Thực trạng về thực hiện hình thức, phương pháp tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 141 - 145)

Bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT có thể được tiến hành bằng nhiều phương thức khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng hiện nay, chúng tôi đưa ra 06 phương thức tổ chức thông dụng ở bảng 2.10 và tiến hành khảo sát trên 552 khách thể là HT, PHT (86 người); CBQL, GV (466 người). Kết quả khảo sát được phản ánh trong bảng dưới đây:

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông

TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do cơ sở bồi

dưỡng tổ chức bồi dưỡng 3.52 1.01 3.00 0.72

2 Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do Sở Giáo dục

và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng 3.90 0.80 3.30 0.76 3 Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm

trường 4.13 0.87 3.23 0.90

4 Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán và chuyên gia

3.87 1.20 3.02 0.88

5

Tự bồi dưỡng trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các cơ sở bồi dưỡng; Kết hợp tự học qua mạng và trực tuyến.

3.40 1.08 2.86 0.83

6 Bồi dưỡng qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn,

hoạt động trải nghiệm 3.79 1.09 2.88 1.06

Ghi chú: 1≤ĐTB≤5 Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng khá nhiều phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT; theo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT đánh giá thì với 06 phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng mà chúng tôi đưa ra, mức độ thực hiện ở mức thường xuyên (3,4 ≤ ĐTB < 4,2);

theo đánh giá của lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT và giáo viên trường THPT thì mức độ thực hiện chỉ ở mức thỉnh thoảng (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Tuy nhiên, cả 02 đối tượng được khảo sát đều đánh giá 02 phương thức được sử dụng nhiều nhất là “Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường” (ĐTB = 4,13; ĐLC = 0,87 và ĐTB = 3,23; ĐLC = 0,90) và “Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng” (ĐTB = 3,90; ĐLC = 0,80 và ĐTB = 3,30; ĐLC = 0,76).

Trong 06 phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT được tổ chức thông dụng ở bảng 2.10, phương thức “Tự học trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia; Kết hợp học qua mạng và học trực tuyến” và “Bồi dưỡng qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn, hoạt động trải nghiệm” là 02 phương thức bồi dưỡng hiện đại, có nhiều ý nghĩa trong mục tiêu đổi mới giáo dục: ứng dụng CNTT nhằm giảm được chi phí và thuận lợi về thời gian, đặc biệt là bồi dưỡng qua hoạt động thực tiễn trải nghiệm phát huy được năng lực tự học, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả công tác bồi dưỡng. Song đây là 02 phương thức ít được sử dụng nhất: “Tự bồi dưỡng trực tuyến qua mạng (ĐTB = 3.40; ĐLC = 1.08 và ĐTB = 2.86; ĐLC = 0.83)” và “Bồi dưỡng qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn, hoạt động trải nghiệm” (ĐTB = 3.79; ĐLC = 1.09 và ĐTB = 2.88; ĐLC = 1.06)”. Một số cán bộ quản lý cấp Sở, hiệu trưởng và giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT chia sẻ rằng dẫu biết rõ những ích lợi của những phương thức này nhưng do tính chất của các hoạt động thực tiễn cần sự tập trung về thời gian, công sức nên đội ngũ hiệu trưởng ngại khó, chưa sẵn sàng; còn Sở Giáo dục và Đào tạo,

cũng như các cơ sở bồi dưỡng do điều kiện hạn chế về nguồn lực, trong đó kinh phí và việc tìm kiếm các nguồn lực, các đối tác để triển khai là các nguyên nhân chậm thích ứng và vận hành các phương thức bồi dưỡng tích cực này .

Đồng thời, qua khảo sát cũng cho chúng tôi những thông tin xác thực về mức độ hiệu quả của 6 phương thức được triển khai thực hiện thường xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể ở bảng 2.15:

Bảng 2.15. Mức độ hiệu quả trong việc thực hiện

các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông

TT Nội dung HT, PHT CBQL, GV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do cơ sở bồi

dưỡng tổ chức bồi dưỡng 3.57 0.93 3.07 0.70

2 Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do Sở Giáo dục

và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng 4.28 0.89 3.24 0.66 3 Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm

trường 3.73 0.64 3.16 0.74

4

Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở

giáo dục cốt cán và chuyên gia 3.76 1.04 3.13 0.84 5

Tự bồi dưỡng trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các cơ sở bồi dưỡng; Kết hợp tự học qua mạng và trực tuyến

2.97 1.18 2.91 0.83

6 Bồi dưỡng qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn,

hoạt động trải nghiệm 2.93 1.09 2.85 0.85

Ghi chú: 1≤ĐTB≤5 Với 5 mức độ đánh giá hiệu quả các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT hiện nay (1. Kém, 2. Yếu, 3. Trung bình, 4. Khá, và 5. Tốt), kết quả khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy, hiệu quả các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT là chưa tốt.

Theo hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT đánh giá thì trong 06 phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng mà chúng tôi đưa ra, chỉ có phương thức

“Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng”

(ĐTB = 4,28; ĐLC = 0,89) có hiệu quả thực hiện tốt (4,2 ≤ ĐTB ≤ 5); 03 phương

thức “Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán và chuyên gia” (ĐTB = 3,76; ĐLC = 1,04), “Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường” (ĐTB = 3,73; ĐLC = 0,64) và “Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do trường bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng” (ĐTB = 3,57;

ĐLC = 0,93) có hiệu quả thực hiện ở mức khá (3,4 ≤ ĐTB < 4,2); 02 phương thức còn lại có hiệu quả thực hiện chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4).

Lãnh đạo Sở và lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, CBQL, giảng viên một số cơ sở bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT và giáo viên trường THPT đánh giá hiệu quả thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng thấp hơn đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT (chỉ ở mức khá trở xuống). Tuy nhiên nhóm đối tượng được khảo sát này cũng đánh giá phương thức “Bồi dưỡng trực tiếp, tập trung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng” (ĐTB = 3,24; ĐLC = 0,66) và “Bồi dưỡng chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường” (ĐTB = 3,16; ĐLC = 0,74) có hiệu quả thực hiện tốt nhất.

Hai phương thức “Tự bồi dưỡng trực tuyến qua mạng, có sự hỗ trợ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cốt cán hoặc chuyên gia từ các cơ sở bồi dưỡng; Kết hợp tự học qua mạng và trực tuyến” (ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,83) và “Bồi dưỡng qua hoạt động nghiên cứu thực tiễn, hoạt động trải nghiệm” (ĐTB = 2,85; ĐLC = 0,85) cũng được đánh giá có hiệu quả thực hiện ở mức thấp nhất (chỉ ở mức trung bình).

Để tìm hiểu thêm về hiệu quả thực hiện các phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số hiệu trưởng đã từng tham gia các khóa bồi dưỡng, đa số câu trả lời chúng tôi nhận được là do phải tham gia “bồi dưỡng trực tiếp, tập trung”, và công việc ở trường bận rộn, không có nhiều thời gian nhiều nên tính chuyên cần trong bồi dưỡng kém.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy mặc dù có nhiều phương thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT, nhưng hiệu quả thực hiện các phương thức chưa cao, đặc biệt chưa khắc phục được bất cập về việc cân đối giữa thời gian công tác và thời gian tham gia bồi dưỡng của hiệu trưởng. Điều này đòi hỏi các bộ phận chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh phải đổi mới phương thức bồi dưỡng, ứng dụng

công nghệ mới, hướng đến đảm bảo hiệu quả nhưng tạo được điều kiện về mặt thời gian cho các đối tượng được tham gia bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(310 trang)
w