Thu thập số liệu và đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội, từ đó xác định ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội hiệu quả.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát thực trạng nhằm đánh giá những vấn đề sau:
- Nhận thức của CBQL và giáo viên về yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho
giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.
- Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.
- Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.
- Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
2.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Cán bộ quản lý (lãnh đạo Sở GDĐT, CBQL phòng GDĐT và CBQL cấp trường); giáo viên các trường THCS thuộc 5 quận/huyện thành phố Hà Nội.
Bảng 2.. Số lượng CBQL, giáo viên tham gia khảo sát
STT Địa bàn Lãnh
đạo
TP, PTP
HT,
PHT TTCM Giáo
viên Tổng
1 Sở GDĐT Hà Nội 2 5 7
2 Hoàn Kiếm 2 11 10 125 148
3 Hai Bà Trưng 2 11 12 125 150
4 Cầu Giấy 2 10 14 125 151
5 Gia Lâm 2 14 11 125 152
6 Mỹ Đức 2 12 13 125 152
Tổng 2 15 58 60 625 760
2.2.4. Phương pháp, hình thức khảo sát
2.2.4.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi a) Xây dựng phiếu khảo sát
- Phiếu khảo sát gồm các hạng mục sau đây: giới thiệu mục tiêu khảo sát. thông tin cá nhân của người được khảo sát; nội dung điều tra gồm những câu
hỏi chung và những nội dung theo khung đánh giá năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Phiếu khảo sát có những phần nội dung chung cho tất cả các đối tượng khảo sát, nhưng có phần dành riêng cho CBQL khóa bồi dưỡng và học viên tham gia lớp bồi dưỡng.
- Nội dung điều tra: công tác bồi dưỡng, quản lí bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội; cụ thể: việc sử dụng các hình thức, PPBD; KTĐG kết quả bồi dưỡng theo hướng phát triển năng lực người học, công tác tổ chức quản lí lớp học, sự hài lòng của học viên… và đặc biệt là những nội dung mang tính đặc thù của Hà Nội.
b) Mẫu điều tra
Việc chọn đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu xác suất được thực hiện tại 5 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Khách thể khảo sát gồm: Lãnh đạo Sở GDĐT; Trưởng phòng GDĐT, phó trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THCS. Thành phần, số lượng và chức vụ công tác của các khách thể khảo sát thể hiện qua bảng 2.6 sau đây:
Bảng 2.. Phân bố mẫu khảo sát thực trạng
STT Chức vụ Số lượng
1 Lãnh đạo Sở GDĐT 2
2 Trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên phụ trách
BDGV của Sở GDĐT 5
3 Trưởng phòng, phó trưởng phòng GDĐT 10
4 Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường
THCS 58
5 Tổ trưởng chuyên môn trường THCS 60
6 Giáo viên trường THCS tổ chức hoạt động TN, HN 625
Tổng cộng 760
Mẫu khảo sát phân chia theo từng địa bàn như sau:
- Sở GDĐT Hà Nội 7 - Phòng GDĐT quận Hoàn Kiếm: 148 - Phòng GDĐT quận Hai Bà Trưng: 150 - Phòng GDĐT quận cầu Giấy: 151 - Phòng GDĐT huyện Gia Lâm: 152 - Phòng GDĐT huyện Mỹ Đức: 152 2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
a) Câu hỏi phỏng vấn
Dựa trên kết quả khảo sát phỏng vấn sâu một số nội dung, tập trung vào các giải pháp quản lý bồi dưỡng, kết quả mà giáo viên thu nhận được vào quá
trình tổ chức hoạt động ở các trường học cụ thể và những bất cập, khó khăn, những kiến nghị đề xuất để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
b) Đối tượng phỏng vấn
Cán bộ Sở GDĐT, Trưởng phòng GDĐT, phó trưởng phòng GDĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, chuyên gia và giáo viên tham gia bồi dưỡng.
c) Xử lí thông tin
Người khảo sát sẽ trực tiếp xử lí các thông tin phỏng vấn theo các nội dung điều tra về công tác BDGV và các giải pháp quản lý hoạt động này để
củng cố thêm tính xác thực của các vấn đề khảo sát.
2.2.4.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động BDGV, công tác quản lý hoạt động BDGV thông qua phiếu quan sát nhằm đánh giá công tác quản lý gồm các nội dung như: tổ chức lớp học, giảng viên (những hiểu biết, kiến thức về lĩnh vực mà
họ giảng dạy; tổ chức, phương pháp giảng dạy; tổ chức, tư vấn hỗ trợ học viên...), nội dung bồi dưỡng, tư liệu tập huấn, cách thức quản lý học viên, đánh giá kết quả...
Quan sát giờ tổ chức của một số giáo viên tham dự các khóa bồi dưỡng nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào thực tiễn tổ chức hoạt động.
2.2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Thực hiện lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia nhằm làm rõ thêm:
hiệu quả của công tác BDGV, các vấn đề liên quan đến công tác BDGV và kết quả bồi dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường; hiệu quả
của các giải pháp quản lý hoạt động BDGV và tính đặc trưng của công tác BDGV ở Hà Nội.
2.2.4.5. Phương pháp toán thống kê
Dựa vào các phép toán thống kê để tiến hành xử lí số liệu nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các nhận xét khoa học mang tính khái quát.
2.2.5. Thang đánh giá
Sử dụng cách tính điểm trung bình (X ) để tính điểm đạt được của từng nội dung khi điều tra thực trạng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN, thực trạng bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Hà Nội.
+ Đánh giá điểm trung bình có trọng số (mean):
X=∑
k=1 n
akxk
N
Trong đó: x1. x2...xn là n phần tử trong tập mẫu;ai là trọng số của phần tử
xi. N là tổng số số lượng phần tử trong mẫu.
Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình chúng tôi sử dụng quy đổi các mức như sau:
Bảng 2.. Thang đánh giá mức độ của thực trạng khảo sát
Giá trị X <1.74 1.75 – 2.49 2.50-3.24 3.25-4.00 Mức độ cần thiết Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Mức độ thực hiện Chưa đạt/Yếu Trung bình Khá Tốt
Mức độ đáp ứng Chưa đáp ứng Ít đáp ứng Đáp ứng Rất đáp ứng Mức độ ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng
nhiều Rất ảnh hưởng + Xếp hạng mức độ cao, thấp của giá trị điểm trung bình đánh giá, sử dụng hàm xếp hạng Rank (x1. x2...xn) xếp thứ tự phần tử xitrong tập n phần tử theo thứ tự.
2.2.6. Xử lý số liệu
Phiếu khảo sát được phát cho giáo viên, CBQL và một số giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng thực hiện tại chỗ và nộp lại cho cán bộ điều tra.
Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học.