Thực hiện luật Kiểm toán nhà nước, KTNN cần có quy định rõ nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ cho hệ thống KTNB thuộc các cơ quan và tổ chức kinh tế trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Với các tổ chức nghề nghiệp
Hiện nay chúng ta có “Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam”. Đây là một tổ
chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán ở Việt Nam. Dưới góc độ chuyên môn nghiệp vụ về kiểm toán, Hội có trách nhiệm bảo vệ lợi ích nghề nghiệp cho các KTV và giúp cho các KTV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kiểm toán.
Với vai trò là đại diện cho những người làm công tác kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng, trong thời gian tới Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam cần nghiên cứu và phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về kiểm toán thành lập “Hội kiểm toán Việt Nam”, bao gồm cả KTV độc lập, KTV nội bộ và KTV Nhà nước trực thuộc Hội. Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam cần tiếp thu từng bước nhiệm vụ quản lý hoạt động nghề nghiệp từ phía Chính phủ (BộTài chính), đặc biệt là về quản lý KTV, quản lý chất lượng và đạo đức nghề nghiệp, điều này sẽ hỗ trợ cho KTNB rất nhiều.
Đồng thời Hội cần tham gia đề xuất kiến nghị với Nhà nước xây dựng hệ thống chuẩn mực KTNB làm cơ sở hành nghề cho các KTV nội bộ. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, thi và cấp chứng chỉ cho các KTV nội bộ. Tổ chức việc kiểm soát chất lượng KTNB và đạo đức hành nghề của KTV nội bộ. Nghiên cứu, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất bản ấn phẩm “Tạp chí KTV nội bộ” đểấn phẩm đó trở thành một sân chơi, diễn đàn dành riêng cho các KTV nội bộđể có thểtrao đổi chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật các kiến thức mới vềKTNB đồng thời phổ biến các kinh nghiệm KTNB của các đơn vị tiêu biểu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTNB.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừ và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng như: Hoàn thiện chính sách về cải thiện môi trường kiểm soát trong hoạt động tín dụng; các giải pháp về hoàn thiện mô hình chính sách và qui trình; các giải pháp về nâng cao chất lượng hiệu quả hỗ trợ của các hệ thống CNTT;
nâng cao hiệu quả hoạt động của KTNB.
Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy, để xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng hiệu quả cần xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp; hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay; thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tếvĩ mô; nâng cao vai trò của công tác KSNB và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì việc hoàn thiện các hệ thống CNTT cũng như và việc tuân thủ thông tư 13/NHNN 2018 về mô hình ICAAP là một trong các thách thức mà trong khuân khổ luận văn này chưa thể giải quyết được.
Trong khuôn khổ của luận văn này, với mục tiêu đặt ra tác giả đã giải quyết được hầu hết các vấn đềcăn bản và tính đển khảnăng áp dụng thực hiện được trong thực tiễn tại VIB nói chung và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại VIB nói riêng.
Đối với ngân hàng VIB, việc áp dụng các thông lệ tốt nhất và các chuẩn mực quốc tế về hoạt động, KTNB mới có thể đảm bảo thành công bền vững, bao gồm, nhưng không hạn chế các nội dung sau: (i) phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro là trọng tâm của các kế hoạch kiểm toán; (ii) gia tăng vai trò tư vấn và dựbáo, đóng góp giá trị vào quản trị rủi ro và kiểm soát nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của tổ chức; (iii) tăng cường năng lực của KTV phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; (iv) quản lý chặt chẽ sự kỳ vọng của các đối tượng có liên quan; và (v) sử dụng phân tích số liệu và tựđộng hóa ở phạm vi cao nhất có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo KTNB ngân hàng VIB năm 2018, 2019.
2. Báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam của VCBS các năm 2011, 2016 và 2017, xem tại http://www.vcbs.com.vn/vn/
3. Đặng Thanh Sơn (2018). Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Kiên Giang. Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, 3, 70-77
4. Đềán cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 (Thủtướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QD-TTg ngày 1/3/ 2012)
5. Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai 2016 - 2020 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1058/QD-TTg ngày 19/7/2017).
6. Nguyễn Văn Hậu (2017). Hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tín dụng. Tạp chí Kế toán và kiểm toán số tháng 06/2017, 17-54
7. Nguyễn ThịKim Oanh, Đỗ Thị Thanh Vinh (2014). Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, 5+6, 442-446
8. Nguyễn Thị Việt Lê (2017). Định hướng phát triển của hoạt động kiểm toán nội bộở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, 500, 65-66
9. Luật các TCTD số 47/2010/QH12, có hiệu lực từ 1/1/2011, được Quốc Hội thông qua ngày 16/6/2010 và Luật sửđổi Luật các TCTD số 17/2017/QH17, có hiệu lực từ15/1/2018 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2017.
10. Phạm Thanh Thủy (2017). Đánh giá kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại: Sự cần thiết và một số khuyến nghị. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, 10,17-20
11. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống KSNB và KTNB của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.