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và quan điểm điều hành của các cấp lãnh đạo trong NHTM.
Thứ hai, hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro: là quy trình nhận dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc xác định xem các rủi ro đó cần được quản lý, kiểm soát như thế nào, nó bao gồm các bước: (i) xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Thứ ba, hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin. Đây là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống KTNB thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng. Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KTNB, trong đó hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cấp quản lý (Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ) luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra quyết định kịp thời, hiệu quả.
Thứ tư, hệ thống cơ chế chính sách, quy trình, quy chế được xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, do các cấp quản lý điều hành đặt ra. Yếu tố này có thểđược hiểu là toàn bộcơ chế, chính sách, kế hoạch, các quy định quy trình nghiệp vụ chẳng hạn chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các quy định khác liên quan đến hoạt động tín dụng,
quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy KTNB ngân hàng... đây được coi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác KTNB hoạt động tín dụng.
Thứ năm, hoạt động giám sát: nhằm thực hiện đánh giá hoạt động kiểm toán, là quá trình đánh giá chất lượng công tác KTNB do bộ phận KTNB của ngân hàng và tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài cũng như các cơ quan thanh tra Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức thực hiện. Hoạt động giám sát thường xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng công tác KTNB trong hoạt động tín dụng tại các NHTM.