Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 235 - 251)

3.6.5.1. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (đang được Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện) so với yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT

Nội dung bồi dưỡng cho CBQL hiện nay của Trường CBQL giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 5 Module với 19 chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm quản lý ngoài tỉnh, nghiên cứu thực tế tại cơ sở, và viết tiểu luận (Báo cáo kết thúc khóa học). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

TT Nội dung ĐTB ĐLC

I Module 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam

1 Chuyên đề 1: Đường lối phát triển giáo dục và đào tạo 3,44 0,96 II Module 2: Lãnh đạo và quản lý

2 Chuyên đề 2: Tổng quan về Khoa học quản lý và Quản lý giáo dục 3,27 0,76

3 Quản lý sự thay đổi 3,13 0,76

III Module 3: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

4 Chuyên đề 4: Quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo 3,35 0,92 5 Chuyên đề 5: Quản lý và thực thi hệ thống văn bản quản lý nhà

nước trong giáo dục và đào tạo 3,40 0,86

6 Chuyên đề 6: Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông 3,05 0,82 7 Chuyên đề 7: Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông 3,54 0,84 IV Module 4: Quản lý cơ sở giáo dục

8 Chuyên đề 8: Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông 4,04 0,93

TT Nội dung ĐTB ĐLC 9 Chuyên đề 9: Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục

trong trường phổ thông 4,05 0,99

10 Chuyên đề 10: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng và sáng kiến kinh nghiệm tại các trường phổ thông 3,30 0,88 11 Chuyên đề 11: Quản lý nhân sự trong trường phổ thông 4,05 0,90 12 Chuyên đề 12: Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông 4,01 0,87 13 Chuyên đề 13: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường

phổ thông 4,07 0,85

14 Chuyên đề 14: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường 4,04 0,94 15 Chuyên đề 15: Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường phổ

thông 4,01 0,94

V Module 5: Các kỹ năng hỗ trợ quản lý

16 Chuyên đề 16: Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp 3,11 0,85

17 Chuyên đề 17: Kỹ năng ra quyết định 3,26 0,91

18 Chuyên đề 18: Kỹ năng làm việc nhóm 3,39 0,81

19 Chuyên đề 19: Phong cách lãnh đạo 3,37 0,89

CHUNG I, II, III, IV, V 3,57 0,33

VI Tham quan học tập kinh nghiệm quản lý ngoài tỉnh 3,07 1,06

VII Nghiên cứu thực tế tại cơ sở 3,13 0,88

VIII Viết tiểu luận (Báo cáo kết thúc khóa học) 3,14 0,88

CHUNG VI, VII, VIII 3,11 0,69

Ghi chú: 1≤ĐTB≤5 (Tham khảo Bảng xử lý số liệu SPSS tại Phụ lục 8A) Kết quả khảo sát ở bảng 3.4 cho thấy, nhìn chung 19 chuyên đề Trường CBQL giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành bồi dưỡng cho CBQL được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức khá phù hợp (ĐTB = 3,57) (mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2). Tuy nhiên, ngoài 1 số chuyên đề gần sát với tiêu chí của chuẩn hiệu trưởng mới như “Lập kế hoạch phát triển trường phổ thông” (ĐTB = 4,04), “Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông” (ĐTB = 4,05),

“Quản lý nhân sự trong trường phổ thông” (ĐTB = 4,05), “Quản lý tài chính, tài sản trong trường phổ thông” (ĐTB = 4,01), “Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường” (ĐTB = 4,04), “Xây dựng và phát triển các mối quan hệ của trường phổ thông” (ĐTB = 4,07), và “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường phổ thông” (ĐTB = 4,01) là có ĐTB ở mức khá phù hợp (mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2); các chuyên đề còn lại chỉ được đánh giá ở mức bình thường (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Nội dung bồi dưỡng được đánh giá ít phù hợp nhất so với chuẩn hiệu trưởng mới là

“Thanh tra, kiểm tra trong giáo dục phổ thông” (ĐTB = 3,05); điều này có thể lý giải là có thể các đối tượng khảo sát cho rằng việc thanh tra, kiểm tra là nội dung

của đơn vị thanh tra (thanh tra Sở GD&ĐT).

Ngoài ra, các hoạt động “Tham quan học tập kinh nghiệm quản lý ngoài tỉnh” (ĐTB = 3,07), “Nghiên cứu thực tế tại cơ sở” (ĐTB = 3,13), “Viết tiểu luận (Báo cáo kết thúc khóa học)” (ĐTB = 3,14) cũng được các đối tượng khảo sát đánh giá chỉ ở mức bình thường (mức 3: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Điều này cho thấy, các hoạt động cuối khóa học hiện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, các chủ thể quản lý có liên quan cần có những cập nhật nội dung bồi dưỡng cho phù hợp với các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng.

3.6.5.2. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng (mới) cho cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Nội dung bồi dưỡng (mới) cho CBQL các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu của quy định về chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT gồm có 18 nội dung, nghiên cứu thực tế (đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng và chủ trương phát triển trường THPT của Thành phố Hồ Chí Minh), và viết đề án về đổi mới hoạt động quản lý tại đơn vị đang công tác (Học viên có thể lựa chọn một trong các nội dung đã được bồi dưỡng để thực hiện). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý (mới) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

TT Nội dung ĐTB ĐLC

1 Nội dung bồi dưỡng 1:Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

trong quản trị cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay 4,22 0,75 2 Nội dung bồi dưỡng 2:Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh

đổi mới giáo dục 4,26 0,80

3 Nội dung bồi dưỡng 3:Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ

quản lý trường trung học phổ thông 4,25 0,83

4 Nội dung bồi dưỡng 4: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển trường

trung học phổ thông 4,18 0,87

5 Nội dung bồi dưỡng 5:Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong

trường trung học phổ thông 4,18 0,76

6 Nội dung bồi dưỡng 6:Quản trị nhân sự trong trường trung học phổ

thông 4,21 0,88

7 Nội dung bồi dưỡng 7:Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường trong 4,16 0,79

TT Nội dung ĐTB ĐLC trường trung học phổ thông

8 Nội dung bồi dưỡng 8:Quản trị tài chính trường trung học phổ thông

theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình 4,22 0,87 9 Nội dung bồi dưỡng 9:Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ

trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông 4,17 0,95 10 Nội dung bồi dưỡng 10:Quản trị chất lượng giáo dục trường trung

học phổ thông 4,18 0,81

11 Nội dung bồi dưỡng 11:Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung

học phổ thông 4,19 0,88

12 Nội dung bồi dưỡng 12: Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong

trường trung học phổ thông 4,18 0,87

13 Nội dung bồi dưỡng 13: Xây dựng trường học an toàn, phòng chống

bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông 4,15 0,82 14

Nội dung bồi dưỡng 14: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong thực hiện hoạt động dạy học để nâng cao kết quả học tập

của học sinh trong trường trung học phổ thông 4,17 0,84 15

Nội dung bồi dưỡng 15: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường trung học

phổ thông 4,20 0,87

16 Nội dung bồi dưỡng 16: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã

hội trong huy động và sử dụng nguồn lực phát triển nhà trường 4,17 0,88 17 Nội dung bồi dưỡng 17: Xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ

trong trường trung học phổ thông 4,23 0,91

18 Nội dung bồi dưỡng 18: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

trị trường trung học phổ thông 4,25 0,74

CHUNG (1-18) 4,20 0,23

Nghiên cứu thực tế (đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng và chủ trương phát triển trường trung học phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh)

4,27 0,91 Viết đề án về đổi mới hoạt động quản lý tại đơn vị đang công tác

(Học viên có thể lựa chọn một trong các nội dung đã được bồi dưỡng để thực hiện)

4,25 0,85 CHUNG (Nghiên cứu thực tế + Viết đề án) 4,26 0,67 (Tham khảo Bảng xử lý số liệu SPSS tại Phụ lục 8A) Kết quả khảo sát ở bảng 3.6 cho thấy, nhìn chung các nội dung bồi dưỡng đề xuất được các đối tượng khảo sát đánh giá là rất phù hợp với các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT (ĐTB = 4,20; mức 5:

4,2 ≤ ĐTB ≤ 5). Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đối với Thành phố

Hồ Chí Minh, các trường THPT được giao quyền tự chủ cao, trách nhiệm giải trình lớn thì nội dung quản trị trường học luôn được các đối tượng khảo sát quan tâm;

Nội dung bồi dưỡng được đánh giá phù hợp ở mức cao nhất là “Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục” (ĐTB

= 4,26). Điều này cũng phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đối với Thành phố Hồ Chí Minh, các trường THPT được giao quyền tự chủ cao, trách nhiệm giải trình lớn thì nội dung quản trị trường học luôn được các đối tượng khảo sát quan tâm. Bên cạnh đó, chuẩn hiệu trưởng mới theo Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT, năng lực quản trị trường học được đặc biệt chú trọng bởi khả năng ảnh hưởng to lớn của nó đến sự phát triển của trường học. Năng lực quản trị được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, như khả năng lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch hành động, quản lý hoạt động dạy học, khả năng quản trị tổ chức, quản trị nhân lực, khả năng quản trị tài chính, quản lý sự thay đổi… trong nhà trường. Do đó, nội dung bồi dưỡng “Đổi mới quản trị nhà trường” được các đối tượng khảo sát xem là nội dung phù hợp nhất.

Ngoài ra, các hoạt động “Nghiên cứu thực tế (đáp ứng yêu cầu của chương trình bồi dưỡng và chủ trương phát triển trường trung học phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh)” (ĐTB = 4,27), và “Viết đề án về đổi mới hoạt động quản lý tại đơn vị đang công tác (Học viên có thể lựa chọn một trong các nội dung đã được bồi dưỡng để thực hiện)” (ĐTB = 4,25) cũng được các đối tượng khảo sát đánh giá ở mức 5 (mức rất phù hợp: 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5). Điều này cho thấy, các hoạt động cuối khóa học mà chúng tôi đề xuất đã khắc phục được những bất cập, hạn chế của nội dung bồi dưỡng hiện nay.

Như vậy, sau thử nghiệm giai đoạn 1, các nội dung bồi dưỡng mà luận án đề xuất đều có mức độ phù hợp cao so với chuẩn hiệu trưởng, khắc phục được những bất cập, hạn chế của nội dung bồi dưỡng hiện nay. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ giả thuyết mà luận án đề ra là đúng đắn.

Tổ chức triển khai thử nghiệm g iai đoạn 2

Nội dụng thử nghiệm: “Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiên cứu thực tế”

Bước 1: Chọn mẫu thử nghiệm

Chọn 09 Lãnh đạo Sở; cán bộ quản lý, giảng viên cơ sở bồi dưỡng và 162 học viên (HT, PHT ở các trường THPT) khoá Bồi dưỡng hiệu trưởng trường hổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam Singaore tổ chức tại Trường Cán bộ quản lý Thành hố Hồ Chí Minh để tiếp tục triển khai thử nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá định lượng kết quả thử nghiệm, trên cơ sở đó chọn nội dung thử nghiệm và số lượng, thành phần thử nghiệm phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

Bước 2: Tổ chức thử nghiệm:

* Nội dung thử nghiệm: Tổ chức bồi dưỡng thông qua hoạt động học tập nghiên cứu thực tế tại cơ sở giáo dục ngoài tỉnh. Học viên tham gia nghiên cứu thực tế tập trung trên cơ sở đề tài nghiên cứu và học tập đã được lựa chọn sau khi được tư vấn và viết báo cáo nghiên cứu thực tế sau khi kết thúc thời gian quy định.

* Thời gian thử nghiệm: Từ tháng 12/2019 đến tháng 5 năm 2020.

Mô tả quy trình tổ chức như sau:

(1). Họp mở rộng thông qua ý tưởng, đề xuất dự án, xin ý kiến góp ý hoàn thiện kế hoạch nghiên cứu thực tế; (2). Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chuyên trách; (3). Họp Ban chuyên trách xây dựng các Tiểu ban phụ trách, xác định trách nhiệm cụ thể của từng Tiểu ban; (4). Ban chuyên trách khảo sát các nguồn lực, điều kiện tương quan, thăm dò dư luận nắm bắt thông tin về hoạt động nghiên cứu thực tế; (5). Ban chuyên trách xử lý thông tin, đánh giá thực trạng; (6). Ban chuyên trách thiết kế, hoạch định các nội dung cụ thể về hoạt động nghiên cứu thực tế; (7).

Trình duyệt, xin chủ trương từ thành phố, đề xuất các chính sách, các vấn đề về pháp lý thuộc lĩnh vực hợp tác, vận động, huy động liên quan đến các đối tác tiềm năng trong quá trình triển khai tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên;

(8). Triển khai hoạt động truyền thông trên tất cả các phạm vi, lĩnh vực, các thành phần, các lực lượng liên quan trong và ngoài cơ sở bồi dưỡng, các đối tác tiềm năng (9). Chuẩn bị, đảm bảo các nguồn lực, điều kiện cần và đủ cho quá trình tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế: Tiếp cận đối tác, thiết lập mối quan hệ hợp tác thông qua các tác động: Xác minh đối tác, huy động, vận động, ký kết hợp tác, thỏa thuận hợp tác; Xác tín quyền lợi và trách nhiệm các bên liên quan; Xác lập quy chế hoạt

động, quy ước phối hợp; Hoạch định thu chi, dự trù các tình huống và xây dựng giải pháp; Xác định các giá trị từ hoạt động nghiên cứu thực tế (ý nghĩa, hiệu lực, hiệu quả, quyền lợi thụ hưởng, công năng, hiệu ứng,..); Định lượng công đoạn, giai đoạn, thời hạn; (10). Thành lập Hội đồng tư vấn đề tài và tổ chức tư vấn học viên chọn đề tài; (11). Vận hành tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế của toàn bộ học viên; (12).

Điều tiết giá trị từ hoạt động (sản phẩm, đối tượng thụ hưởng, mức độ thụ hưởng);

(13). Thẩm định hiệu quả của hoạt động – Đánh giá báo cáo nghiên cứu thực tế của học viên; (14). Tổng kết, rút kinh nghiệm; (15). Củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ đối tác, hợp tác; (16). Xây dựng kế hoạch cải tiến, duy trì thành quả của hoạt động nghiên cứu thực tế.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả thử nghiệm (i). Xây dựng các tiêu chí và thang đánh giá

* Tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm

Căn cứ mục tiêu nghiên cứu, thử nghiệm trên biện pháp để xây dựng các tiêu chí đánh giá tương ứng với các thành phần tham gia.

- Đối với Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM: Nhận thức về vai trò của hoạt động học tập, nghiên cứu thực tiễn trong việc phát triển năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường THPT; Nhận thức về tính hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng; Nhận thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ các mục tiêu bồi dưỡng với cơ sở bồi dưỡng; Mức độ thay đổi thái độ (nhu cầu, tâm thế trong hợp tác); Mức độ thay đổi hành vi (khả năng xây dựng, mức độ tham gia, mức độ hợp tác: chủ động, tích cực, sáng tạo);

- Đối với CBQL, GV trong cơ sở bồi dưỡng: Quan niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng trong cơ chế mở - kết nối cộng đồng, xã hội; Nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu thực tế; Mức độ quan tâm việc khảo sát, đồng bộ các yếu tố tương quan, chi phối hiệu quả hợp tác; Mức độ quan tâm đến hiệu suất đầu ra; Năng lực hoạch định mục tiêu kết nối thực tiễn; Năng lực tổ chức truyền thông; Năng lực thiết lập và điều tiết các mối quan hệ, các nguồn lực, điều kiện ngoài cơ sở bồi dưỡng; Năng lực vận hành cơ cấu tổ chức với đa dạng thành phần;

Năng lực triển khai quy trình, thủ tục hành chính (ký kết, thỏa thuận, tầm soát, thẩm định,…).

- Đối với hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn: Mức độ nhận thức về hoạt động học tập, nghiên cứu thực tế; Hứng thú của bản thân trong hoạt động bồi dưỡng; Năng lực hành động trải nghiệm (kiến thức, thái độ, hành vi); Nhu cầu đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng (khả năng phấn đấu, ý thức cầu tiến, tinh thần hợp tác hoàn thành mục tiêu,…); Trạng thái thụ hưởng thành quả (niềm vui, sự mong đợi,…);

Mức độ tăng tiến các năng lực tương quan.

* Thang đánh giá

Thang đánh giá được thiết lập như sau:

Trình độ năng lực Mức độ thường xuyên (Tâm thế và hành động)

Mức độ hiệu quả (Sự thay đổi, tăng tiến)

Tốt Rất thường xuyên

Khá Thường xuyên Rất hiệu quả

Trung bình Thỉnh thoảng Hiệu quả

Yếu Hiếm khi Ít hiệu quả

Kém Không thực hiện Không hiệu quả

(ii). Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả thử nghiệm

Đánh giá trên mức độ thay đổi, tăng tiến trong nhận thức, thái độ, hành vi và năng lực của tất cả các thành phần liên quan đến hoạt động thử nghiệm.

Việc đánh giá được thực hiện qua 2 giai đoạn: trước và sau thử nghiệm theo mẫu thử nghiệm đã lựa chọn.

Bước 4: Kết quả thử nghiệm giai đoạn 2

* Kết quả thu được

- Số lượng thành phần tham gia thử nghiệm: Cán bộ quản lý cơ sở bồi dưỡng:

02; giảng viên: 05; Lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo: 2; học viên: 162 Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn.

- Kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 235 - 251)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(310 trang)
w