11. Cấu trúc của Luận án
1.6. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS theo yêu cầu chương trình giáohướng nghiệp cho giáo viên trường THCS theo yêu cầu chương trình giáo
1.6.1. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên chỉ có ý nghĩa khi nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp và đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Nhu cầu bồi dưỡng là những phẩm chất, năng lực mà người giáo viên còn thiếu, mong muốn được cập nhật, bổ sung và nâng cao để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nói cách khác, đó là sự khác biệt hay là khoảng cách
giữa một bên là yêu cầu của công việc và bên kia là năng lực cần đáp ứng của người thực hiện công việc. Như vậy nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên chính là
những nội dung bồi dưỡng mà giáo viên mong muốn được học tập thông qua các chương trình bồi dưỡng.
Để xác định được nhu cầu bồi dưỡng, trước hết cần xác định rõ những năng lực mà giáo viên cần có, những nhiệm vụ mà giáo viên cần làm để hoàn thành công việc đạt chuẩn theo quy định. Bên cạnh đó nhà quản lý phải xác định được những năng lực hiện có của người giáo viên, những nhiệm vụ hiện thời mà người giáo viên có thể thực hiện được để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Từ hai yếu tố trên xác định được sự khác biệt giữa yêu cầu và thực tế thực hiện công việc để xác định được nhu cầu bồi dưỡng. Sự khác biệt càng lớn thì
nhu cầu bồi dưỡng càng cao, càng cấp thiết trong việc thu hẹp và san bằng khoảng cách này.
1.6.2. Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS dựa vào khung năng lực.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS phải xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng và phải bố trí, sắp xếp NNL theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Để có được nội dung bồi dưỡng thiết thực cần triển khai hoạt động sau đây:
- Thành lập Ban xây dựng chương trình bồi dưỡng: ban này hoạt động dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng GDĐT bao gồm những chuyên gia giỏi, những giáo viên cốt cán và những chuyên viên phụ trách hoạt động TN, HN của phòng GDĐT.
- Xác định tên và nội dung chuyên đề bồi dưỡng phù hợp: Trên cơ sở
xác định nhu cầu bồi dưỡng, ban này xác định chủ đề và các nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.
- Xây dựng đề cương chi tiết và tổ chức thẩm định tài liệu: Phân công xây dựng đề cương chi tiết theo các chủ đề đã được xác định.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ
phận và thành viên trong tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS.
- Hướng dẫn và giám sát các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch, quy trình để triển khai các công việc được phân công.
1.6.3. Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên THCS
Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và các nguồn lực phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Vai trò của lập kế hoạch là khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc KTĐG quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, từng cá nhân. Để lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS cần phải thực hiện các công việc sau:
- Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng:
Tiến hành đánh giá thực trạng và phân tích những ưu điểm, hạn chế
từ đó làm rõ những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong bối cảnh tổ chức bồi dưỡng. Để đánh giá đúng thực trạng diễn ra bồi dưỡng, cần phải thu thập đầy đủ các dữ liệu, các thông tin có liên quan về việc kết quả thực hiện các khóa bồi dưỡng trước đó, thực trạng dạy học, chất lượng học tập của học sinh, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, về CSVC, phương tiện dạy học và CNTT, các nguồn lực khác và môi trường bồi dưỡng, năng lực của đội ngũ CBQL, mục tiêu phát triển giáo dục THCS của quốc gia và
quận/huyện …
- Xác định mục tiêu bồi dưỡng
Căn cứ vào mục tiêu chung về đổi mới giáo dục, thực trạng bồi dưỡng và nhu cầu bồi dưỡng để xác định mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng phải liên kết với mục tiêu đạt được nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên và mục tiêu phát triển giáo dục THCS ở quận/huyện.
- Xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng:
+ Về nội dung bồi dưỡng: căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡng của khóa học để lựa chọn những nội dung bồi dưỡng cho các khóa hay lớp bồi dưỡng theo từng chủ đề, từng lĩnh vực, từng mô đun.
+ Về PPBD: lựa chọn, tích hợp sử dụng các PPBD một cách phù
hợp, chú trọng đến các phương pháp thực hành theo điều kiện hiện có tại nơi bồi dưỡng.
+ Về hình thức bồi dưỡng: lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp theo nội dung PPBD.
+ Về đánh giá bồi dưỡng: xác định nội dung đánh giá và các hình thức, phương pháp đánh giá, xác định lực lượng đánh giá.
- Xác định các nội dung cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng:
Sau khi lựa chọn được giải pháp tối ưu để tiến hành bồi dưỡng, các nhà quản lý giáo dục cần xác định các công việc và sắp xếp thứ tự các công việc sẽ thực hiện, cụ thể: lựa chọn địa điểm, thời gian bồi dưỡng, tính toán các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động; phân công trách nhiệm cho các đơn vị, tập thể, cá nhân; xác định cơ chế phối hợp; thực hiện chế độ báo cáo, rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá kết quả.
- Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:
Dự kiến đội ngũ CBQL phụ trách công tác bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên, chuyên gia; lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán và tuyển chọn những lực lượng khác liên quan; đề xuất các phương án chuẩn bị CSVC và thiết bị dạy
học, CNTT; xác định các nguồn kinh phí và khả năng đáp ứng cho các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi.
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:
Sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc các bộ phận, các cá nhân thực hiện báo cáo quá trình thực hiện và kết quả đạt được. Từ nội dung báo cáo, các nhà quản lý giáo dục phân tích những ưu điểm, hạn chế trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn, nội dung, phương pháp, KTĐG bồi dưỡng, huy động các nguồn lực... biết được tính khoa học và thực tiễn và những tồn tại trong việc lập kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho những khóa bồi dưỡng mới.
1.6.4. Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
Chỉ đạo về thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự
can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, chính là việc huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để
hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo bồi dưỡng được xem như là quá trình “thi công” kế hoạch đã vạch ra, gồm các bước sau:
- Lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời và hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai bồi dưỡng.
- Điều khiển bộ máy tổ chức hoạt động đồng bộ từ khâu chuẩn bị, triệu tập giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng đến hợp đồng mời chuyên gia…
đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Chỉ đạo tập trung hướng dẫn giáo viên sử dụng thành thạo các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN. Với đặc thù hoạt động TN, HN thì
giáo viên phải có năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS.
- Chỉ đạo BDGV sử dụng tốt các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN.
- Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên năng lực đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động TN, HN có hiệu quả.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho giáo viên. Với đặc thù
hoạt động TN, HN thì mỗi giáo viên muốn tổ chức thành công hoạt động này phải là người giao tiếp tốt.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN. Trong bối cảnh hiện nay thì
CNTT sẽ góp phần tăng cường hiệu quả trong các khâu bồi dưỡng. Đồng thời thông qua BDGV THCS phát triển được các kĩ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Sử dụng các phương pháp quản lý để điều hành quá trình bồi dưỡng:
Phối hợp các phương pháp quản lý trong việc điều hành như phương pháp hành chính, phương pháp tâm lí xã hội, phương pháp kinh tế để điều hành các hoạt động bồi dưỡng diễn ra một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo - các bộ phận, các bộ phận - giáo viên, giảng viên - giáo viên. Đồng thời, CBQL phải thường xuyên động viên, khuyến khích tinh thần để tạo động cơ làm việc cho các thành viên trong tổ chức và tạo niềm đam mê học tập cho ĐNGV tham gia bồi dưỡng để biến mục tiêu bồi dưỡng chung thành nhu cầu hoạt động của mỗi người.
- Giám sát và điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng:
Giám sát và điều chỉnh hoạt động bồi dưỡng là quá trình hoạt động của CBQL nhằm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho
quá trình quản lý bồi dưỡng đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý bồi dưỡng tiếp theo.
- Đôn đốc, động viên, tạo động lực học tập cho giáo viên
Đôn đốc, giám sát giáo viên các trường THCS thực hiện các nội dung bồi dưỡng theo yêu cầu của các chuyên gia là quan trọng. Trong quản lý từ
khâu quản lý sĩ số chuyên cần lẫn giám sát các giờ học trên lớp đều cần có sự
quản lý chặt chẽ. Đồng thời phải xây dựng cơ chế khuyến khích tạo động lực.
1.6.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
Kiểm tra, đánh giá nhằm giúp cho các nhà quản lý giáo dục biết được mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bồi dưỡng, đồng thời đánh giá
được những quyết định có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt được mục tiêu. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng mà còn là cơ sở để thực hiện cho một quá trình quản lý bồi dưỡng tiếp theo.
Việc thực hiện kiểm tra công tác quản lý BDGV được thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
Thiết lập chuẩn đánh giá dựa trên các tiêu chí thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung bao gồm:
+ Đánh giá phản ứng của người học: học viên đánh giá như thế nào về
hoạt động bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá bồi dưỡng và
vào những thời điểm sau bồi dưỡng.
+ Đánh giá kết quả học tập: xác định học viên đã tiếp thu những gì từ
khóa học; kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
+ Đánh giá những thay đổi trong công việc: Xác định người học áp dụng
những điều đã học vào tổ chức học, giáo dục như thế nào và những thay đổi đối với việc thực hiện tổ chức học, giáo dục.
+ Đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng: đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng; công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo bồi dưỡng; nội dung chương trình bồi dưỡng; tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng; việc huy động các nguồn lực phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng.
- Lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp KTĐG:
Tiến hành lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá phù
hợp; thu thập thông tin thường xuyên qua nhiều phương diện, đối tượng khác nhau để có kết quả đánh giá khách quan, chân thực. Hoạt động KTĐG bồi dưỡng trên nguyên tắc là thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau:
trước bồi dưỡng, trong quá trình bồi dưỡng và sau khi kết thúc bồi dưỡng.
Để thực hiện việc KTĐG có hiệu quả đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng tham gia vào quá trình KTĐG. Mỗi bộ phận, cá nhân thực hiện các nội dung, phương thức đánh giá theo vai trò, trách nhiệm của mình.
- Sử dụng kết quả KTĐG để điều chỉnh công tác quản lý bồi dưỡng: Kết quả KTĐG được đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra để phân tích những mặt mạnh và yếu của quá trình bồi dưỡng. Từ đó, các nhà quản lý đưa ra các quyết định cần thiết để điều chỉnh những sai lệch trong quá
trình thực hiện bồi dưỡng.
1.6.6. Quản lý các nguồn lực thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
Muốn hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS đạt kết quả, vấn đề đặt ra phải quản lý được các nguồn lực phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng bao gồm: