Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của giáo viên trường THCS của giáo viên trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 128 - 133)

Tác giả xin ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên về thực trạng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS thể hiện ở

bảng sau:

Bảng 2.. Đánh giá của CBQL, giáo viên về năng lực tổ chức

hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội Nội dung

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc 1. Năng lực chọn chủ đề, nội dung TN, HN

1.1. Năng lực tìm hiểu đối tượng

và môi trường xung quanh 340 2.52 7 1644 2.63 7 1984 2.57 7 1.2. Năng lực xây dựng kế

hoạch triển khai 375 2.78 1 1800 2.88 1 2175 2.83 1

1.3. Năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống và tạo hứng thú cho học sinh

338 2.50 8 1635 2.62 8 1973 2.56 8 1.4. Năng lực xác định nội dung

hướng vào phát triển bản thân

học sinh 373 2.76 2 1785 2.86 2 2158 2.81 2

1.5. Năng lực xác định nội dung

hướng vào phát triển xã hội 346 2.56 6 1685 2.70 5 2031 2.63 5

Nội dung

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc 1.6. Năng lực xác định nội dung

hướng vào phát triển môi trường

tự nhiên 348 2.58 5 1670 2.67 6 2018 2.62 6

1.7. Năng lực xác định nội dung định hướng nghề nghiệp cho học

sinh 349 2.59 4 1730 2.77 4 2079 2.68 4

1.8. Năng lực sử dụng CSVC và

thiết bị phù hợp trong tổ chức

phát triển năng lực cho học sinh 363 2.69 3 1751 2.80 3 2114 2.75 3

Điểm trung bình 2.62 2.74 2.68

2. Năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh 2.1. Năng lực tổ chức phương

pháp giải quyết vấn đề 260 1.93 5 1755 2.81 4 2108 2.71 4 2.2. Năng lực tổ chức phương

pháp sắm vai 341 2.53 3 1845 2.95 3 2186 2.74 3

2.3 Năng lực tổ chức phương

pháp trò chơi 354 2.62 2 1870 2.99 2 2224 2.81 2

2.4. Năng lực tổ chức phương

pháp làm việc nhóm 405 3.00 1 1925 3.08 1 2330 3.04 1 2.5. Năng lực tổ chức phối hợp

các phương pháp hiệu quả 325 2.41 4 1715 2.74 5 2040 2.58 5

Điểm trung bình 2.63 2.92 2.77

3. Năng lực thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh THCS

3.1. Năng lực tổ chức hoạt động

câu lạc bộ 352 2.61 3 1729 2.77 5 2081 2.69 3

3.2. Năng lực tổ chức trò chơi 363 2.69 2 1790 2.86 2 2153 2.78 2 3.3. Năng lực tổ chức diễn đàn 331 2.45 6 1717 2.75 6 2048 2.60 5 3.4. Năng lực tổ chức sân khấu

tương tác 322 2.39 9 1665 2.66 9 1987 2.52 9

3.5. Năng lực tổ chức tham quan

dã ngoại 333 2.47 5 1685 2.70 7 2018 2.58 6

3.6. Năng lực tổ chức hội

thi/cuộc thi 391 2.90 1 1800 2.88 1 2191 2.89 1

Nội dung

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc 3.7. Năng lực tổ chức sự kiện 325 2.41 7 1670 2.67 8 1995 2.54 8 3.8. Năng lực tổ chức hoạt động

giao lưu 320 2.37 10 1621 2.59 10 1941 2.48 10

3.9. Năng lực tổ chức hoạt động

chiến dịch 323 2.39 8 1730 2.77 4 2053 2.58 7

3.10. Năng lực tổ chức hoạt

động nhân đạo 340 2.52 4 1751 2.80 3 2091 2.66 4

Điểm trung bình 2.52 2.75 2.63

4. Năng lực đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động TN, HN 4.1. Tổ chức cho học sinh tự rút

kinh nghiệm 316 2.34 2 1583 2.53 2 1899 2.44 2

4.2. Năng lực khái quát và nêu vấn đề cần khen thưởng và rút

kinh nghiệm cho học sinh 324 2.40 1 1590 2.54 1 1914 2.47 1

Điểm trung bình 2.37 2.54 2.45

5. Năng lực giao tiếp và năng lực xã hội hóa 5.1. Năng lực thiết kế các mối

quan hệ trong giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh

365 2.70 1 1735 2.78 1 2100 2.74 1 5.2. Năng lực hợp tác để cùng

hoạt động và định hướng nghề

nghiệp cho học sinh 347 2.57 2 1700 2.72 2 2047 2.65 2 5.3. Năng lực tham gia các hoạt

động chính trị, xã hội trong và

ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường, cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập

341 2.53 3 1625 2.60 3 1966 2.56 3

Điểm trung bình 2.60 2.70 2.65

6. Năng lực ngoại ngữ và tin học 6.1. Sử dụng một ngoại ngữ trong

giao tiếp, học tập, nghiên cứu 314 2.33 2 1505 2.41 2 2100 2.37 2 6.2. Sử dụng thành thạo CNTT

trong thiết kế các chủ điểm và tổ 312 2.33 1 1595 2.55 1 2047 2.44 1

Nội dung

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc ∑ X Thứ

bậc chức trải nghiệm cho học sinh

sinh động và phong phú.

Điểm trung bình 2.33 2.48 2.40

Bảng 2.16 thể hiện kết quả đánh giá năng lực tổ chức hoạt động TN, HN theo Khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS tại 5 quận/huyện thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Việc đánh giá được thực hiện theo từng năng lực và trong mỗi năng lực đánh giá các tiêu chuẩn đặc trưng. Điểm trung bình cộng của các năng lực cho thấy

Năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình chung là 2.77, ở mức độ

khá. “Năng lực ngoại ngữ và tin học” được đánh giá ở thấp nhất với điểm trung bình chung là 2.40. Các năng lực còn lại được đánh giá ở mức độ khá

với điểm trung bình dao động từ 2.45 đến 2.68 điểm.

Năng lực chọn chủ đề, nội dung TN, HN là năng lực quan trọng nhất của giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là năng lực cơ bản vì đặc thù giáo dục là hướng học sinh vào các hoạt động thực tiễn từ đó định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Từ các số

liệu đánh giá các tiêu chuẩn của “Năng lực chọn chủ đề, nội dung TN, HN”

cho thấy “Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình 2.83, có thứ bậc 1/8. Giáo viên các trường THCS được đào tạo chuẩn từ các trường đại học sư phạm, có đủ kiến thức để vận dụng vào tổ chức học bộ môn. Các năng lực khác thuộc về chuyên môn nghiệp vụ

như “Năng lực xác định nội dung hướng vào phát triển bản thân học sinh”;

“Năng lực sử dụng CSVC và thiết bị phù hợp trong tổ chức phát triển năng lực cho học sinh” đều được đánh giá tương đối cao. Các năng lực: “Năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống và tạo hứng thú

cho học sinh”; “Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường xung quanh” có

mức độ đánh giá thấp.

Năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh được đánh giá thực hiện tốt nhất, trong đó Năng lực tổ chức phương pháp làm việc nhóm được đánh giá cao nhất ở mức độ khá với điểm trung bình là 3.04, xếp bậc 1/5. Năng lực tổ chức phối hợp các phương pháp hiệu quả được đánh giá thấp nhất ở mức độ yếu với điểm trung bình là 2.58, xếp bậc 5/5. Các năng lực khác đều được xếp loại ở mức độ trung bình và

khá.

Năng lực thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN học sinh THCS được đánh giá thực hiện ở mức khá, điểm TB 2.63. Trong đó

“Năng lực tổ chức hội thi/cuộc thi” được đánh giá cao nhất ở mức độ khá với điểm trung bình là 2.89, xếp bậc 1/10. Các năng lực “Năng lực tổ chức hoạt động giao lưu” được đánh giá thấp nhất, điểm TB 2.48, xếp bậc 10/10.

Năng lực giao tiếp và năng lực xã hội hóa được đánh giá ở mức khá, điểm TB 2.65. Trong đó “Năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường, cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập” chưa được đánh giá cao, điểm trung bình 2.74.

Năng lực đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động TN, HN được đánh giá thấp hơn, điểm TB 2.45, trong đó tổ chức cho học sinh tự rút kinh nghiệm có điểm trung bình 2.44, xếp bậc 2/2.

Năng lực ngoại ngữ và tin học được đánh giá thấp nhất, điểm trung bình 2.40, ở mức trung bình, trong đó nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung “Sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu”, điểm trung bình 2.37, xếp bậc 2/2.

Khi so sánh ý kiến đánh giá của 2 nhóm khách thể về năng lực tổ chức hoạt động TN, HN thì nhóm giáo viên đánh giá cao hơn là nhóm CBQL (2.48

và 2.33). Điều này cho thấy xu thế chung trong thực tiễn CBQL đánh giá giáo viên chặt chẽ và khắt khe hơn là giáo viên tự đánh giá bản thân họ.

Thực hiện phỏng vấn trưởng phòng giáo dục phổ thông Sở GDĐT thành phố Hà Nội K.V.M về thực trạng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN giáo viên THCS trong những năm gần đây, ý kiến cho rằng: “Một bộ phận lớn giáo viên ngại đổi mới, nhất là những giáo viên lớn tuổi, vẫn phổ biến tình trạng dạy chay do giáo viên ít có kỹ năng thực hành và trình độ CNTT hạn chế. Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào việc tổ chức kiến thức, coi nhẹ các hoạt động giáo dục khác, kỹ năng về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp liên môn. Kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng chưa được chú trọng để trở thành hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên”. Trước kia hoạt động ngoài giờ chính khóa được coi là các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, thì nay được coi là hoạt động trải nghiệm, với tính chất và yêu cầu về năng lực tích hợp các kiến thức trong tổ chức học và đặc biệt là ứng dụng trong thực tiễn, vì

vậy đây cũng là khó khăn lớn trong xác định các năng lực tổ chức học của giáo viên trường THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)