3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp
Khung năng lực là những tiêu chí về năng lực phản ánh toàn bộ kiến thức, kĩ năng và thái độ của giáo viên các trường THCS tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh. Từ đặc thù của từng môn học với mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp tổ chức học riêng, đòi hỏi giáo viên phải có
những năng lực riêng. Việc xây dựng chuẩn khung năng lực trên cơ sở những năng lực sư phạm chung là mục tiêu để mỗi giáo viên so sánh, đối chiếu, xác định nhu cầu bồi dưỡng phù hợp. Vì vậy, xác lập khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS là công cụ hữu hiệu để quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS đáp ứng được yêu cầu đổi mới tổ chức trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc xây dựng khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xác định khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên THCS phù hợp trên cơ sở
Phân 1.
tí ch xác địn h n hu cầu bồ i d ưỡn g
Xây 2.
dự ng kế hoạ ch, kh ung nă ng lự c
Thự 3.
c h iện cá c h oạt đ ộng bồ i d ưỡn
g g lự năn iá h g Đán 4.
c m ới h ình th ành so vớ i t iêu ch uẩn
Cải 5.
ti ến
chư ơng tr ình bồ i d ưỡn
g Các năng lực
Tổ chức HĐ TN, HN của giáo viên các trườngTHCS
khung năng lực chung, do đó phải tiến hành theo bước trong quy trình tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.. Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên các trường THCS theo tiếp cận năng lực
Khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 là
một công cụ giúp cho các phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các trường THCS có những nhận định thực tế, chính xác về nhu cầu bồi dưỡng của ĐNGV các trường THCS.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
Trên cơ sở nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 xuất phát từ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ, từ đó xác định những mục tiêu tổ chức hoạt động TN, HN đối với giáo viên các trường THCS. Khung năng lực này bao gồm các tiêu chuẩn nhận thức, kỹ năng và thái độ của người giáo viên các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo viên các trường THCS. Nó cũng là cơ sở để đổi mới chương trình bồi dưỡng để đánh giá năng lực tổ chức hoạt động TN, HN và xây dựng các chính sách, cơ chế giám sát đảm bảo các điều kiện để phát triển bền vững năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội.
Khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay gồm có
các tiêu chuẩn và các tiêu chí được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.. Năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS thành phố Hà Nội
Tiêu chuẩn 1. Năng lực chọn chủ đề, nội dung TN, HN TC.1. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường xung quanh TC.2. Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai
TC.3. Năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống và tạo hứng thú cho học sinh
TC.4. Năng lực xác định nội dung hướng vào phát triển bản thân học sinh TC.5. Năng lực xác định nội dung hướng vào phát triển xã hội
TC.6. Năng lực xác định nội dung hướng vào phát triển môi trường tự nhiên TC.7. Năng lực xác định nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh
TC.8. Năng lực sử dụng CSVC và thiết bị phù hợp trong tổ chức hoạt động TN, HN Tiêu chuẩn 2. Năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh
TC.1. Năng lực tổ chức phương pháp giải quyết vấn đề
TC.2. Năng lực tổ chức phương pháp sắm vai TC.3. Năng lực tổ chức phương pháp trò chơi
TC.4. Năng lực lực tổ chức phương pháp làm việc nhóm TC.5. Năng lực tổ chức phối hợp các phương pháp hiệu quả
Tiêu chuẩn 3. Năng lực thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh THCS
TC.1. Năng lực tổ chức hoạt động câu lạc bộ
TC.2. Năng lực tổ chức trò chơi TC.3. Năng lực tổ chức diễn đàn
TC.4. Năng lực tổ chức sân khấu tương tác TC.5. Năng lực tổ chức tham quan dã ngoại TC.6. Năng lực tổ chức hội thi/cuộc thi TC.7. Năng lực tổ chức sự kiện
TC.8. Năng lực tổ chức hoạt động giao lưu TC.9. Năng lực tổ chức hoạt động chiến dịch TC.10. Năng lực tổ chức hoạt động nhân đạo
Tiêu chuẩn 4. Năng lực đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động TN, HN TC.1. Tổ chức cho học sinh tự rút kinh nghiệm
TC.2. Năng lực khái quát và nêu vấn đề cần khen thưởng và rút kinh nghiệm cho học sinh Tiêu chuẩn 5. Năng lực giao tiếp và năng lực xã hội hóa
TC.1. Năng lực thiết kế các mối quan hệ trong giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp,
phụ huynh học sinh
TC.2. Năng lực hợp tác để cùng hoạt động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh TC.3. Năng lực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường, cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập
Tiêu chuẩn 6. Năng lực ngoại ngữ và tin học
TC.1. Sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu
TC.2. Sử dụng thành thạo CNTT trong thiết kế các chủ điểm và tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh sinh động và phong phú.
Khung năng lực này được xây dựng trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông, được vận dụng cho phù hợp với hoạt động TN, HN cho học sinh THCS trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay. Với 6 tiêu chuẩn trong đó tiêu chuẩn 1 gồm 8 tiêu chí; Tiêu chuẩn 2 gồm 5 tiêu chí;
Tiêu chuẩn 3 gồm 10 tiêu chí; Tiêu chuẩn 4 gồm 2 tiêu chí; Tiêu chuẩn 5 gồm 3 tiêu chí và tiêu chuẩn 6 gồm 2 tiêu chí. Trong các tiêu chuẩn gồm có tiêu chuẩn chung cho giáo viên các trường THCS như năng lực giao tiếp, năng lực xã hội hóa, năng lực ngoại ngữ và năng lực tin học, nhưng cũng có những năng lực riêng phù hợp với đặc thù tổ chức hoạt động TN, HN như: Năng lực chọn chủ đề trải nghiệm; Năng lực sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động TN, HN và năng lực sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động TN, HN.
Như vậy từ các năng lực chung của giáo viên các trường THCS như:
năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm… đòi hỏi các giáo viên các trường THCS đều phải có. Tuy nhiên theo yêu cầu riêng của từng môn học đòi hỏi có
những năng lực riêng mà giáo viên có thể đã có, có thể phải được bồi dưỡng để phát triển đáp ứng với yêu cầu mới. Với hoạt động TN, HN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên các trường THCS có những năng lực đặc thù như: Năng lực xác định chủ đề trải nghiệm, năng lực tổ chức các trò chơi cho học sinh… vì vậy rất cần phải hình thành và phát triển năng lực cho giáo viên tổ chức hoạt động này.
Về cách thức thực hiện: Phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS tổ chức cho giáo viên thảo luận mục tiêu, yêu cầu hoạt động tổ chức TN, HN.
Tiếp theo xác định các năng lực đặc thù trên cơ sở đáp ứng nội dung của hoạt
động TN, HN cho học sinh. Từ đó xác định được các năng lực cụ thể theo yêu cầu hoạt động TN, HN. Những năng lực này là cơ sở để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên và xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS phù hợp.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Việc cụ thể hóa năng lực tổ chức hoạt động TN, HN cho giáo viên các trường THCS phải bám vào mục tiêu và những yêu cầu thực hiện tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh THCS hiện nay. Quy trình thiết lập khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN phải được thực hiện từ yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo xuyên suốt, đồng bộ từ cao đến thấp, là sự kết hợp khoa học giữa lý luận và thực tiễn.
Khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN phải đáp ứng chuẩn giáo viên THCS theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT và hướng tới những năng lực riêng của từng môn học cho phù hợp theo yêu cầu của đổi mới giáo dục và phù hợp với những đặc thù của sự phát triển của giáo dục THCS ở từng quận/huyện.
Lãnh đạo phòng GDĐT và hiệu trưởng các trường THCS phải nắm được yêu cầu đổi mới hoạt động TN, HN cho học sinh THCS, xác định được những năng lực cần có của giáo viên khi tổ chức hoạt động, từ đó đánh giá
đúng năng lực hiện có của giáo viên nhà trường theo yêu cầu khung năng lực đã xác định.
Trên cơ sở khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN đề xuất hiệu trưởng trường THCS lựa chọn giáo viên để phân công và bồi dưỡng cho giáo viên đảm nhiệm tổ chức hoạt động TN, HN cho học sinh THCS.
3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo đổi mới kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên các trường THCS
3.2.2.1.Mục tiêu giải pháp
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm hoạch định được mục tiêu, nội dung chương trình giải pháp để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác bồi
dưỡng theo khung năng lực tổ chức hoạt động TN, HN giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục một cách hiệu quả nhất.
Phòng GDĐT dựa trên các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng của ngành, phát huy ý chí, trí tuệ của CBQL và giáo viên thiết kế các nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu BDGV và xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng vừa có tính bao quát, toàn diện, vừa có tính cụ thể, sát thực.
Từ đó huy động được tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu.
Nội dung kế hoạch thể hiện được nội dung công tác bồi dưỡng, thời gian thực hiện và sự phân công, phân nhiệm cá nhân và tập thể phù hợp và phải đảm bảo thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Sở GDĐT và phát huy được sự chủ
động, linh hoạt và tự chịu trách nhiệm của phòng GDĐT trong hoạt động BDGV THCS.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Kế hoạch bồi dưỡng phải được thực hiện theo các bước với các nội dung cơ bản: phân tích bối cảnh; đánh giá thực trạng; đánh giá nhu cầu và
mục tiêu bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức, PPBD và phương thức KTĐG kết quả bồi dưỡng. Từ các nội dung xác định được các công việc cơ bản và xác định thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng, xác định và huy động được các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện kế
hoạch bồi dưỡng và tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
a) Xác định nhu cầu bồi dưỡng phù hợp với năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng:
Căn cứ vào năng lực tổ chức hoạt động TN, HN của giáo viên các trường THCS trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Trong số các năng lực cần đánh giá theo các năng lực cụ thể, ưu tiên những năng lực quan trọng như năng lực xác định chủ đề
TN, HN; năng lực sử dụng các phương pháp TN, HN; năng lực sử dụng các hình thức TN, HN… và những năng lực mang tính đặc thù theo từng quận/huyện. Trong những năng lực đặc thù chú trọng đến những khối kiến
thức về phát triển giáo dục THCS quận/huyện và phù hợp với văn hóa vùng miền. Ngoài ra, các thông tin về nhận thức của học sinh, điều kiện kinh tế - xã
hội và mức độ phát triển giáo dục THCS ở quận/huyện là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cần phải được quan tâm trong xác định nhu cầu bồi dưỡng.
- Các hình thức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên
Xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên có thể bằng nhiều hình thức nhưng hình thức phổ biến và hiệu quả là khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chuyên môn. Hình thức đánh giá bằng phiếu sẽ thu thập được nhiều thông tin với số đông đối tượng, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian, xử lí
kết quả nhanh chóng.
Việc thiết kế phiếu hỏi cần có những nội dung chung về chuyên môn nghiệp vụ và những nội dung chuyên sâu từng bộ môn, đề cập đến tính đặc thù của các đối tượng cho những giáo viên công tác ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn, giáo viên có thâm niên công tác lâu năm, giáo viên trẻ… thì kết quả
sẽ khách quan hơn và phản ánh đúng thực tế nhu cầu bồi dưỡng mà giáo viên mong muốn.
Ngoài ra, thực hiện nhiều hình thức xác định nhu cầu bồi dưỡng khác:
thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội thảo, tự đánh giá của mỗi cá
nhân… Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học các môn học. Tổ chuyên môn cũng là nơi trao đổi yêu cầu hoạt động TN, HN, đánh giá chuyên môn thông qua các hoạt động như: dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên đề, NCBH… Từ sinh hoạt tổ chuyên môn khảo sát được nhu cầu bồi dưỡng thông qua những kinh nghiệm dạy học, giáo dục của giáo viên. Tổ chức hội thảo để lấy ý kiến trực tiếp của giáo viên, các nhà quản lý về nhu cầu bồi dưỡng. Thông qua việc thảo luận những vấn đề từ thực tiễn đề xuất, kiến nghị và dự báo nhu cầu bồi dưỡng một cách khoa học. Tự đánh giá cũng là
hình thức đánh giá quan trọng, qua đó, mỗi cá nhân biết được có những điểm
mạnh, điểm yếu, còn khiếm khuyết những kiến thức, kỹ năng gì và tự xác định được nhu cầu bồi dưỡng của chính mình.
Việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng phải được tiến hành ở cấp trường THCS.
Căn cứ vào kế hoạch của phòng GDĐT, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trong tổ. Nội dung đánh giá nhằm xác định được những vấn đề tồn tại, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, giáo dục và việc thực hiện đổi mới dạy học, giáo dục.
Đối với tổ chuyên môn trường THCS
+ Xây dựng kế hoạch từ kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ
môn trong từng trường THCS
+ Tiến hành đa dạng các hình thức đánh giá: thông qua các hoạt động dạy học như dự giờ, thao giảng, NCBH, thi giáo viên giỏi, báo cáo chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp giáo viên... để có kết quả
một cách toàn diện và khách quan kết quả đánh giá.