2.3.2.1. Những kết quả đạt được
Trong các chương trình KTNB đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VIB, kiểm toán hoạt động luôn được đặt trong phần căn bản của mục tiêu cuộc KTNB: Soát xét và đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động; tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực; mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được với mục tiêu hoạt động.
Kiểm toán hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là đưa ra mức độ an toàn cho Ban lãnh đạo ngân hàng liên quan đến công tác quản lý rủi ro và hiệu quả của hệ thống ngân hàng; tìm kiếm những bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra các biện pháp chấn chỉnh nhằm bảo vệ tài sản; giám sát và đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro của ngân hàng, đồng thời báo cáo những phát hiện cho ban lãnh đạo ngân hàng.
Bộ phận KTNB đã phát huy tính tự lực, tích cực, chủ động trong kiểm toán hoạt động để có thể dễ dàng phát hiện những sai phạm, những bất hợp lý, chỉnh sửa kịp thời, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhân sự của bộ máy KTNB NHTM được khảo sát chưa đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nên chưa có đủ kỹnăng cần thiết trên tất cả các mặt nghiệp vụđể hoàn thành tốt công tác được giao.
Các bước, quy trình KTNB trong đó có kiểm toán hoạt động được thực hiện đúng quy định của Hội sở ngân hàng.
KTNB đối với hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VIB về cơ bản đã thực hiện một cách sát sao chặt chẽtrên cơ sởđó đưa ra được các biện pháp hữu hiệu, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của VIB.
2.3.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Các hoạt động giám sát của 3 tuyến phòng thủ trong hệ thống KSNB, bao gồm KTNB trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại VIB mặc dù đã liên tục được cải tiến trong thời gian qua như việc chuyển đổi phương pháp kiểm toán, cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa hoạt động kiểm toán phù hợp với mô hình kinh doanh của VIB nhưng vẫn còn phát sinh một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như:
Với tốc độ phát triển kinh doanh như hiện nay tại VIB khá lớn (khoảng trên 30% quy mô của năm trước) thì lực lượng KTNB chưa đáp ứng được cả về sốlượng và chất lượng.
Các phương pháp luận trong công tác KTNB chưa được chuẩn hóa theo đúng TT 13 và các thông lệ/quy định trên thế giới nên việc triển khai quy trình KTNB gặp nhiều khó khăn và hiệu quảchưa cao.
VIB chưa có hệ thống phần mềm cảnh báo sớm các rủi ro, lỗ hổng của các chốt kiểm soát và phần lớn các phát hiện của KTV chỉ được ghi nhận khi thực hiện kiểm toán trực tiếp hoặc khi đã phát sinh các sự cố, rủi ro.
Nguyên nhân
- Công tác tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộchưa tách bạch rõ ràng nhiệm vụ giữa các bộ phận, chưa thực hiện luân chuyển cán bộđúng năng lực và quy định.
- Cán bộ không chấp hành đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ hoặc lợi dụng sựsơ hở trong kiểm soát, quy trình nghiệp vụđể vi phạm quy tắc đạo đức ứng xử, gian lận, tiêu cực, trục lợi cho cá nhân
- Công tác đào tạo không đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực, chưa xây dựng chiến lược đào tạo kết hợp với chiến lược sử dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ. Đội ngũ KTV đều tốt nghiệp Đại học/Thạc sĩ, mặc dù đã có những kinh nghiệm nhất định trong quá trình công tác, nhưng vẫn có hạn chế nhất định do 100% chưa được đào tạo/được cấp chứng chỉ kiểm toán của các Tổ chức quốc tế uy tín. Với xu hướng phát triển nhanh chóng của nền kinh tếcũng như của hệ thống ngân hàng trong các mảng hoạt động nên trình độ chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế
- Các chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộchưa phù hợp, chồng chéo.
- Chưa chú trọng ứng dụng CNTT đối với công tác KTNB trong hoạt động tín dụng KHCN. VIB hiện nay chưacó được một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu cũng như việc thống kê, phân tích, đánh giá các thông tin hỗ trợ công tác kiểm toán nội bộ. Nhiều khi, việc thiếu thông tin dẫn tới những quyết định không chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu hoặc các tổn thất cho VIB.