Các giải pháp đề xuất dựa trên những nguyên tắc: đảm bảo tính hệ
thống, tính kế thừa, tính thực tiễn, tính cần thiết và khả thi và tính đồng bộ, luận án đã đề xuất 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS, mỗi giải pháp đề
xuất nhằm phát huy những kết quả tốt và khắc phục những hạn chế trong hoạt động BDGV hiện nay. Tuy nhiên, không thể coi giải pháp có tính riêng biệt, mà các giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể
thống nhất. Việc đề xuất các giải pháp được thực hiện theo một trình tự, có
nghĩa là giải pháp trước là tiền đề của giải pháp sau. Trong quá trình thực hiện chúng đan xen, hòa quyện, hỗ trợ nhau, tương tác với nhau và thúc đẩy nhau trong một quá trình phát triển. Giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực” là giải pháp mang tính đột phá, mở đường cho quá trình đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng. Giải pháp “Chỉ đạo xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên THCS”. “Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” được coi là các giải pháp trọng tâm, đặt nền tảng cho quá trình quản lý vận hành theo đúng kế hoạch và hướng theo mục tiêu đã
đề ra. Các giải pháp “Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” và “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên” là điều kiện cho quá
trình thực hiện công tác quản lý. Giải pháp “Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” nhằm đánh giá thực chất kết quả bồi dưỡng, từ đó
điều chỉnh, bổ sung cho quá trình quản lý bồi dưỡng vận hành đúng quỹ đạo đã vạch ra và làm căn cứ để lập kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo một cách tốt nhất. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội mà luận án đề xuất thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của việc áp dụng các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội đáp ứng đổi mới giáo dục. Từ kết quả
khảo nghiệm với các nghiệm thể bước đầu có thể đánh giá tính khoa học và
thực tiễn của các giải pháp đề xuất đối với việc thực hiện quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm
Số lượng khách thể lựa chọn khảo nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.. Khách thể lựa chọn khảo nghiệm
Chức vụ Số lượng
Lãnh đạo Sở 3
Lãnh đạo phòng giáo dục 5
Hiệu trưởng. hiệu phó phụ trách chuyên môn trường THCS 25
Tổ trưởng chuyên môn 75
Giáo viên tổ chức hoạt động TN 87
Tổng cộng 195
Số lượng khách thể khảo nghiệm được lựa chọn trong số các khách thể tham gia khảo sát, bởi trên cơ sở khảo sát thực trạng thì khách thể lựa chọn khảo nghiệm sẽ trả lời các câu hỏi về những giải pháp mà luận án đề
xuất theo ý kiến của họ ở mức độ như thế nào.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Xác định các tiêu chí xin ý kiến khách thể để xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất như sau:
Bảng 3.. Các tiêu chí và thang đo đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Tiêu chí Chỉ số Thang điểm đánh giá
Tính cấp thiết của các giải pháp
Rất cấp thiết 4 điểm
Cấp thiết 3 điểm
Ít cấp thiết 2 điểm
Không cấp thiết 1 điểm
Tính khả thi của các giải pháp
Rất khả thi 4 điểm
Khả thi 3 điểm
Ít khả thiết 2 điểm
Không khả thi 1 điểm
Tác giả tiến hành lấy ý kiến thăm dò từ các nghiệm thể về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp, từ đó dùng phương pháp toán thống kê thực hiện lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra để lập bảng số
và đánh giá theo các mức độ. Thang đo được sử dụng thống nhất với 4 mức độ căn cứ vào điểm trung bình như sau: mức 1: từ 3.25 điểm đến 4.0; mức 2:
từ 2.5 điểm đến 3.24 điểm; mức 3: 1.75 đến 2.49; mức 4: nhỏ hơn 1.75. Đề tài
sử dụng công thức Spearman ( 1)
1 6 2
2
N N R D
để xem xét tương quan giữa
tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên
các trường THCS thành phố Hà Nội
Giải pháp
CBQL ( 108)
Giáo viên (87)
Chung (195)
X Thứ
bậc X Thứ
bậc X Thứ
bậc 1. Chỉ đạo xây dựng khung
năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS
409 3.72 3 310 3.65 4 719 3.68 3
2. Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
416 3.78 2 320 3.76 2 736 3.77 2
3.Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực
426 3.87 1 326 3.84 1 752 3.85 1
4. Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
396 3.60 6 304 3.58 6 700 3.59 6
5. Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
401 3.65 4 312 3.67 3 713 3.66 4
6. Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
397 3.61 5 309 3.64 5 706 3.62 5
Điểm trung bình chung 3.70 3.69 3.70
Nhận xét: Từ bảng 3.4 cho thấy các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà
Nội trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 được các nghiệm thể đánh giá ở mức độ cần thiết cao thể hiện điểm trung bình chung của các giải pháp đề xuất là 3.70 và điểm trung bình của các giải pháp dao động trong khoảng từ 3.59 đến 3.85 chứng tỏ tất cả các giải pháp đều được đánh giá ở
mức rất cấp thiết. Tuy nhiên mức độ đánh giá không đồng đều, giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực” được đánh giá ở mức cấp thiết cao nhất với điểm trung bình là 3.85, có thứ bậc 1/6. Giải pháp“Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS”
có điểm trung bình là 3.77, xếp thứ 2/6. Giải pháp “Chỉ đạo xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS” có điểm trung bình là 3.68, xếp bậc 3/6. Điểm trung bình của các giải pháp “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS”là 3.62, xếp bậc 5/6; “Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS”là 3.66. xếp thứ 4/6;“Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 3.59, xếp bậc 6/6.
Như vậy, kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các giải pháp đề
xuất ở mức độ đồng thuận cao, giải pháp nào cũng được đánh giá ở mức cấp thiết thể hiện giải pháp này là tiền đề, điều kiện của giải pháp kia và chúng tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
Bảng 3.. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên
các trường THCS thành phố Hà Nội
Giải pháp
CBQL (108) Giáo viên (87) Chung (195)
X Thứ
bậc X Thứ
bậc X Thứ
bậc 1.Chỉ đạo xây dựng khung năng
lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS
391 3.55 3 304 3.58 3 695 3.57 3 2. Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
396 3.60 2 319 3.75 2 715 3.68 2 3.Tổ chức bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực
410 3.73 1 326 3.84 1 736 3.78 1 4. Tổ chức huy động tối đa các
nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
376 3.42 6 285 3.35 6 661 3.39 6
5. Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng theo khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
390 3.55 4 301 3.54 4 691 3.53 5
6. Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
388 3.53 5 300 3.53 5 688 3.54 4
Điểm trung bình chung 3.56 3.60 3.58
Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy tính khả thi của các giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các giải pháp là 3.58 và điểm trung bình chung của các giải pháp
dao động trong khoảng từ 3.39 đến 3.78. Ở mức độ rất khả thi, điểm trung bình của các giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực” là 3.78, xếp thứ bậc 1/6; “Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 3.68, xếp bậc 2/6; “Chỉ đạo xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS”
là 3.57, xếp bậc 3/6; “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 3.54, xếp bậc 4/6. “Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng theo khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 3.53, xếp bậc 5/6; Ở mức độ khả thi, điểm trung bình của các giải pháp “Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 3.39 xếp bậc 6/6. Từ các kết quả cho thấy, các giải pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ khả thi cao thể
hiện các giải pháp này có thể triển khai trong thực tế để mang lại hiệu quả
trong bồi dưỡng.
Bảng 3.. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Giải pháp
Tính
cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc X Thứ bậc
(mi) X
Thứ
bậc (ni) D D2 1.Chỉ đạo hoàn thiện khung năng lực tổ
chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trườngTHCS
3.68 3 3.57 3 0 0
2 Chỉ đạo mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS. Đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
3.77 2 3.68 2 0 0
3.Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt 3.85 1 3.78 1 0 0
Giải pháp
Tính
cấp thiết Tính khả thi Hiệu số thứ bậc X Thứ bậc
(mi) X
Thứ
bậc (ni) D D2 động TN, HN cho giáo viên các trường
THCS theo khung năng lực
4. Tổ chức huy động tối đa các nguồn lực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
3.59 6 3.39 6 0 0
5. Chỉ đạo đổi mới hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng theo khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
3.66 4 3.53 5 1 1
6. Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS
3.62 5 3.54 4 1 1
Điểm trung bình 3.70 3.58 Tổng:2
Biểu đồ 3.. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Biểu đồ 3.1 thể hiện mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
Sử dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman. ta có:
2
2 2
6 6 2 2
1 1 1 0.94
1 6 6 1 35 R D
N N
Kết quả tính toán R = 0.94. Với hệ số tương quan Spearman R= 0.94 cho phép rút ra kết luận giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp có
tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là các giải pháp vừa cấp thiết lại vừa khả thi cao. Kết quả này cho phép kết luận các giải pháp đề xuất là có căn cứ
khoa học và phù hợp với thực tiễn. Nếu triển khai đầy đủ, đồng bộ các giải pháp sẽ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.