Mô hình ki ểm soát nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 62 - 67)

Từnăm 2010, với sự trợ giúp kỹ thuật, nguồn lực của đối tác chiến lược CBA, VIB đã bắt đầu triển khai thiết lập hệ thống KSNB theo các chuẩn mực quốc tế và các thống lệ tốt vềKSNB, hướng tới việc xây dựng một môi trường KSNB và quản trị rủi ro mạnh với sự tham gia của tất cảcác cá nhân, đơn vị trong toàn hệ thống. Đối với hoạt động cấp tín dụng, việc hoàn thiện hệ thống KSNB, quản lý rủi ro tín dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu của VIB xuất phát từ chiến lược tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng, thực trạng diễn biến phức tạp của rủi ro tín dụng trên thịtrường tài chính – ngân hàng và quan ngại về nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đến nay vềcơ bản, VIB đã thiết lập một hệ thống KSNB với đầy đủ các thành phần, chức năng để có thể kiểm soát hiệu quả chất lượng hoạt động cấp tín dụng.

Mô hình KSNB hoạt động cấp tín dụng của VIB theo 3 tuyến bảo vệ:

Hình 2.2. Mô hình KSNB hoạt động cấp tín dụng của VIB theo 3 tuyến bảo vệ

Nguồn: Mô tả chức năng KSNB trong hoạt động cấp tín dụng của VIB Theo mô hình trên, kết hợp với phân tích về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, các tuyến bảo vệ của VIB liên quan đến hoạt động KSNB cấp tín dụng có thể được trình bày như sau:

Cơ cấu tổ chức của ba tuyến bảo vệ trong hệ thống KSNB đối với cấp tín dụng

Kiểm toán thường xuyên, định kỳ Xây dựng chính sách, quy trình cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền,kiểm soát tuân thủ, quản lý rủi ro tín dụng, giám sát danh mục tín dụng, theo dõi trích lập dự

phòng, sử dụng dự phong XLRR ...

Xây dựng sản phẩm và phân bổ hạn mức, Lập đề xuất cấp tín dụng, thẩm định/tái thẩm định tín dụng, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra tín dụng, nhận diện rủi ro, đề xuất xử lý, thu hồi nợ, đánh giá tín dụng

định kỳ.

Tuyến bảo vệ th nht

Tuyến bảo vệ th hai

Tuyến bo v th ba

tại VIB:

Tuyến bảo vệ thứ nhất:

Hình 2.3: Tuyến bảo vệ thứ nhất trong hệ thống KSNB tại VIB

Nguồn: Mô tả chức năng KSNB trong hoạt động cấp tín dụng của VIB Theo cơ cấu tổ chức hiện tại của VIB và các chức năng của tuyến bảo vệ thứ nhất, các đơn vị thuộc tuyến phòng thủ thứ nhất của VIB có thể trực thuộc các Khối kinh doanh và cả Khối quản trị rủi ro và Khối nghiệp vụ tổng hợp. Cụ thể:

Việc xây dựng sản phẩm tín dụng, phân bổ hạn mức tín dụng: Thuộc chức năng của Phòng quản lý sản phẩm và các Phòng hỗ trợ thuộc các Khối kinh doanh bao gồm:

Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối KHCN và Khối nguồn vốn.

Việc tìm kiếm Khách hàng, lập đề xuất tín dụng và thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng đối với KHCN: Thuộc chức năng nhiệm vụ của các Chi nhánh Ngân hàng bán lẻ và một phần thuộc chức năng nhiệm vụ của Khối quản trị rủi ro, các Ủy ban, Hội đồng tín dụng đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh.

Việc tìm kiếm Khách hàng, lập đề xuất tín dụng và thẩm định cấp tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp: Thuộc chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tái thẩm định và phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp được tập trung hóa toàn bộ tại trụ sở chính theo phân cấp thẩm quyền.

Việc tìm kiếm Khách hàng, lập đề xuất tín dụng và thẩm định cấp tín dụng đối với Khách hàng định chế tài chính: Thuộc chức năng nhiệm vụ của Khối nguồn vốn và ngoại hối. Tuy nhiên, việc tái thẩm định và phê duyệt tín dụng khách hàng định

Line 1

UBTD, HĐTD Khi QTRR Khi kinh doanh Khi NVTH

Tái thẩm định, chuyên gia phê duyệt Thu hồi nợ

Các chi nhánh Trung tâm GDTD Đơn vị tại HO

chế tài chính thuộc thẩm quyền của Khối quản trị rủi ro và các ủy ban, Hội đồng tín dụng.

Toàn bộ hoạt động giải ngân cho khách hàng: Tập trung hóa tại Trung tâm giao dịch tín dụng, thuộc khối Nghiệp vụ tổng hợp.

Các chức năng về kiểm tra tín dụng, nhận diện sớm rủi ro, thu hồi nợvà đánh giá tín dụng định kỳ: Thuộc trách nhiệm của các đơn vị chức năng trực thuộc các Khối kinh doanh, Đơn vị kinh doanh (kiểm tra sau cho vay, kiểm tra tín dụng định kỳ) và Khối quản trị rủi ro_các Trung tâm thu hồi nợ (thu hồi nợvà đánh giá tín dụng định kỳ).

Như vậy, các chức năng cơ bản của tuyến bảo vệ thứ nhất bao gồm việc nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng của VIB thuộc trách nhiệm của nhiều Khối, Ban liên quan bao gồm các Khối kinh doanh, Khối vận hành và Quản trị rủi ro.

Tuyến bảo vệ thứ hai:

Hình 2.4: Tuyến bảo vệ thứ hai trong hệ thống KSNB tại VIB

Nguồn: Mô tả chức năng KSNB trong hoạt động cấp tín dụng của VIB Theo cơ cấu tổ chức hiện tại của VIB và các chức năng của tuyến bảo vệ thứ hai, tuyến bảo vệ thứ hai trong mô hình KSNB hoạt động cấp tín dụng của VIB bao gồm một

Line 2

Khi QTRR Ban pháp chế

Phòng chính sách TD

Phòng GSRR TD

Bộ phận tuân thủ

Phòng QLDM TD

số chức năng của Khối quản trị rủi ro và Ban pháp chế và quản trị doanh nghiệp:

Việc thiết lập chính sách, quy định, quy trình cấp tín dụng, phân cấp thẩm quyền (bao gồm cả việc xây dựng trình HĐQT phê duyệt khẩu vị rủi ro tín dụng, hạn mức tín dụng tổng thể, các nguyên tắc vềlượng hóa rủi ro tín dụng, nguyên tắc xây dựng lãi suất bù rủi ro...): Thuộc chức năng, trách nhiệm của Phòng Chính sách và quy trình thuộc Khối Quản trị rủi ro;

Việc xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro, giám sát đo lường rủi ro tín dụng, quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng: Thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng Giám sát rủi ro tín dụng - Khối Quản trị rủi ro.

Việc giám sát danh mục, quản lý các hạn mức, giới hạn cấp tín dụng, quản lý kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Thuộc chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý danh mục tín dụng - Khối Quản trị rủi ro.

Chức năng quản lý tuân thủ (bao gồm việc hướng dẫn tuân thủquy định pháp luật liên quan đến hoạt động cấp tín dụng toàn hệ thống, giám sát các nghĩa vụ tuân thủ pháp luật đối với các cá nhân, bộ phận trong quy trình cấp tín dụng): Thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Kiểm soát tuân thủ - Ban pháp chế và quản trị doanh nghiệp.

Tuyến bảo vệ thứ 3:

Thực hiện chức năng KTNB hoạt động KSNB cấp tín dụng (bao gồm cả việc kiểm toán về giám sát quản lý cấp cao của HĐQT với Tổng giám đốc, Giám sát của Tổng giám đốc với các cá nhân, bộ phận liên quan đến hệ thống KSNB hoạt động cấp tín dụng) thuộc trách nhiệm của Trung tâm KTNB, thuộc Ban kiểm soát Ngân hàng.

Trung tâm KTNB VIB thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá độc lập hiệu quả của hệ thống KSNB đối với hoạt động cấp tín dụng trên các hoạt động sau:

Kiểm tra, đánh giá định kỳ theo kế hoạch kiểm toán “theo định hướng rủi ro”

đã được phê duyệt bởi Ban kiểm soát và đã báo cáo tới NHNN Việt Nam.

Kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, đề nghị của HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, NHNN Việt Nam;

Giám sát liên tục hiệu quả hệ thống KSNB cấp tín dụng thông qua việc thiết lập một cơ chếtương tác, phối hợp hiệu quả với HĐQT, Tổng Giám đốc và tuyến bảo

vệ thứ nhất và thứ hai.

Các giới hạn, hạn mức về cấp tín dụng KHCN:

Bảng 2.3: Các giới hạn, hạn mức về cấp tín dụng KHCN tại VIB STT Chỉ tiêu Mức cảnh báo Giới hạn 1 Cho vay bất động sản

1.1 Giá trịcho vay trên TSBĐ >70% 80%

1.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 3% 3.5%

1.3 Tỷ lệ nợ xấu 2% 3%

2 Cho vay ô tô

2.1 Giá trịcho vay trên TSBĐ >70% 80%

2.2 Nợ quá hạn 3.5 3%

2.3 Nợ xấu 2.5 3%

3 Cho vay kinh doanh 3.1 ...

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)