Các ch ỉ tiêu về tài chính, hoạt động kinh doanh cơ bản, hệ số an toàn

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 57 - 62)

Theo dữ liệu của CTCP Nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam – VIRAC, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2009 - 2013, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng trở lại, thể hiện qua những con số tích cực như GDP liên tục tăng trưởng. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, hoạt động của Ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đã có những diễn biến tích cực. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2019 của NHNN Việt Nam, quy mô tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng tăng 17,6% đạt mốc trên 10 triệu tỷđồng; quy mô vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng tăng mạnh (14,9%); dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng trên 15%;

lợi nhuận được cải thiện và tăng mạnh; nợ xấu (bao gồm nợ bán cho VAMC) giảm cả về số tuyệt đối lẫn sốtương đối, nhiều Ngân hàng đã xử lý hết nợ xấu tại VAMC.

Tuy nhiên, giai đoạn 2012 - 2019 cũng là thời kỳ NHNN Việt Nam siết chặt các chính sách tiền tệvĩ mô trong điều tiết thịtrường tài chính - ngân hàng như: kiểm soát tốc độtăng trưởng tín dụng, kiểm soát tín dụng bất động sản, chứng khoán, yêu cầu các NHTM quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Vềcơ chế, chính sách đối với hoạt động Ngân hàng, NHNN đã đẩy mạnh việc nâng cao năng lực của hệ thống NHTM thông qua việc ban hành hàng loạt các quy định mới có tính chất quan trọng theo hướng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là áp dụng các nguyên tắc của ủy ban Basel Basel II vào hoạt động Ngân hàng Việt Nam như: Ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thay thế Quyết định số 493 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thay thế Quy chế cho vay số 1627. Đặc biệt, với việc ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về tỷ lệ an toàn đối với NHTM và Thông tư số 13/2018/TT- NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống KSNB NHTM, NHNN Việt Nam đã yêu cầu các NHTM phải xây dựng lộ trình cụ thểđể đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Basel II trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và thiết lập một hệ thống KSNB, quản lý rủi ro hiệu quả.

Những diễn biến kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành của NHNN như trên đã đem đến các NHTM cả những cơ hội và những thách thức lớn, bắt buộc các Ngân hàng, trong đó có VIB phải chủđộng cải tổ lại hoạt động, mô hình, định hướng kinh doanh, nâng cao năng lực KTNB và quản trị rủi ro để có thể hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình.

Các chỉ sốtài chính cơ bản về tài chính, kết quả kinh doanh và an toán vốn của VIB giai đoạn 2014 – 2019:

Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính, kết quả kinh doanh và an toàn vốn của VIB 2014-2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng tài sản 76,874,670 80,660,959 84,308,832 104,516,957 123,159,117 139,166,216

Vốn điều lệ 4,250,000 4,250,000 4,845,000 5,644,425 5,644,425 7,834,673 Vốn tự có 8,374,666 8,430,161 8,542,065 8,777,062 8,783,429 10,667,645 Tổng vốn huy

động (bao gồm vay các TCTD khác và tiền gửi của khách hàng)

62,275,742 68,813,038 71,003,630 92,522,833 102,073,269 114,262,576

Dư nợ cho vay

Khách hàng 35,238,517 38,178,786 47,777,031 60,179,583 79,864,220 96,138,735 Lợi nhuận sau

thuế 521,439 522,670 521,066 561,732 1,124,279 2,193,921

ROE 6.2% 6.2% 6.1% 6.4% 12.8% 20.6%

ROA 0.7% 0.6% 0.6% 0.5% 0.9% 1.6%

CAR (Hợp

nhất) 17.33% 17.71% 18.04% 13.25% 13.07% 13.00%

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB, 2019

Các dữ liệu trong giai đoạn vừa qua của VIB cho thấy:

Vềtăng trưởng tổng tài sản: Tổng tài sản của VIB liên tục tăng và tăng trưởng mạnh vào năm 2017 - 2018. Đến 31/12/2018, quy mô tổng tài sản của VIB đã đạt mức 123 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cuối 2014. Yếu tố chính đóng góp vào quy mô tổng tài sản trong vòng 2 năm qua là việc tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao của danh mục KHCN và các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủđể tạo ra vùng đệm an toàn cho thanh khoản. Việc có được quy mô tài sản phù hợp với quy mô vốn chủ sở hữu và một cơ cấu tài sản có sinh lời an toàn, hiệu quả(như các phân tích dưới đây) sẽ tạo điều kiện tốt cho VIB hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo, nâng cao năng lực và khảnăng cạnh tranh trên thị trường tài chính Ngân hàng.

Vềtăng trưởng vốn chủ sở hữu: Từ 2014 đến 2018, vốn chủ sở hữu của VIB gia tăng qua từng năm, với 2 lần tăng vốn điều lệtrong năm 2016 và 2017, vốn chủ sở hữu của VIB đến 31/12/2018 đạt 8.783 tỷđồng. Với việc tham gia vào nhóm các NHTM triển khai Basel II và tốc độtăng trưởng tín dụng cao trong 2 năm trở lại đây, áp lực tăng vốn chủ sở hữu đối với VIB đểđảm bảo hệ số an toàn vốn theo đúng tiêu chuẩn của Basel là rất lớn. Để chuẩn bị cho lộ trình này, VIB đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc tăng vốn, trong đó ngoài việc huy động thêm vốn từ các cổđông, VIB đang bắt đầu quy trình phát hành trái phiếu trên thịtrường quốc tế. Dự kiến vốn chủ sở hữu của VIB đạt mức 11.000 tỷđồng năm 2019 và 12.500 tỷđồng vào năm 2020, đảm bảo duy trì hệ số CAR theo Basel ở ngưỡng tối thiểu 9,5% theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

Vềtăng trưởng vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động của VIB tăng trưởng đều đặn trên 10% hàng năm, đáp ứng đẩy đủ các nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như các yêu cầu về thanh khoản. Trong cơ cấu nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2018, vốn huy động thị trường 1 của VIB đạt 72.528 tỷ chiếm trên 71% tổng vốn huy động đồng (trong đó, huy động cá nhân đạt 48.084 tỷđồng). Kết quả này thể hiện hiệu quả cao trong công tác huy động vốn của VIB thời gian qua thông qua việc triển khai đồng bộ các chiến lược về tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng, nhận diện thương hiệu, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp và các chương trình khuyến mại hiệu quả.

Vềtăng trưởng tín dụng và quản trị chất lượng tín dụng: Tăng trưởng tín dụng của VIB “đi ngang” trong giai đoạn từ 2014 đến 2016 với tỷ lệtăng trường thấp từ 4% - 8% nhưng có sựđột phá từ 2018 đến 2019 với tỷ lệtăng trưởng liên tục từ 25%

đến 32%. Diễn biến tín dụng này phản ánh đầy đủ chính sách tín dụng nhất quán của Ban lãnh đạo VIB trong việc xây dựng mô hình tam giác cân bằng tăng trưởng - lợi nhuận và quản trị rủi ro.

Sau khủng hoảng kinh tế (giai đoạn 2009 - 2102), VIB xác định mục tiêu 3 năm (2012 - 2014) kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nâng khẩu vị rủi ro, tái cơ cấu lại danh mục tín dụng, hạn chế tối đa gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu; tập trung nguồn lực để xử lý nợ tồn đọng; đặc biệt là việc tăng cường trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Đây là lý do VIB duy trì một tỷ lệ tăng trưởng thấp, việc cấp tín dụng giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các đối tượng Khách hàng có tiêu chuẩn tín dụng cao, thuộc các lĩnh vực ít rủi ro;

Giai đoạn 2015 - 2017, sau khi hoàn thành việc tái cấu trúc danh mục tín dụng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị chặt chẽ, hiệu quả nợ xấu và nợ quá hạn, VIB triển khai chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tổng tài sản, đẩy mạnh cấp tín dụng cá nhân, đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường các NHTM cổ phần về cho vay ô tô tiêu dùng và thuộc top các NHTM cho vay nhà ở. Sau 3 năm thực hiện định hướng này, VIB đã đạt những mốc tăng trưởng đáng kể, trong đó dư nợ cho vay KHCN tại thời điểm 31/12/2019 đạt 50.257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% tổng dư nợ cho vay Khách hàng, trong khi chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao (tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN luôn được kiểm soát ở mức dưới 0.9% trong 3 năm liên tục).

Dữ liệu cụ thể về nợ xấu, nợ quá hạn tổng thể của VIB trong giai đoạn 2017 – 2019:

Bảng 2.2: Nợ xấu, nợ quá hạn tổng thể của VIB 2017-2019

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Dư nợ cho vay Khách hàng

2017 2018 2019

Cho vay TCKT, cá nhân 60,179,583 79,864,219 96,138,735 a) Phân loại nhóm nợ

Nhóm 1 58,180,238 77,412,680 93,404,880

Nhóm 2 449,626 464,856 527,453

Nhóm 3 40,543 53,746 154,056

Nhóm 4 167,933 62,921 318,427

Nhóm 5 1,341,243 1,870,016 1,733,919

b) Tỷ lệ nợ xấu 2.58% 2.49% 2.30%

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB, 2019.

Thống kê số liệu cho thấy VIB luôn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, phần lớn những khoản nợ này phát sinh từtrước 2012, đã được trích lập dự phòng cụ thểđầy đủ. Điểm lưu ý, tại thời điểm 30/6/2018, VIB đã mua lại toàn bộ nợđã bán cho VAMC và vẫn đang kiểm soát tốt lỷ lệ nợ xấu theo đúng yêu cầu của NHNN.

Lợi nhuận sau thuế: Diễn biến lợi nhuận cho thấy sự nhất quán trong khẩu vị rủi ro của VIB, tốc độtăng trưởng tín dụng, mức trích lập dự phòng cụ thểcũng như hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Trong giai đoạn thắt chặt tín dụng, lợi nhuận sau thuế chỉ duy trì ở mức vừa phải (khoảng 520 tỷ), lợi nhuận bắt đầu gia tăng năm 2018 và tăng đột biến năm 2019(đạt 3.124 tỷđồng). VIB dự kiến lợi nhuận năm 2020 sẽ đạt trên 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận mục tiêu của Ngân hàng tới năm 2021 đạt trên 5.000 tỷ. Việc gia tăng nhanh chóng về lợi nhuận là kết quả của thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” của Ngân hàng khi tập trung tối đa cho việc trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu và tăng cường năng lực quản trị rủi ro. Trong giai đoạn 2012 – 2015, trích lập dự phòng của VIB luôn đứng đầu hệ thống NHTMCP với mức trích lập bình

quân 450 – 500 tỷhàng năm. Việc tích lũy dự phòng cụ thểđã tạo ra cho Ngân hàng sự chủđộng cao trong việc xử lý nợ xấu, sử dụng dựphòng để xử lý nợ xấu. Hiện tại, với việc hoàn thành chuyển đổi danh mục tín dụng, tập trung tăng trưởng KHCN, quản trị tốt tỷ lệ nợ xấu mới phát sinh, tối ưu hóa được dự phòng cụ thể, VIB hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận trong tương lai theo đúng chiến lược của Ngân hàng.

ROE và ROA: Với những phân tích về diễn biến của lợi nhuận nêu trên, các chỉ sốliên quan đến hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản ở mức thấp trong giai đoạn 2015 – 2017 là phù hợp với thực trạng của Ngân hàng. Các chỉ sốnày được cải thiện đáng kểvào năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tiếp theo không chỉ do tốc độ tăng tài sản có sinh lời, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phản ánh chiến lược của VIB trong việc kiểm soát chi phí, chỉ số chi phí/thu nhập (Cost to income) của Ngân hàng liên tục giảm trong những năm qua xuất phát từ việc VIB đang từng bước tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Hệ số an toàn vốn (CAR): Trong suốt giai đoạn 2013 – 2017, hệ số CAR duy trì ở mức rất cao (18% - 19%), VIB được NHNN Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tếđánh giá là một trong những NHTM an toàn nhất trên thịtrường, và được tổ chức xếp hạng Moody’s xếp hạng dẫn đầu thịtrường Việt Nam về xếp hạng tín dụng năm 2015, 2016. Việc duy trì hệ sốCAR như trên xuất phát từ tốc độtăng trưởng tín dụng thấp, danh mục đầu tư tài sản có sinh lời chủ yếu của của VIB trong thời kỳ này là trái phiếu chính phủ; các yếu tố này làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của Ngân hàng, nhưng phản ánh đúng chiến lược thận trọng của Ban lãnh đạo.

Cuối năm 2019, CAR của VIB là 13.07%, mặc dù giảm mạnh so với giai đoạn trước đó do tốc độ tăng trưởng kinh doanh nhưng vẫn ở ngưỡng cao so với quy định của NHNN Việt Nam. Sau khi hoàn thành dự án Basel II, CAR của VIB theo chuẩn Basel tại thời điểm 30/6/2019 là 10.5%, là một trong số các NHTM có nền tảng về vốn tốt nhất thịtrường.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)