Khái quát tình hình giáo dục trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 115 - 120)

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài [69]; [63].

Về giáo dục, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh quản lý về mặt hành chính các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn trực thuộc Bộ GD&ĐT Việt Nam, chỉ có 2 trường đại học công lập do thành phố quản lý (Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch). Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Với dân số tăng cơ học cao, hệ thống trường lớp của thành phố chỉ mới đảm bảo được chỗ học nhưng sĩ số học sinh/ lớp còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ ngày. Sự phối hợp trong quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn còn một số bất cập. Còn để phát sinh những vụ việc gây dư luận không tốt, cản trở đến việc tạo sự đồng thuận trong xã hội. Thành phố đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách, chế độ đặc thù, song mức thu nhập của đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên trong ngành còn chưa tương xứng. Một số quy định chung của Trung ương chưa tính đến đặc thù của một thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh nên khi triển khai gặp phải những bất cập, khó khăn nhưng chậm được giải quyết [58, tr. 49-50].

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo tổng hợp số liệu báo cáo thống kê năm học của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học THPT được thống kê ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Thống kê mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Năm

học Trường

Trong đó

Lớp

Trong đó

Học sinh

Trong đó Tỷ lệ HS ngoài công lập

(%) Công

lập

Ngoài công

lập

Công lập

Ngoài công

lập

Công lập

Ngoài công

lập 2016-

2017 189 104 85 4.761 3.848 913 180.475 153.787 26.688 14,79 2017-

2018 190 105 85 4.947 3.936 1.011 192.684 162.312 30.363 15,76 2018-

2019 187 105 82 5.192 4.096 1.096 204.506 170.797 33.709 16,48 Nguồn: Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, Triển khai nhiệm vụ

năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Số liệu thống kê ở bảng 2.1 cho thấy mặc dù mức độ tăng giảm số lượng trường giữa các năm không đáng kể nhưng với tỷ lệ dân số tăng cơ học cao, số lượng học sinh, số lượng lớp học cả công lập và ngoài công lập năm sau đều cao hơn năm trước.

Về số lượng đội ngũ, số liệu thống kê cho thấy đội ngũ CBQL và nhân viên giảm dần, nhưng số lượng đội ngũ giáo viên thì không ngừng tăng lên:

Bảng 2.2. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Năm học Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên

2016-2017 528 11.926 5.295

2017-2018 542 12.184 4.837

2018-2019 492 12.371 4.852

Nguồn: Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Theo số liệu thống kê vào tháng 12 năm 2019, chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện như sau:

Bảng 2.3. Thống kê chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo dục và nhân viên bậc học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Cán bộ quản lý Giáo viên Nhân viên

Đạt chuẩn Trên chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn Đạt chuẩn Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ %

343 66,60 172 33,40 10.388 88,37 1.305 11,10 592 10,94 Nguồn: Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 23 tháng 06 năm 2014 về phê duyệt Đề án “Quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020” của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL và giáo viên ở từng bậc học trong thời gian qua đã được từng bước nâng cao, không còn tình trạng giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn được bố trí giảng dạy. Ở bậc THPT, đội ngũ CBQL giáo dục phần lớn đảm bảo trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, số CBQL có trình độ sau đại học chỉ chiếm tỷ lệ 33,40%, tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao thể hiện trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện tại, bậc học này vẫn còn thiếu những cán bộ có trình độ sau đại học để nâng cao công tác quản lý giáo dục của ngành cũng như chỉ đạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức về quản lý, hành chánh và sau đại học để từng bước đáp ứng với nhu cầu bậc học [16].

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy chất lượng giáo dục THPT trong các năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 nhìn chung giữ ở mức ổn định, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt xấp xỉ 80%, học lực gỏi khoảng 20%; tỷ lệ hạnh kiểm trung bình, yếu và học lực yếu, kém ở mức thấp.

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Năm

học Tổng số HS

HẠNH KIỂM HỌC LỰC

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

2016-

2017 180.475 139.128 31.962 8.212 1.173 32.666 75.384 58.871 12.561 975 77,09% 17,71% 4,55% 0,65% 18,10% 41,77% 32,62% 6,96% 0,54%

2017-

2018 187.565 149.059 30.492 6.940 1.074 36.410 83.131 57.655 9.601 768 79,47% 16,26% 3,70% 0,57% 19,41% 44,32% 30,74% 5,12% 0,41%

2018-

2019 199.748 164.805 28.211 5.752 980 43.374 92.908 55.519 7.484 463 82,51% 14,12% 2,88% 0,49% 21,71% 46,51% 27,79% 3,75% 0,23%

Nguồn: Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, Triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, trường lớp cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, Triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh: Số phòng học mới đưa vào sử dụng năm 2018 là 314 phòng (khối THPT), thành phố tiếp tục đảm bảo cho 100% con em sinh sống trên địa bàn đủ chỗ học, việc giảm sĩ số học sinh/ lớp có nhiều chuyển biến tích cực [Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, Triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, tr. 32].

Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các trường THPT, thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp sau khi được phê duyệt, tự tính toán số người làm việc theo quy định, được tuyển chọn nhân sự và hợp đồng lao động trên cơ sở đảm bảo định biên hiện có và một số vị trí việc làm phát sinh để đơn vị đảm bảo hoạt động. Các đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu. Ngoài ra, các đơn vị cũng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, do

vậy nhiều đơn vị đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Hiện nay, 100% các đơn vị giáo dục trên địa bàn thành phố đều đã được giao thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP [14]. Lộ trình thực hiện tự chủ nhân sự đến năm 2020:

- Từ năm 2017 đến 2020 phân cấp trong tuyển dụng đối với các trường chuyên, trường năng khiếu và 24 trường THPT;

- Sau năm 2020, 100% các trường THPT thực hiện tự chủ về nhân sự [58, tr. 31].

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT [2], đối với giáo dục THPT, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đầy mạnh hoạt động đổi mới quản lý chuyên môn với những biện pháp tích cực: (1) Tăng cường giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, (2) Giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đưa giáo dục STEM vào dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương, (3) Tăng cường ứng dụng CNTT, truyền thông phục vụ [58].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(310 trang)
w