Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCSchức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 174 - 185)

2.7.1. Các yếu tố chủ quan

Bảng 2.. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội

Nội dung quản lý

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậcX Thứ

bậcX Thứ

bậc 1. Nhận thức của đội ngũ

CBQL về BDGV 465 3.44 4 2173 3.48 3 2638 3.46 3

2. Phẩm chất, năng lực của

đội ngũ CBQL 495 3.67 2 2225 3.56 1 2720 3.61 2

3. Cơ chế quản lý và sự

phân cấp quản lý bồi dưỡng ở các phòng GDĐT

460 3.41 5 1970 3.15 5 2430 3.28 5

4. Năng lực của giáo viên 505 3.74 1 2195 3.51 2 2700 3.63 1 5. Mức độ hứng thú của

giáo viên THCS 470 3.48 3 1975 3.16 4 2445 3.32 4

Điểm trung bình chung 3.55 3.37 3.46

Bảng 2.39 cho biết kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

chủ quan đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS đáp ứng đổi mới giáo dục. Điểm trung bình chung của tất cả các yếu tố là 3.46 và điểm trung bình của các yếu tố dao động trong khoảng từ 3.28 đến 3.63 thể hiện mức độ đánh giá cao của CBQL và giáo viên. Ở mức độ ảnh hưởng rất nhiều, điểm trung bình của các yếu tố “Năng lực của giáo viên” là 3.63, xếp bậc 1/5; “Phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL” là 3.61, xếp bậc 2/5.“Nhận thức của đội ngũ CBQL về BDGV” là

3.46, xếp bậc 3/5. Ở mức độ ảnh hưởng nhiều, yếu tố “Mức độ hứng thú của học sinh THCS” có điểm trung bình 3.32, xếp bậc 4/5. Yếu tố “Cơ chế quản

lý và sự phân cấp quản lý bồi dưỡng ở các phòng GDĐT” có điểm trung bình là 3.28, xếp thứ bậc 5/5.

CBQL có phẩm chất, năng lực và nhận thức cao sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý BDGV nói riêng. ĐNGV là lực lượng sẽ thực hiện trực tiếp hoạt động TN, HN cho học sinh, nếu họ được bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì đồng nghĩa với chất lượng hoạt động sẽ nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Vì vậy, đây là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS.

2.7.2. Các yếu tố khách quan

Bảng 2.. Đánh giá của CBQL, giáo viên về mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố khách quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội

Nội dung quản lý

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc  X Thứ

bậc  X Thứ

bậc 1. Nhận thức và nhu cầu bồi

dưỡng của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

495 3.67 1 2155 3.45 1 2650 3.56 1 2. Phẩm chất, năng lực của lực

lượng tham gia bồi dưỡng (giảng viên. giáo viên cốt cán…)

475 3.52 2 2085 3.34 2 2560 3.43 2 3. Mức độ đáp ứng của CSVC,

trang thiết bị dạy học và hạ tầng CNTT

470 3.48 3 2075 3.32 3 2545 3.40 3 4. Điều kiện phát triển kinh tế -

xã hội của quận/huyện 435 3.22 5 2035 3.26 4 2470 3.24 5 5. Chế độ, chính sách về BDGV

ở quận/huyện 460 3.41 4 1960 3.14 5 2420 3.27 4

Điểm trung bình chung 3.46 3.30 3.38

Bảng 2.40 cho thấy kết quả đánh giá thể hiện mức độ rất ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS đáp ứng đổi mới giáo dục.

Điểm trung bình chung là 3.38 và điểm trung bình của các yếu tố dao động trong khoảng 3.24 đến 3.56 chứng tỏ có những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều và

có những yếu tố ảnh hưởng nhiều. Ở mức độ ảnh hưởng rất nhiều, điểm trung bình của các yếu tố “Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” là 3.56, xếp bậc 1/5;“Phẩm chất, năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng (giảng viên, giáo viên cốt cán

…)” là 3.43, xếp bậc 2/5; “Mức độ đáp ứng của CSVC, trang thiết bị dạy học và hạ tầng CNTT” là 3.40, xếp bậc 3/5. “Chế độ, chính sách về BDGV ở quận/huyện” là 3.27, xếp bậc 4/5; Ở mức độ ảnh hưởng nhiều điểm trung bình của các yếu tố “Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của quận/huyện” là

3.24, xếp bậc 5/5. Nhận thức của người học và năng lực của người tổ chức đóng vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng. Muốn đổi mới PPBD phải bắt đầu đổi mới từ giảng viên. Lực lượng giáo viên cốt cán đóng vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ đồng nghiệp học tập và rèn luyện các kỹ năng tổ chức trải nghiệm. Việc học của giáo viên phải được thông suốt trong nhận thức, nhu cầu, có ý thức và niềm đam mê khát khao học tập mới đem lại hiệu quả

cao trong bồi dưỡng. CSVC, thiết bị dạy học và CNTT đảm bảo mới triển khai được đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Chế độ, chính sách hợp lí là nguồn động viên cho giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần, điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì công tác quản lý BDGV có nhiều thuận lợi.

Vì vậy các yếu tố khách quan trên ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS ở các mức độ nhiều và rất nhiều.

2.8. Nhận xét chung về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS

Qua các kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN giáo viên các trường THCS thành phố Hà

Nội trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, luận án rút ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân như sau:

2.8.1. Những kết quả đạt được

Sở GD và ĐT thành phố Hà Nội hàng năm đã tăng cường chỉ đạo triển khai các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn, hội nghị, hội thảo tạo điều kiện cho giáo viên được học tập từ nhiều chương trình bồi dưỡng khác nhau. Mạng thông tin trực tuyến “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT đã

mở ra một môi trường bồi dưỡng trực tuyến đa dạng, phong phú để mỗi giáo viên có thể bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo nhu cầu, nhất là với những giáo viên đang công tác tại các trường THCS ở những khu vực các huyện. Để thực hiện được chương trình phổ thông tổng thể, Bộ GDĐT đã có hướng dẫn bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS. Tuy nhiên hiện nay các nội dung chương trình bồi dưỡng vẫn còn chung chung, chưa có khảo sát nhu cầu bồi dưỡng vì vậy nội dung chưa sát với với yêu cầu môn học và chưa thực sự bám vào chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cở sở hạ tầng của các trường THCS Hà Nội được củng cố và đầu tư mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới tổ chức học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Hệ thống CSVC từ phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng máy vi tính, thư viện được nâng cấp, đường truyền internet được cải thiện đáng kể phục vụ hiệu quả cho việc đổi mới tổ chức học và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng và

công tác quản lý BDGV.

Trong những năm qua, điều kiện kinh tế - xã hội tại các quận huyện ở

thành phố Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền các quận/huyện đã tích cực triển khai thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được ưu tiên hàng đầu.

Trong chiến lược phát triển giáo dục của các tỉnh đều đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm, BDGV trở thành nhiệm vụ cấp thiết cần được quan tâm đúng mức và có những chính sách thỏa đáng.

2.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Về hình thức bồi dưỡng tập trung với số lượng lớn chưa thực sự hiệu quả; phương pháp bồi dưỡng còn nặng về báo cáo. Các phòng GDĐT và hiệu trưởng nhà trường chưa chủ động trong việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng chưa thực sự linh hoạt. Đây là khâu yếu nhất trong việc triển khai đại trà

chương trình bồi dưỡng hằng năm nói chung và chương trình bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay trong các nhà trường.

Công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng chưa thực hiện cụ thể

đến từng đối tượng giáo viên THCS, chưa đi sâu vào các bộ môn, đối tượng dạy học đặc thù như hoạt động TN, HN. Hình thức đánh giá nhu cầu còn đơn điệu, chủ yếu là giáo viên tự đánh giá nên việc đánh giá còn mang tính chủ quan, hình thức, thiếu chuẩn xác.

Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa hệ thống, còn “đóng” bắt buộc với tất cả đối tượng bồi dưỡng. Các quận/huyện chưa chủ động xây dựng được các nội dung bồi dưỡng phù hợp, đặc biệt là các chương trình về

phát triển giáo dục THCS quận/huyện.

Tuy đã có đổi mới hình thức và PPBD, nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ trong các khâu, đặc biệt là nhận thức đổi mới từ chính các chuyên gia, giáo viên cốt cán và chính giáo viên tham gia bồi dưỡng. Thực tế công tác bồi dưỡng thường tổ chức vào dịp hè, nội dung tài liệu chưa được chuẩn bị tốt,

mới tập trung vào kiến thức môn học, còn nhẹ về kiến thức, kỹ năng sư phạm.

Hình thức bồi dưỡng chủ yếu vẫn là tập trung nghe giảng với số lượng lớn học viên. PPBD chủ yếu vẫn là thuyết trình, nguyên nhân chính vẫn là việc chậm đổi mới phương pháp từ giảng viên và giáo viên và chính từ tư duy của CBQL. Việc ứng dụng CNTT vào bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng còn chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả.

Mục tiêu bồi dưỡng chưa sát với thực tiễn giáo dục THCS và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Công tác lập kế hoạch thiếu tính hệ thống và tính thực tiễn. Tổ chức bồi dưỡng còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chưa có

sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy. Chỉ đạo bồi dưỡng còn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, thiếu đôn đốc, ít tạo ra động lực thúc đẩy tinh thần học tập và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên. Công tác KTĐG nặng về hình thức, chủ yếu đánh giá

cuối khóa bằng kiểm tra tự luận hoặc bài thu hoạch. Vì vậy, việc đánh giá phản ánh không khách quan kết quả bồi dưỡng, dễ gây ra tâm lí không tốt và ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của giáo viên. Điều kiện CSVC, phương tiện dạy học và cơ sở hạ tầng CNTT tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ giữa vùng trung tâm và vùng khó khăn.

Về kế hoạch bồi dưỡng hàng năm được duyệt, tuy nhiên xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng chưa thực sự linh hoạt. Công tác tổ chức và chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng còn nặng về thực hiện theo các CĐ cấp trên, chưa thực sự linh hoạt, mở rộng cho giáo viên THCS. Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS đã có, tuy nhiên những yêu cầu mới về năng lực chưa được xác định theo khung cụ thể.

Những hạn chế trên là hệ quả của một quá trình bồi dưỡng mang tính đối phó, hình thức, công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cần phải phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm, tồn tại

đang diễn ra trong thực tế bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội. Đây chính là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của đề tài luận án.

2.8.3. Những vấn đề từ thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

Từ việc đánh giá và phân tích nguyên nhân về thực trạng bồi dưỡng và

quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội đặt ra những vấn đề trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018:

Các cấp quản lý giáo dục cần phải tăng cường tuyên truyền, quán triệt ý thức trách nhiệm và nâng cao nhận thức về đổi mới bồi dưỡng cho CBQL và

giáo viên.

Đổi mới công tác bồi dưỡng phải thực hiện đổi mới đồng bộ từ nội dung, hình thức, phương pháp và KTĐG, bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng cần đi sâu vào những nội dung thực tiễn, bám sát nhu cầu đối tượng bồi dưỡng, việc bồi dưỡng những kinh nghiệm về tìm hiểu và đánh giá đối tượng dạy học và môi trường giáo dục, phương pháp dạy học với các đối tượng đa dạng, phương pháp giáo dục học hướng vào hình thành và phát triển các kĩ năng học nhóm cho học sinh. Những kiến thức chuyên môn cập nhật, hiện đại không cấp thiết bằng những kỹ năng giáo dục như hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tâm lí, phát hiện năng khiếu và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai… cho học sinh trong quá trình TN, HN. Với nội dung phát triển giáo dục quận/huyện cần được đầu tư và triển khai bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng cần phải được thay đổi và đa dạng tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn các quận/huyện. Trong điều kiện khó khăn về

đi lại, ăn ở, tài chính, việc bố trí hình thức bồi dưỡng theo cụm trường, cụm tổ chuyên môn, bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với trực tuyến cần được ưu tiên hơn để tạo điều kiện cho mọi giáo viên đều có thể tham gia.

Các nhà trường cùng điều kiện và môi trường giáo dục trong một tỉnh phối hợp để thiết lập một mạng lưới hỗ trợ, tư vấn bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên giải quyết những trở ngại, khó khăn trong bồi dưỡng. Các cấp quản lý giáo dục coi trọng và tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên.

Đổi mới mạnh mẽ PPBD theo hướng phát huy năng lực người học, phù

hợp với đối tượng bồi dưỡng là giáo viên các trường THCS. Đổi mới hình thức KTĐG không những chỉ đánh giá kết quả mà cả quá trình bồi dưỡng. Kết hợp đánh giá sự tiến bộ tổ chức trải nghiệm thông qua đánh giá trực tiếp hành vi tác nghiệp của mỗi giáo viên và đánh giá tác động của những hành vi đó làm chuyển biến chất lượng giáo dục học sinh.

Cải thiện và nâng cao mức độ đáp ứng của các nguồn lực, từ con người đến CSVC, thiết bị dạy học và hạ tầng CNTT. Đối với NNL: xây dựng và phát triển đội ngũ tác giả biên soạn nội dung chương trình tài liệu, học liệu và ĐNGV cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ kỹ thuật viên về

thí nghiệm thực hành và CNTT có năng lực... Đối với các nguồn lực khác:

củng cố và đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học và

CNTT trong các nhà trường, đổi mới cơ chế và cải thiện các chính sách về

bồi dưỡng nhằm hoàn thiện các chế tài về bồi dưỡng, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những giáo viên ở vùng khó khăn để họ có điều kiện và cơ hội học tập tốt hơn.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và bồi dưỡng, xây dựng môi trường CNTT trong nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên, đặc biệt là

những giáo viên vùng khó khăn có thể bồi dưỡng trực tuyến thông qua các trang mạng chuyên môn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và các trang mạng trong nước và quốc tế khác.

Nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ CBQL để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục nói chung và quản lý BDGV nói riêng. Việc đổi mới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 174 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)