11. Cấu trúc của Luận án
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS
- Nhận thức của đội ngũ CBQL về bồi dưỡng giáo viên THCS: Trong giáo dục, CBQL là chủ thể của công tác quản lý bồi dưỡng, tác động trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng. CBQL hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của bồi dưỡng, nắm vững được mục tiêu bồi dưỡng và thực tiễn nơi hoạt động bồi dưỡng diễn ra, khi đó mới có thể hoạch định được công tác quản lý bồi dưỡng một cách chính xác và khả thi mang lại kết quả mong muốn.
- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL: Người CBQL phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động trải nghiệm, đồng thời có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức quản lý mới thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình. CBQL phải có những kỹ năng quản lý, biết kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, năng lực quản lý của CBQL (Phòng GDĐT và Hiệu trưởng các trường THCS) là những người trực tiếp quản lý đội ngũ giáo viên THCS, họ phải nhanh nhạy tiếp cận cái mới, đi đầu trong ững dụng những kiến thức mới và có thể hướng dẫn được giáo viên thực hiện có kết quả.
- Cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý bồi dưỡng ở các phòng GDĐT: Trong thực hiện hoạt động BDGV thì cơ chế quản lý và sự phân cấp
quản lý ảnh hưởng lớn đến quản lý BDGV. Việc phân cấp quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dựa theo chức năng, nhiệm vụ các cấp quản lý giáo dục tạo ra sự chủ động, sáng tạo, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng. Trong cơ chế quản lý này, cán bộ quản lý sẽ phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
- Mức độ hứng thú và năng lực của giáo viên THCS: Quản lý bồi dưỡng năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS chỉ đạt kết quả cao khi bản thân giáo viên phải nhận thức đúng bản thân, nhận thức về vai trò của hoạt động bồi dưỡng và phải có hứng thú thể hiện tự giác, tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng từ đó hình thành và phát triển năng lực của bản thân đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục, nếu không có yếu tố này thì hoạt động bồi dưỡng sẽ trở nên hình thức với họ và như vậy thì không đạt kết quả.
1.7.2. Những yếu tố khách quan
- Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018: Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng là yếu tố tạo nên kết quả
bền vững của hoạt động bồi dưỡng. Mỗi giáo viên hiểu được bồi dưỡng là
nghĩa vụ và quyền lợi của mình, từ đó xác định được nhu cầu thực sự, tích cực, chủ động, sáng tạo với lòng đam mê học tập và tự học hướng tới hoàn thiện nhân cách nhà giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường.
- Phẩm chất, năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng (giảng viên, giáo viên cốt cán…): Chất lượng của Giảng viên, báo cáo viên dạy bồi dưỡng cho giáo viên THCS có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả của các lớp bồi dưỡng giáo viên.
- Mức độ đáp ứng của CSVC, trang thiết bị bồi dưỡng:
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quận/huyện: Điều kiện phát triển kinh tế của quận/huyện, cơ cấu, sự phân bố và đặc điểm của dân số, tính
đặc thù của vùng miền, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục quận/huyện. Điều kiện kinh tế - xã hội của quận/huyện thuận lợi tác động tích cực đến việc hoạch định cơ chế, chính sách, huy động CSVC, phương tiện dạy học, nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng.
- Chế độ, chính sách về BDGV ở quận/huyện : Trong thực hiện hoạt động BDGV thì cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý ảnh hưởng lớn đến quản lý BDGV. Việc phân cấp quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dựa theo chức năng, nhiệm vụ các cấp quản lý giáo dục tạo ra sự
chủ động, sáng tạo, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng. Trong cơ chế quản lý này, cán bộ quản lý sẽ phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
Kết luận chương 1
Các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về BDGV và quản lý BDGV, bởi BDGV là một trong những con đường hiệu quả nâng cao năng lực cho giáo viên. Tuy nhiên với đặc điểm riêng của từng quốc gia thì hoạt động BDGV có những nội dung, hình thức và
đạt được hiệu quả ở mức độ khác nhau. Giáo dục Việt Nam đã và đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó hoạt động TN, HN cho học sinh THCS là hoạt động đòi hỏi giáo viên có năng lực đặc thù. Những yêu cầu đặt ra về năng lực tổ chức hoạt động TN, HN đối với giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đề xuất cấu trúc năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các năng lực tổ chức hoạt động TN, HN giáo viên các trường THCS thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm: năng lực xác định chủ đề TN, HN; năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động; năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động, năng lực sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động… Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS được xác định bao gồm: 1) xác định nhu cầu bồi dưỡng; 2) xây dựng kế
hoạch; 3) chỉ đạo thực hiện các nội dung bồi dưỡng; 4) KTĐG hoạt động bồi dưỡng. Trong đó, xác định nhu cầu bồi dưỡng như là một điều kiện để định hình, xác định mục tiêu và hoạch định công tác bồi dưỡng. Ngoài những vấn đề trên, đề tài còn đưa ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng là nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.
Các yếu tố chủ quan là các vấn đề liên quan đến chủ thể quản lý, các yếu tố
khách quan liên quan đến đối tượng và môi trường quản lý bồi dưỡng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI