1.2.3. Ki ểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại
1.2.3.3. Đặc trưng kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại
Trong mô hình KSNB của NHTM, KTNB có vai trò đặc biệt quan trọng, là đơn vị độc lập (trực thuộc Ban kiểm soát), tách biệt khỏi mô hình kinh doanh của NHTM để thực hiện các chức năng kiểm toán. Với cơ quan quản lý Nhà nước, KTNB được coi là “cánh tay nối dài” của Cơ quan thanh tra giám sátNgân hàng để phát hiện và báo cáo các vấn đề của hệ thống KSNB NHTM. Với tính chất đặc thù đó, KTNB có bộ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp riêng, tiêu chuẩn về nghiệp vụ riêng (do Ban kiểm soát ban hành theo quy định của pháp luật), các nội dung, kế hoạch, hệ thống báo cáo của KTNB cũng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kiểm toán.
Liên quan đến KSNB đối với hoạt động cấp tín dụng, ngoài việc theo dõi, giám sát thường xuyên hiệu quả của KSNB cấp tín dụng, KTNB thực hiện kiểm toán định kỳ theo kế hoạch thông qua “định hướng rủi ro” đối với các đơn vị, chính sách, quy trình có liên quan đến đến hoạt động cấp tín dụng (bao gồm cả việc xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược về hoạt động tín dụng, việc giám sát của HĐQT với CEO và của CEO với cá nhân bộ phận về KSNB cấp tín dụng).
“Kiểm toán theo định hướng rủi ro”: Theo quy định của NHNN tại thông tư số44 và Thông tư số 13, KTNB phải xây dựng quy định nội bộ, trong đó phải có các tiêu chí xác định mức độ rủi ro, mức độ trọng yếu của các hoạt động, quy trình, bộ phận; các hoạt động, quy trình, bộ phận phải được đánh giá mức độ rủi ro (cao, trung bình, thấp) để tập trung các ưu tiên kiểm toán trên nguyên tắc những hoạt động, quy trình, bộ phận có rủi ro cao phải được ưu tiên kiểm toán trước và phải kiểm toán ít nhất một năm một lần. Với yêu cầu này, “Kiểm toán theo định hướng rủi ro” đối với hoạt động cấp tín dụng cũng sẽđược tiến hành trên cơ sở xếp hạng rủi ro đối với các đơn vị, quy trình, hoạt động liên quan đến hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, KTNB thiết lập Hồ sơ rủi ro cho từng đơn vị, từng quy trình. Hồsơ rủi ro được thiết lập và cập nhật định kỳ trên cơ sởđánh giá về mức độảnh hưởng của hoạt động, quy trình, đơn vị cấp tín dụng, rủi ro cố hữu, chất lượng kiểm soát và rủi ro còn lại đối với các hoạt động, quy trình, đơn vịđó. Hồsơ rủi ro đối với hoạt động cấp tín dụng cũng hỗ trợcho NHTM có được nhìn nhận tổng quan về các khu vực rủi ro cũng như chất lượng KSNB thực tế của Ngân hàng.
Đối tượng của kiểm toán nội bộ
Đối tượng của KTNB trong NHTM là thực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ, dự án cụ thể và hệ thống KSNB. Thực trạng tài chính thể hiện qua các thông tin định lượng về kinh tế tài chính trên các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và các báo cáo hoạt động.
Hệ thống KSNB trong NHTM là các quy định và các thủ tục kiểm soát do ngân hàng xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho ngân hàng tuân thủ đúng pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót;
để lập báo cáo kinh tế tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của ngân hàng.
Hiệu năng của các nghiệp vụ, dự án cụ thểđề cập đến việc hoàn thành các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong khi hiệu quả nhắc đến các nguồn lực dùng đểđạt những mục tiêu đó.
Đối tượng KTNB trong NHTM được cụ thể hoá trong từng phần tiến hành kiểm toán như: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ thanh toán quốc tế...
Mục đích của kiểm toán nội bộ
Mục đích của KTNB trong NHTM được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB, đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo sự chặt chẽ quản lý, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của hệ thống KSNB trong việc thực thi các hoạt động kinh doanh.
Nhiều chuyên gia cho rằng nếu NHTM có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, điều đó sẽ làm giảm đáng kể các rủi ro và vì vậy giảm tải đối với công tác KTNB.
Thứ hai, kiểm tra, xác nhận và đánh giá độ tin cậy và tính hợp lý của báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trịtrước khi trình ký duyệt. Đối với các ngân hàng, kế toán là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu nên hệ thống quản lý kế toán khá tốt, các nghiệp vụ kếtoán được xử lý nhuần nhuyễn và ít có sai phạm, vì thế can thiệp của KTNB không cần nhiều lắm. KTNB cũng có thể kiểm tra, xác nhận, đánh giá đối với các hoạt động nghiệp vụcũng như các hoạt động quản lý nôi bộ của doanh nghiệp.
Thứ ba, kiểm tra đánh giá tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chếđộ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước, sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động kinh doanh, các quy chế quản lý nội bộ của đơn vị.
Thứtư, kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong đơn vị. Những công việc này đôi khi mới lạvà khó đối với những doanh nghiệp nhỏnhưng lại là cần thiết đối với những doanh nghiệp lớn. Việc có một bản đồ các rủi ro có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng, mức độảnh hưởng có thể giúp nhà quản lý có chính sách quản trị rủi ro và quản trị hệ thống một cách hiệu quả nhất.
Thứnăm, kiểm tra và xử lý các công việc liên quan tới những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của ngân hàng, nghiên cứu đề xuất xử lý
tốcáo, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp nhằm cải thiện hệ thống quản lý, điều hành của ngân hàng.
Chủ thể kiểm toán nội bộ
KTNB do các KTV nội bộ thực hiện, tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán do Ban lãnh đạo quy định. Đồng thời những nguyên tắc, chuẩn mực đó phải phù hợp với thông lệ quốc tế về nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán. Như vậy, chủ thể tiến hành KTNB trong NHTM là các KTV nội bộ. KTV nội bộ có nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện ra những sai phạm do cán bộ làm nghiệp vụ chuyên môn không đủ trình độ gây ra, hoặc do người thực hiện cố tình giấu đi. Vì vậy, trình độ của các KTV nội bộ phải cao hơn các cán bộkhác là điều tất yếu.
Các hình thức kiểm toán nội bộ
Chức năng KTNB trong NHTM xác định phạm vi KTNB được hoạt động:
kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của ngân hàng; kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của HĐQT và Ban Kiểm soát.
Tuỳtheo đối tượng kiểm toán cụ thể, các hình thức KTNB trong NHTM gồm kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, kiểm toán quá trình điều hành và kiểm toán CNTT. Theo mục tiêu kiểm toán, loại hình KTNB gồm kiểm toán thông tin, kiểm toán quy tắc, kiểm toán hiệu quả và hiệu năng.