Tổ chức thử nghiệm một số giải pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCSchức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên trường THCS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 227 - 240)

Thực nghiệm 01 giải pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực” dựa trên các cơ sở sau:

- Từ kết quả khảo nghiệm ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất (đã phân tích ở mục 3.4) thì giải pháp này được các khách thể đánh giá ở mức độ tính cấp thiết và khả thi đều xếp ở vị trí số 1.

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn luận án lựa chọn 01 giải pháp trong các giải pháp đã được đề xuất và đã được khẳng định quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên THCS phải hướng vào việc hình thành và phát triển năng lực cần có cho giáo viên, từ đó họ mới thực hiện được nhiệm vụ đặt ra.

3.5.2. Mục đích thử nghiệm

Nhằm xác định tính hiệu quả, tính khả thi và điều kiện cần thiết để

triển khai thực hiện các giải pháp đã được luận án đề xuất và chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu. Luận án lựa chọn giải

pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực” được xác định là giải pháp đứng ở vị

trí thứ nhất, rất cần thiết khi tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên THCS.

3.5.3. Nội dung thử nghiệm

Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu của luận án, điều kiện thực tế và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS, tác giả tiến hành thử nghiệm 01 giải pháp là:

- Giải pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS theo khung năng lực

3.5.4. Phạm vi và khách thể thử nghiệm

Các nội dung thử nghiệm được triển khai trên 54 CBQL (cán bộ phòng GDĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trường chuyên môn trường THCS) và

128 giáo viên các trường THCS của 2 trường: Trường THCS Ngô Sĩ Liên quận Hoàn Kiếm và trường THCS Sài Đồng, huyện Gia Lâm tham gia các lớp bồi dưỡng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2019 - 2020 của quận/huyện.

Việc lựa chọn khách thể là 2 trường THCS là tương đương về số lượng giáo viênTHCS, chất lượng học sinh được Sở GDĐT xếp ở nhóm trường THCS có chất lượng tương đương.

3.5.5. Phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm

Để đánh giá kết quả thử nghiệm, luận án sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi trước và sau thử nghiệm cùng với phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia về việc áp dụng các giải pháp đó vào thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS để xác định tính hiệu quả của giải pháp được thử nghiệm.

3.5.6. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm 3.5.6.1. Tiêu chí đánh giá

Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS qua khóa bồi dưỡng thông qua sự thay đổi kiến thức, kỹ năng và thái độ của các giáo viên sau khi tham gia.

3.5.6.2. Thang đo và cách đánh giá

Thang đo được sử dụng thống nhất với 4 mức độ, tối đa là 4 điểm, tối thiểu là 1 điểm (Tốt, khá, trung bình, yếu ).

3.5.7. Giả thuyết thử nghiệm

Nếu mục tiêu, nội dung, PPBD được xác định theo khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS phù hợp nhu cầu và

điều kiện từng quận/huyện thì sẽ nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh trường THCS.

3.5.8. Mô tả quá trình tổ chức thử nghiệm

Để khẳng định được tính hiệu quả của các giải pháp thử nghiệm, luận án đưa ra các giả định về các giải pháp thử nghiệm với việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS như sau:

(1) Nếu bồi dưỡng được năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên thông qua việc nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng xác định chủ đề, kĩ năng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS sẽ được nâng cao.

(2) Nếu ứng dụng CNTT trong quá trình BDGV thì sẽ nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS.

Tác giả đã xin ý kiến chỉ đạo của Sở GDĐT thành phố Hà Nội kết hợp với Phòng GDĐT quận Hoàn Kiếm, Phòng GDĐT huyện Gia Lâm để

thực nghiệm giải pháp đề xuất trên. Tiến trình thực nghiệm được tiến hành cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng:

+ Xác định mục tiêu hoạt động TN, HN cho học sinh ở các trường THCS dựa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và trên cơ sở hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các trường THCS thành phố Hà Nội đã

thực hiện trước đây.

+ Phòng GDĐT chỉ đạo lấy ý kiến xác định các năng lực cần có của giáo viên tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh THCS.

+ Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức hoạt động TN, HN theo các chủ đề cho giáo viên các trường THCS. Sau khi hoàn thành khóa BDGV hiểu và vận dụng được các phương pháp xây dựng, tổ chức các hoạt động TN, HN và kĩ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS một cách hiệu quả.

+ Xác định nội dung các khóa bồi dưỡng bao gồm: (1) Những vấn đề

chung về tổ chức hoạt động TN, HN trong chương trình THCS; (2) Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động theo các chủ đề TN, HN; (3) Tổ chức hướng dẫn các phương pháp và hình thức hoạt động TN, HN; (4) Các kĩ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động TN, HN.

+ Hình thức bồi dưỡng gồm: hình thức tập trung kết hợp với trực tuyến và tự bồi dưỡng.

+ Chọn báo cáo viên và giảng viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng cho giáo viên THCS.

+ Xác định thành phần và số lượng giáo viên THCS ở 2 trường tham gia lớp bồi dưỡng.

+ Báo cáo lãnh đạo Sở GDĐT và Lãnh đạo quận/huyện phê duyệt kế

hoạch thực hiện của phòng GDĐT.

+ Thời gian thực nghiệm: Thời gian thử nghiệm từ ngày 01 tháng 8 năm 2019 đến 01 tháng 6 năm 2020. cụ thể:

 Tổ chức lớp bồi dưỡng với các giáo viên trường THCS Ngô Sĩ liên - Thành lập ban tổ chức khóa bồi dưỡng gồm: Lãnh đạo phòng GDĐT;

hiệu trưởng trường THCS Ngô Sĩ Liên; 2 giáo viên là tổ trưởng bộ môn khoa

học xã hội và 1 giáo viên nhà trường

- Tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và xác định các chuyên đề bồi dưỡng theo nhu cầu của giáo viên trường THCS Ngô Sĩ Liên

- Phổ biến rộng rãi kế hoạch và những nội dung bồi dưỡng cũng như các yêu cầu cần thiết về CSVC đòi hỏi giáo viên các trường THCS phải đáp ứng như: Máy tính, bảng thông minh và một số học sinhTHCS làm mẫu khi có yêu cầu.

- Thống nhất xây dựng các tiêu chí đánh giá cả khóa bồi dưỡng

 Chỉ đạo thực hiện các nội dung bồi dưỡng

- Phổ biến kế hoạch đã xây dựng và được phê duyệt

- Tiến hành mời chuyên gia có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động TN, HN và ứng dụng CNTT thành thạo trong bồi dưỡng

- Bồi dưỡng theo hướng hạn chế các giờ lý thuyết mà tăng giờ thực hành theo yêu cầu của chương trình và phân chia các nhóm để xây dựng các giờ hoạt động TN, HN theo từng khối lớp phù hợp

- Tiến hành tổ chức mẫu

- Yêu cầu tất cả các khâu tổ chức học và kiểm tra ứng dụng CNTT trong tổ chức học

 KTĐG kết quả

Tiến hành KTĐG theo chuẩn đã xây dựng và theo các bước - Các nhóm tự đánh giá

- Các nhóm đánh giá chéo nhau - Chuyên gia nhận xét góp ý - Các nhóm chỉnh sửa

- Khung đánh giá kết quả bồi dưỡng theo mẫu sau:

Tên hoạt động TN, HN …………

Lớp ………

Tên nhóm giáo viên thực hiện ………….

STT Nội dung hoạt động Trách nhiệm

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

1 Xác định mục tiêu 2

Xác định nội dung và hình thức - Nội dung hoạt động

- Hình thức hoạt động 3 Chuẩn bị

4

Tiến hành tổ chức hoạt động - Mở đầu

- Hoạt động chính + Hoạt động 1…

+ Hoạt động 2…

- Hoạt động cuối

5

Đánh giá hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm

- Nhận xét của học sinh và giáo viên

- Dặn dò ….

- Gửi kết quả trên trang Web của trường và của Phòng GDĐT

+ Thời gian bồi dưỡng lớp thực nghiệm từ ngày 01/8/2019 đến 01/10 2019: tổ chức học tập trung; từ ngày 15/10/2019 đến ngày 01/1 /2020: giáo viên bồi dưỡng theo các hình thức trực tuyến, hình thức NCBH và tự bồi dưỡng.

+ Thời gian bồi dưỡng lớp đối chứng: bồi dưỡng tập trung từ ngày 01/8/2019 đến 01/1/2020.

+ Đối với trường THCS huyện Gia Lâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện tổ chức bồi dưỡng theo quy định của phòng GDĐT và của Sở

GDĐT. Đội ngũ chuyên gia và cách thức tổ chức theo đúng các nội dung chuyên đề chung và KTĐG cũng theo hình thức như đã làm.

+ Các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên các trường THCS bao gồm:

giới thiệu chung và hoạt động TN, HN cho học sinh; Những yêu cầu cơ bản về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động TN, HN; Tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN.

+ Mời giảng viên, huy động ĐNGV cốt cán và giảng viên tham gia bồi dưỡng, đảm bảo các điều kiện triển khai bồi dưỡng, bố trí địa điểm, thời gian bồi dưỡng và nguồn kinh phí bồi dưỡng.

- Yêu cầu đối với giảng viên: đổi mới việc thiết kế nội dung chuyên đề

bồi dưỡng theo hướng đổi mới phát huy năng lực người học, vận dụng nhiều PPBD như phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề; trong đó

giảng viên vẫn sử dung phương pháp thuyết trình là chủ yếu.

- Yêu cầu với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Gia Lâm và

các trường THCS có giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng như: Chuẩn bị đủ các yêu cầu các điều kiện về CSVC, thiết bị tổ chức học và hạ tầng CNTT: bố trí

phòng máy, phòng đa năng, nối mạng internet, các thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, tài liệu điện tử, thư viện điện tử, tài liệu bồi dưỡng, cung cấp tài khoản cho mỗi giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng trong việc sử dụng mạng http://truonghocketnoi.edu.vn của Bộ GDĐT để tham gia bồi dưỡng trực tuyến và sinh hoạt chuyên môn.

- Phòng GDĐT huyện Gia Lâm xây dựng cụ thể danh mục những chuyên đề nâng cao năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS và những yêu cầu ứng dụng CNTT trong các khâu tổ chức tiết hoạt động cho giáo viên.

- Yêu cầu đối với học viên: Chuẩn bị máy tính, tài liệu, thiết lập các tài khoản cá nhân để học trực tuyến qua mạng Internet, nghiên cứu kỹ tài liệu và lập kế hoạch tự bồi dưỡng, có tinh thần và kỹ năng làm việc nhóm, trả lời phiếu điều tra và câu hỏi trung thực, khách quan và có trách nhiệm.

- Thiết lập các phiếu điều tra theo các tiêu chí thực nghiệm, tiến hành trưng cầu ý kiến các khóa bồi dưỡng theo phiếu hỏi về nội dung; cách truyền đạt kiến thức của giảng viên; sự chu đáo của ban tổ chức khóa bồi dưỡng...

- Về hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng: Theo hình thức tự luận (giáo viên viết bài thu hoạch) với câu hỏi: Thầy/cô nêu những điểm mới và

khó khăn hiện nay trong tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xử lí kết quả và đưa ra kết luận về quá trình bồi dưỡng.

3.5.9. Kết quả thử nghiệm

Thực hiện theo quy trình tổ chức thực nghiệm, tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát và nghiên cứu các chỉ số lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, từ

đó so sánh, phân tích và kết luận. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.. Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS lớp đối chứng

Nội dung

CBQL Giáo viên Chung

X Thứ

bậc  X Thứ

bậc  X Thứ

bậc 1. Xác định được mục tiêu bồi dưỡng

năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS.

123 2.28 1 286 2.23 2 409 2.26 1 2. Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng

của giáo viên 115 2.13 4 274 2.14 7 389 2.14 4

3. Xác định được những điều kiện thực tế của quận/huyện để học sinh được hoạt động TN, HN.

116 2.15 3 300 2.34 1 416 2.25 2 4. Kĩ năng sử dụng các phương pháp

tổ chức hoạt động TN, HN 105 1.94 6 279 2.18 4 384 2.06 6 5. Lựa chọn giáo viên tổ chức hoạt

động TN, HN. 95 1.76 9 261 2.04 9 356 1.90 9

6. Kĩ năng sử dụng các hình thức tổ

chức hoạt động TN, HN 117 2.17 2 279 2.18 4 396 2.17 3 7. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm 105 1.94 6 277 2.16 6 382 2.05 7 8. Năng lực ứng dụng CNTT trong tổ

chức hoạt động TN, HN 112 2.07 5 280 2.19 3 392 2.13 5 9. Năng lực giao tiếp của giáo viên các

trường THCS 103 1.91 8 269 2.10 8 372 2.00 8

Điểm trung bình chung 2.04 2.17 2.11

Nhận xét: Kết quả đánh giá về mức độ nhận thức, kiến thức, kĩ năng và thái độ của giáo viên trước thử nghiệm được thể hiện ở bảng 3.8. Điểm trung bình chung là 2.11 thể hiện mức độ đánh giá thấp, phần lớn là ở mức trung bình

Ở mức độ hiệu quả, nội dung “Xác định được mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS” là 2.26, xếp bậc 1/9, nội dung “Xác định được những điều kiện thực tế của quận/huyện để học sinh được hoạt động TN, HN” là 2.25, xếp bậc 2/9.

Ở mức ít hiệu quả, điểm trung bình của các nội dung “Kĩ năng sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN” là 2.17 xếp bậc 3/9; “Tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên” là 2.14, xếp bậc 4/9; “Năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động TN, HN” là 2.13, xếp bậc 5/9; “Kĩ năng sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN” là 2.06, xếp bậc 6/9; “Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm” là 2.05, xếp bậc 7/9; “Năng lực giao tiếp của giáo viên các trường THCS” là 2.00, xếp bậc 8/9 và nội dung

“Lựa chọn giáo viên tổ chức hoạt động TN, HN” là 1.90 xếp bậc 9/9.

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ ý kiến đánh giá tốt và khá thấp hơn so với tỷ lệ ý kiến đánh giá trung bình và yếu. Nguyên nhân cơ bản phần lớn giảng viên vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, các PPBD khác rất hạn chế nên việc tiếp thu của học viên còn rất thụ động, đối phó, không tạo được động cơ học tập và phương pháp học tập cho học viên. Bên cạnh đó, các hình thức bồi dưỡng khác không được triển khai. Học viên kết thúc khóa bồi dưỡng chỉ thu nhận được một số kiến thức, kỹ năng và không tiếp tục ôn tập, tự học và vận dụng vào thực tế tổ chức học.

Phỏng vấn một số giáo viên ở lớp bồi dưỡng đối chứng: Các khóa bồi dưỡng tập trung thường giảng viên giảng tổ chức theo “truyền thống” chỉ thuyết trình, đàm thoại, ghi chép và cuối khóa làm bài kiểm tra viết và “ai về nhà nấy”.

Khóa bồi dưỡng học viên chỉ được nghe giảng về lí thuyết, hầu như không có

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 227 - 240)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)